Nguồn vốn huy động tại ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam được phân ra thành các kỳ hạn khác nhau bao gồm: Tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần và kỳ hạn tháng là từ 1 tháng đến 36 tháng. Cơ cấu theo kỳ hạn của nguồn vốn có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả huy động vốn, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng như xây dựng những chắnh sách huy động phù hợp.
Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn Đơn vị: Triệu đồng Năm 2012 2013 2014 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng, giảm (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tăng, giảm (%) Không kỳ hạn 3.159.440 15,62 5.241.950 21,61 65,91 7.892.804 26,03 50,68 Có kỳ hạn 17.067.448 84,38 19.015.108 78,39 11,41 22.428.518 73,97 17,95 Trong đó: -Ngắn hạn 17.020.926 84,15 22.204.911 91,54 30,45 28.298.814 90,35 27,44 -Trung và dài hạn 3.205.962 15,85 2.052.147 4,46 (35,99) 2.022.508 9,65 (1,45) Tổng 20.226.888 100 24.257.058 100 19,92 30.321.322 100 25
Qua bảng phân tắch trên ta có thể thấy
+ Đối với tiền gửi không kỳ hạn: Nguồn tiền huy động không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng không cao trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2012 chỉ chiếm 15,62%, tới năm 2013 có tăng lên 21,61% và đến năm 2014 đã có mức tăng trưởng đạt 26,03% trong tổng nguồn huy động. Về số lượng tuyệt đối năm 2012 huy động được 3.159.440 triệu đồng, đến năm 2013 đã tăng lên 5.241.950 triệu đồng tức là tăng lên 165,91% so với năm 2012, đến năm 2014 huy động được 7.892.804 triệu đồng, tăng 50,68% so với năm 2013. Đây là một con số tăng trưởng rất ấn tượng chứng tỏ sự nỗ lực không ngừng của Khối Ngân hàng cá nhân của Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam.
Ta có thể nhận thấy rằng , tiền gửi không kỳ hạn không chỉ có ý nghĩa về mặt huy động mà nó còn thể hiện chất lượng dịch vụ và các tiện ắch kèm theo của ngân hàng. Ngoài ra với việc huy động tiền gửi không kỳ hạn thì ngân hàng chỉ phải trả một mức lãi suất rất thấp nên khoản lợi nhuận chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động sẽ rất lớn, giúp tăng đáng kể lợi nhuận cho ngân hàng. Trên thực tế nguồn tiền này trong dân cư và các tổ chức kinh tế là vô cùng lớn nên cần có những chắnh sách phù hợp để tăng vốn huy động từ nguồn này lên theo cả chất và lượng một cách bền vững.
+ Đối với tiền gửi có kỳ hạn: Trong tổng nguồn vốn huy động của Khối ngân hàng cá nhân thì huy động từ tiền gửi có kỳ hạn đang chiếm tỷ trọng lớn nhất, trung bình khoảng 90% trong tổng nguồn vốn huy động. Năm 2012 nguồn vốn huy động có kỳ hạn đạt 17.067.448triệu đồng và sang năm 2013 đã tăng lên 19.015.108 triệu đồng, tức là tăng 1.947.660 triệu đồng, tức là tăng lên 11,41% so với năm 2012. Không dừng lại ở đó tới năm 2014 thì nguồn vốn huy động có kỳ hạn đã lên 22.428.518 triệu đồng , đạt mức tăng
trưởng 17,95% so với năm 2013. Điều này chứng tỏ được sự cố gắng, nỗ lực từ Khối ngân hàng cá nhân của Ngân Hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam khi nền kinh tế đang trên đà khủng hoảng như thế.
Trong cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn thì tỷ trọng nguồn vốn trung và dài hạn trên đà giảm, từ 15,85% năm 2012 giảm xuống chỉ còn 4,46% năm 2013 và năm 2014 có sự khởi sắc nhẹ tăng lên 9,65% trong tổng nguồn tiền gửi có kỳ hạn. Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong thời gian những năm vừa qua nên kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát, lãi suất liên tục biến động theo chiều hướng không ổn định, có lúc tăng cao tới 17% khiến cho các ngân hàng không dám huy động kỳ hạn dài và bên cạnh đó kèm theo sự biến động không ngừng của thị trường vàng cùng với giá bất động sản đang giảm trầm trọng khiến người dân cũng không yên tâm gửi kỳ hạn dài với tâm lý đợi lãi suất lên hoặc chuyển hướng đầu tư vào vàng và mua bất động sản... Song song với vấn đề đó thì việc huy động kỳ hạn ngắn chiếm tỷ trọng tương đối cao, từ 84,15% năm 2012 lên 91,54% năm 2013 và 90,35% năm 2014. Tuy nhiên việc huy động kỳ hạn ngắn cao sẽ khiến việc cho vay của ngân hàng gặp nhiều rủi ro, bởi vì tỷ trọng cho vay trung và dài hạn của ngân hàng luôn cao hơn tỷ trọng cho vay ngắn hạn do vậy buộc ngân hàng phải sử dụng một số lượng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn nên đây mới chắnh là sự mạo hiểm trong kinh doanh.