Cùng nằm trong khung niên đại văn hóa Phùng Nguyên, chúng ta cũng cần nhắc đến một số di tích hay các nền văn hóa khác:

Một phần của tài liệu Hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn đồ gốm di chỉ xóm rền (Trang 105 - 111)

V Khoa Sử ĐHKHXH&N

Hoa văn gốm Xóm Rền trong hệ thống hoa văn gốm phùng nguyên

4.1.4. Cùng nằm trong khung niên đại văn hóa Phùng Nguyên, chúng ta cũng cần nhắc đến một số di tích hay các nền văn hóa khác:

cũng cần nhắc đến một số di tích hay các nền văn hóa khác:

a. Di chỉ Tràng Kênh, Đầu Rằm, Bồ Chuyến: Đây là nhóm di tích mang yếu tố văn hóa Phùng Nguyên muộn ở vùng ven biển Đông Bắc. Đặc trưng của gốm các di chỉ này là gốm pha nhiều vụn vỏ nhuyễn thể nên độ xốp cao. Hoa văn trang trí đặc trưng là văn dải đai đắp nổi hình chữ S, hoa văn khắc vạch các họa

tiết hình chữ S, hình thoi, hình tam giác... nhưng các nét vẽ thô chứ không mềm mại, uyển chuyển như hoa văn trang trí trên gốm văn hóa Phùng Nguyên [16] [20] [37] [84].

b. Di chỉ Mán Bạc thuộc thôn Bạch Liên, xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình được phát hiện năm 1998 và đến nay đã tiến hành 3 đợt khai quật vào các năm 1999, 2001, 2004- 2005. Đây là một di chỉ không nằm trong không gian văn hoá Phùng Nguyên nhưng qua các kết quả khai quật thì các nghiên cứu cho rằng: “niên đại của di tích Mán Bạc chỉ tương đương văn hoá Phùng Nguyên - Đồng Đậu nhưng không kéo dài suốt khung niên đại của hai văn hoá đó mà chúng chỉ ở vào giai đoạn cuối văn hóa Phùng Nguyên chuyển sang Đồng Đậu” [59], [58, 17- 47], [37], [60]. Chất liệu gốm Mán Bạc thô và thành phần cơ bản là đất sét có pha thêm sạn sỏi Laterit và vụn vỏ nhuyễn thể. Bên cạnh đó cũng có một số lượng gốm pha cát mịn giống gốm Phùng Nguyên. Hoa văn trang trí trên gốm Mán Bạc đơn giản hơn hơn gốm Phùng Nguyên. Các họa tiết khắc vạch hình chữ S, khắc vạch hình chiếc lá... không uốn lượn cầu kỳ, phức tạp như trên Phùng Nguyên. Gốm Mán Bạc đã xuất hiện hoa văn trang trí hình sóng nước.

c. Văn hoá Hà Giang phân bố ở vùng núi các tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên và Yên Bái. Gốm văn hoá Hà Giang về chất liệu có pha cát và các hạt thạch anh, cát mi ca óng ánh. Giống như gốm Phùng Nguyên, gốm Hà Giang thường được bôi thổ hoàng bên ngoài áo gốm nhưng do lớp áo mỏng, hay bong nên tạo cảm giác mặt áo gốm sần sùi. Về mặt loại hình, ngoài loại đồ đựng đáy tròn có chân đế, bát bồng... trong văn hoá Hà Giang đã xuất hiện chạc gốm - một loại hình di vật độc đáo, phổ biến trong các di chỉ thuộc văn hoá

tiết khắc vạch đường cong hình chữ S nối đuôi nhau theo băng ngang trên nền trơn ở phần vai hoặc trên nền thừng ở phần bụng đồ đựng. Ngoài các họa tiết chữ S đầu lõm giống họa tiết chữ S thường gặp trên đồ gốm văn hoá Phùng Nguyên, trên đồ gốm văn hoá Hà Giang còn gặp các họa tiết khắc vạch dạng những đường vòng cung có khi sắp xếp thành hình gân lá, có khi úp vào nhau thành hình chiếc lá trang trí ngoài thành miệng. Trên chân đế gốm Hà Giang có một số trang trí văn trổ lỗ hình tam giác giống lối trang trí trên gốm Hạ Long [2]. Qua một số phân tích về đồ gốm, chúng ta đã nhận thấy một số dấu hiệu về mối quan hệ về đồ gốm, đặc biệt là hoa văn trang trí trên đồ gốm giữa hai văn hoá Phùng Nguyên và Hà Giang. Tuy nhiên xét về góc độ kỹ thuật tạo hoa văn thì hoa văn gốm Phùng Nguyên phong phú, độc đáo và mang tính thẩm mỹ cao hơn hoa văn trang trí trên gốm Hà Giang.

d. Văn hoá Mai Pha phân bố chủ yếu ở tỉnh Lạng Sơn. Về chất liệu gốm văn hoá Mai Pha được làm đất sét pha bã thực vật, trộn với cát thạch anh và vỏ nhuyễn thể nghiền nhỏ. Gốm Mai Pha có xương khá mịn do khâu làm đất được chọn lọc kỹ. Đa số gốm có màu đỏ gạch, một số có màu đen do ám khói khi nung hoặc do quá trình đun nấu để lại dấu vết, một vài mảnh có màu đen bóng có thể được tạo bởi một loại nhựa cây hoặc một chất keo nào đó. Kỹ thuật miết láng và tô thổ hoàng rất phổ biến trong gốm văn hoá Mai Pha (14,5% gốm có tô thổ hoàng, 92,8% gốm được miết nhẵn). Phần lớn đồ gốm được trang trí hoa văn: văn thừng, văn chải, văn khắc vạch kết hợp trổ lỗ... Văn khắc vạch kết hợp trổ lỗ có nhiều mô típ phong phú và đây là loại hoa văn đặc trưng của gốm Mai Pha. Nét độc đáo của hoa văn gốm Mai Pha chính là văn khắc vạch hình hoa thị kết hợp trổ lỗ trang trí ở chân đế đồ gốm. Bên cạnh đó còn có các mô típ hoa văn khắc vạch hình chữ thập - đây có thể là một biến thể của hoa văn hình hoa thị

chuyển từ nét cong sang nét thẳng. Kiểu hoa văn hình hoa thị có lỗ thủng ở giữa cánh và nhuỵ hoa cùng mô típ hình chữ thập giữa có trổ lỗ rất độc đáo, hầu như không xuất hiện trong hoa văn gốm tiền sử nước ta [3]. Có một nét tương đồng giữa gốm văn hoá Mai Pha và gốm văn hoá Phùng Nguyên là hoa văn được trang trí rất cầu kỳ trên loại hình bát mâm bồng. Nếu trên bát mâm bồng gốm văn hoá Phùng Nguyên là những hoạ tiết hoa văn khắc vạch kết hợp chấm dải mịn, đi cùng nó là các băng dải cuống rạ hài hoà, đẹp mắt thì kỹ thuật trang trí kết hợp khắc vạch trổ thủng ở chân đế bát mâm bồng trên đồ gốm văn hoá Mai Pha cũng là nét nổi bật nhất trong nghệ thuật trang trí của gốm Mai Pha. Hoa văn khắc vạch trên chân đế mâm bồng thường được tạo bởi hai hoặc ba đường thẳng, đường cong song song nhau kiểu khuông nhạc, các lỗ thủng có hình hạt đậu, hình tròn, hình chữ nhật. Sự kết hợp giữa các loại lỗ thủng với các hình khắc vạch tạo ra các họa tiêt khác nhau, tiếp nối nhau thành băng trên chân đế đồ gốm.

e. Văn hoá Hạ Long được mở đầu khi di chỉ Ngọc Vừng thuộc huyện Vân Đồn được phát hiện và khai quật vào năm 1938 do J. G. Anderson tiến hành với tên gọi ban đầu là di chỉ Đanh Đô La. Cho đến nay khoảng 25 di chỉ thuộc văn hoá Hạ Long đã được phát hiện và nghiên cứu. Địa hình phân bố các di chỉ văn hoá Hạ Long chủ yếu ở vùng ven bờ biển và hải đảo kéo dài từ Móng Cái đến vùng vịnh Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh và vùng đảo Cát Bà (Hải Phòng). Văn hoá Hạ Long trải qua 2 giai đoạn sớm muộn.

Hoa văn mang tính chất kỹ thuật chiếm số lượng lớn, chủ yếu là văn thừng. Văn thừng gồm có thừng thô và thừng mịn đập trên thân gốm. Dấu vết thừng có khi rõ nét, có khi nông mờ. Vết thừng thường đập thẳng theo chiều dọc

chất trang trí bao gồm các loại hoa văn khắc vạch, trổ thủng, đắp nổi, in vỏ sò. Những loại hoa văn này tuy ít về số lượng nhưng lại rất phổ biến trên gốm các di chỉ thuộc văn hoá Hạ Long. Trong gốm Hạ Long, văn khắc vạch thường là khắc từ một hoặc hai nét trở lên. Các họa tiết khắc vạch phổ biến là hình chữ S đơn, chữ S kép, hình sóng nước, hình những đường khắc vạch chéo cắt nhau tạo hình ô trám. Trong đó hoa văn khắc vạch hình chữ S chiếm số lượng lớn, có loại chữ S gãy góc, có loại chữ S góc tròn. Hoa văn khắc vạch hình chữ S thường trang trí trong miệng, trên miệng đồ đựng. Hoa văn khắc vạch các đồ án khác thường trang trí ở cổ hoặc chân đế hiện vật. Hoa văn khắc vạch hình chữ S khá phổ biến trên gốm Hạ Long nhưng đường vạch thường khác và không cầu kỳ bằng những họa tiết chữ S trên gốm Phùng Nguyên. Trong gốm văn hoá Hạ Long, văn đai đắp nổi phổ biến và là một trong những đặc trưng của gốm Hạ Long nhưng đai đắp nổi chỉ có một kỹ thuật, đó là một hoặc các dải đai nhỏ dán lên mặt ngoài của đồ gốm. Hầu hết những loại hình đồ gốm có miệng khum đều được trang trí văn đắp nổi. Họa tiết đắp nổi thường tạo thành hình chữ S nối nhau chạy thành hàng dài, những dãy chữ S này thường được đặt giữa hai đường đắp nổi chạy song song, các đường đắp nổi hình sóng nước hoặc các gờ nổi song song nhau chạy dọc thân đồ đựng. Văn đai đắp nổi trên gốm Hạ Long phong phú và đa dạng hơn văn đai đắp nổi của gốm Phùng Nguyên. Ngoài ra gốm văn hoá Hạ Long còn xuất hiện văn trổ thủng (thường trang trí ở chân đế đồ đựng), các lỗ trổ thủng thường có hình tam giác, hình bầu dục, hình thoi, khoảng trống giữa các lỗ trổ thủng thường là văn khắc vạch. Văn ấn mép sò trang trí trên mép miệng loe của đồ đựng. Mép sò thường được ấn thành những hình chữ V hoặc những hình zíc zắc. Cũng giống như gốm văn hóa Phùng Nguyên, gốm văn hoá Hạ Long được sử dụng kỹ thuật tô thổ hoàng khá phổ biến. Tuy nhiên do chất liệu gốm

xốp, bề mặt lỗ rỗ do pha vụn vỏ nhuyễn thể cộng với môi trường biển nên mặt ngoài của gốm đa số đã bị bong nên những dấu vết của thổ hoàng còn lại mờ nhạt. Nhưng có một chứng cớ rất rõ ràng về việc sử dụng thổ hoàng để tô màu lên gốm là trong tầng văn hoá một số di chỉ phát hiện được một số lượng các cục thổ hoàng có dấu vết mài, phải chăng người thợ gốm xưa đã dùng chính những cục thổ hoàng đó mài ra lấy bột rồi hoà nước và tô màu lên gốm. [64].

f. Văn hoá Hoa Lộc được phát hiện vào những năm đầu thập kỷ 70 thế kỷ trước, các di chỉ phân bố ở đồng bằng ven biển tỉnh Thanh Hoá. Đồ gốm văn hoá Hoa Lộc nhiều về số lượng, phong phú về loại hình và độc đáo về hoa văn trang trí. Gốm Hoa lộc nói chung chất liệu vừa và thô, cấu tạo từ đất sét pha cát có lẫn ít tạp chất, có hai loại gốm chính: cứng mịn và thô xốp. Đặc biệt lớp áo gốm được sử lý rất kỹ. Gốm chủ yếu màu đỏ nhạt hay đỏ nâu, một số ít màu xám đen hay nâu nhạt. Về chất liệu và kỹ thuật chế tác, đồ gốm văn hoá Hoa Lộc không khác so với các văn hoá đồng đại. Nét nổi bật mang tính đặc thù riêng độc đáo của gốm Hoa Lộc chính là loại hình và hoa văn trang trí trên đồ gốm. Loại hình đồ gốm Hoa Lộc rất phong phú, bao gồm các loại nồi, bình, bát, âu, liễn, chậu, hộp. Về mặt loại hình gốm Hoa Lộc đa dạng hơn gốm Phùng Nguyên (miệng đa giác, cong khum, loe võng, trang trí hình thú ở các góc đa giác, các loại hộp gốm, con dấu gốm, khuyên tai đất nung). Hoa văn trang trí trên đồ gốm thường mang dáng hình học, kết hợp thành băng, có sự đối xứng khá chặt chẽ. Các đồ án hoa văn gốm được tập hợp thành từ 1 hoặc nhiều loại hoa văn khác nhau được thể hiện trong một bố cục nhất định trên một diện nhất định với những quy luật riêng. Các đồ án hoa văn tiêu biểu như đồ án những hình hoà thảo (hoa, quả và

đồ án những đoạn thẳng hay những đoạn gấp khúc, đồ án những đường cong, đồ án chữ S [24]. Nếu so sánh hoa văn gốm Hoa Lộc với hoa văn gốm Phùng Nguyên có thể nhận thấy hoa văn gốm Phùng Nguyên thường chặt chẽ, hài hoà cân đối còn hoa văn gốm Hoa Lộc dường như nhiều nét phóng khoáng hơn, thể hiện tư duy và lối sống của một cư dân vùng biển, của những con người quen vẫy vùng trong khoảng trời và sóng nước bao la. Nếu như hoa văn gốm Phùng Nguyên có đặc trưng là các băng chấm dải mịn, các đồ án chữ S hoặc những đường cong mềm mại trên nền miết bóng thì hoa văn trên gốm Hoa Lộc lại thiên về dạng hình học như các hình tam giác, hình thoi, hình bình hành. Những hoa văn đặc trưng của gốm Hoa Lộc như hoa văn hình bọ gậy, hoa văn giọt nước cũng lác đác xuất hiện trong đồ gốm một số di chỉ thuộc văn hoá Phùng Nguyên như Gò Ghệ, Gò Dạ [73, 121- 124]. Đây có thể là sự giao lưu trao đổi giữa các cư dân cùng thời.

Một phần của tài liệu Hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn đồ gốm di chỉ xóm rền (Trang 105 - 111)