V Khoa Sử ĐHKHXH&N
1.2.1. Nhận thức chung:
Đợt khai quật này, với 5 hố khai quật tại 3 khu vực khác nhau, số lượng gốm thu được rất phong phú và đa dạng, đa số là những mảnh gốm vỡ. Tuy nhiên cũng có một số lượng hiện vật nguyên hoặc gần nguyên. Trong quá trình khai quật cũng như chỉnh lý, chúng tôi chú ý đến những cụm gốm và các dải gốm (ảnh 11, 12) và đã gắn chắp phục nguyên được một số loại hình hiện vật gồm: nồi, bát mâm bồng, bình vò, bình hình lẵng hoa, chạc gốm các loại.
a. Chất liệu: Gốm Xóm Rền chủ yếu được làm bằng đất sét pha cát, một số ít có pha nhuyễn thể bao gồm 4 loại chất liệu:
loại đồ đựng có kích thước lớn như nồi miệng loe, mép miệng dày hay các loại chạc gốm.
Loại 2: Gốm pha cát kích thước nhỏ và đều. Đa số các loại hình đồ đựng được tạo bằng loại chất liệu này.
Loại 3: Gốm rất mịn, cứng, thành gốm mỏng, hầu như không pha cát hoặc pha cát rất nhỏ có lọc? Tập trung ở loại hình hiện vật bát đĩa mâm bồng, trang trí hoa văn khắc vạch cầu kỳ, phức tạp.
Loại 4: Gốm xốp mỏng, pha vỏ nhuyễn thể giống như gốm xốp trong văn hoá Hạ Long. Gốm loại này chỉ có rất ít và là những mảnh vỡ nhỏ.
b. Màu sắc: Gốm Xóm Rền chủ yếu có màu nâu hồng, đôi mảnh có màu xám sẫm do táp lửa khi nung. Lớp áo được xử lý rất kỹ, miết nhẵn. Một số ít gốm màu đen bạc (chủ yếu loại hình bát đĩa mâm bồng) và một số mảnh gốm mặt trong có một lớp “áo” rất cứng, màu trắng đục.
c. Kỹ thuật tạo hình - nung: Một số lượng không nhỏ gốm Xóm Rền tạo hình bằng bàn xoay vì những dấu vết của bàn xoay còn để lại trên đồ gốm rất rõ nét. Đó là những đường chỉ chìm nhỏ và nông chạy quanh đồ đựng, những đường chỉ nổi hay những đường hoa văn khắc vạch chạy tròn đều quanh đồ đựng... Trên hầu hết các loại đồ đựng, độ dày mỏng của thành gốm rất đều đặn chứng minh chúng đều được làm bằng bàn xoay. Về kỹ thuật tạo hình gốm bằng bàn xoay đã có nhiều ý kiến khá thống nhất. Hoàng Xuân Chinh và Nguyễn Ngọc Bích đã viết: “ Hầu hết gốm Phùng Nguyên được chế tạo bằng phương pháp bàn xoay, nên mảnh gốm có độ dày mỏng đều đặn, hình dáng cân đối” [10, 134]. Hán Văn Khẩn cho rằng: “Tuyệt đại bộ phận các loại đồ gốm, như các loại dùng trong ăn uống, nấu nướng, các đồ dùng chứa đựng thực phẩm được chế tạo bằng bàn xoay” [46, 67- 69]. Đồ gốm
Xóm Rền cũng như đồ gốm Phùng Nguyên đã được chế tạo bằng bàn xoay nhưng có thể chỉ là bàn xoay chậm “ Người Phùng Nguyên đã biết đến bàn xoay, song còn ở giai đoạn bàn xoay chậm” [36, 69- 72] và “ với sự hỗ trợ tích cực của bàn đập - hòn kê trong khâu chỉnh hình” [33, 80- 88]. Với những đồ gốm kích cỡ nhỏ, hình dáng đơn giản như bát, nồi nhỏ... chỉ cần tạo dáng một lần trên bàn xoay. Với những đồ đựng lớn và tạo hình phức tạp như bát mâm bồng, thố... thì người thợ gốm phải tạo hình từng bộ phận và sau đó gắn vào với nhau. Đối với những đồ đựng có mép miệng dày hoặc những miệng có dải đai ngoài thì người thợ gốm cũng sử dụng kỹ thuật đắp thêm sau khi dáng gốm đã se. Dấu vết của kỹ thuật này để lại trên đồ gốm cũng rất rõ. Các dải đai được gắn thêm này thường bị bong ra.
Bên cạnh gốm làm bằng bàn xoay, cũng có một số lượng hiện vật gốm được nặn bằng tay như chạc gốm, bi gốm...
Gốm Xóm Rền được nung bằng bếp nung ngoài trời.
1.2.2.. Loại hình:
a. Loại hình gốm nguyên hoặc gần nguyên (Bảng 2)
Bảng 2: Bảng thống kê hiện vật nguyên gốm 02xr Loại hình Hiện vật nguyên Tổng % Nồi Bình -Vò Bát bồng Dọi xe chỉ Bi Tượng Bát Vòng Chạc Khu I 2 1 5 2 1 2 2 15 25 II 5 1 16 5 1 1 4 32 53.33 III 1 1 5 3 1 1 13 21.67 Tổng 6 3 2 26 10 1 3 2 7 60 100 % 10 5 3,33 43.33 16.67 1.67 5 3.33 11.67 100
(1) Nhóm đồ đựng:
+ Bát chân thấp: 3 tiêu bản, tiêu biểu là hiện vật ký hiệu 02XRII.H3.L2.o1: Bát gắn chắp lại nguyên hình dáng, hình bán cầu, miệng loe, đáy tròn, màu nâu đỏ, trên thân có văn thừng, chân đế thấp dạng bát ăn cơm. Cao 12cm; đường kính miệng 24cm; đường kính đế 9,8cm; mép miệng dày 0,8cm (Bản vẽ 2; ảnh 15)
+ Bát đĩa mâm bồng: 2 tiêu bản. Có hình dạng giống như một chiếc đĩa sâu lòng, miệng loe rộng, mép miệng vuốt thẳng, miệng tròn hoặc miệng đa giác. Thân cong đều, lòng bát nông. Chân đế cao, hình trụ rỗng, phần dưới loe choãi rộng. Bát đĩa mâm bồng thường được chế tạo từ chất liệu gốm mịn, hoa văn trang trí đẹp, cầu kỳ.
- Bát đĩa mâm bồng ký hiệu 02XRI.L3 đã bị gãy mất phần chân đế, chất liệu gốm mịn màu đỏ, trang trí hoa văn khắc vạch kết hợp chấm que theo băng nằm ngang chạy quanh thân hiện vật. Phần bát bồng cao 4,4cm; đường kính 20cm, mép miệng dày 0,7cm (ảnh 16)
- Bát đĩa mâm bồng miệng đa giác ký hiệu 02XRII.H2.L2đ.b3: bát còn một phần của mâm bồng và một phần chân đế (đã được phục dựng nguyên hình dáng), chất liệu gốm mịn, màu đỏ, không trang trí hoa văn, chân đế loe thâp. Cao 8,5cm; đường kính miệng 20cm; đường kính chân đế 9,5cm (Bản vẽ 1, ảnh 17, 18)
- Bình đáy tròn: 1 tiêu bản, ký hiệu 02XRI.L3 miệng loe, bụng phình đều, đáy tròn, cách mép miệng 1,3cm có một gờ nổi, trên gờ nổi trang trí khía rãnh, phần cổ trang trí hoa văn khắc vạch hình chữ S trong khung chữ S có các nét phẩy ngắn, bên dưới băng hoa văn chữ S là một dải băng ngang miết nhẵn giữa hai đường chỉ chìm (băng miết nhẵn rộng 3,5cm), phần thân gần đáy có văn thừng. Cao 28cm; đường kính miệng 16cm; đường kính đáy 14cm; mép miệng dày 0,3cm (Bản vẽ 3; ảnh 25)
- Bình lẵng hoa hay còn gọi là thố: 2 tiêu bản.
Bình lẵng hoa ký hiệu 02XRIII.L3/2.cd4 là một tiêu bản rất đẹp, chất liệu gốm mịn màu đỏ sẫm. Miệng loe, mép miệng vuốt gần nhọn, ngoài có gờ nhẹ cách mép miệng 0,7cm. Từ mép miệng ở khoảng cách 2,4cm có hai lỗ tròn (đường kính 0,8cm), song song, đối xứng nhau, có quai nhưng phần quai đã bị gãy chỉ còn lại dấu vết đắp thêm quai vào. Thân trang trí hoa văn hai hàng chữ S ngả đều đặn, đường nét chuẩn xác theo dọc thân, song song nhau chạy vòng quanh thân bình. Phần chân đế đã mất (Bản vẽ 4 ; ảnh 26)
Bình lẵng hoa ký hiệu 02XRI.L3.c4 có màu đỏ, phần miệng đã bị vỡ, trang trí hoa văn khắc vạch băng hình hoa văn chữ S đơn đứng, kết hợp các dải chấm que thô trong khung các đường chỉ chìm theo chiều ngang thân bình. Cao còn lại 20cm; đường kính chân đế 18cm (Bản vẽ 4)
+ Nồi: 6 tiêu bản đều thuộc loại nồi không có chân đế, miệng loe rộng, vai thu hẹp, phần hông nở rộng, đáy tròn hơi phẳng dẹt, dáng lùn, đường kính miệng thường lớn gấp hai hoặc gần hai lần chiều cao. Phần miệng có dải đai đắp nổi bên ngoài, mép miệng phẳng, dày, trên gờ mép miệng có dấu thừng. Phần vai trang trí hoa văn khắc vạch, hông đến đáy văn thừng (Bản vẽ 5- 9 ; ảnh 19- 21, 22- 24)
Tiêu bản 1: Nồi ký hiệu
02XRII.H2.L2đ.ab4 màu xám, miệng loe, có gờ ngoài cách mép miệng 2,5cm, phần bụng phình to, đáy có văn thừng. Cao 10cm; đường kính miệng 17cm; dày 0,4cm.
Tiêu bản 2: Nồi ký hiệu 02XRII.H2.L2 màu đỏ, kích thước lớn, miệng loe, bụng phình, đáy tròn, gờ mép miệng rất dày và phẳng trên mép miệng có dấu thừng. Phần cổ trang trí hoa văn khắc vạch hình chữ S nằm ngang chạy quanh hiện vật. Phần vai trang trí hoa văn khắc vạch hình chiếc lá tạo thành một băng ngang chạy quanh thân hiện vật, một chiếc lá lại có một họa tiết đệm hình trụ lõm ở giữa, từ hông xuống đáy văn đập thừng. Kích thước: Đường kính miệng 50cm, cao 45cm, mép miệng dày 3,5cm.
(2) Ngoài nhóm đồ đựng kể trên, còn có:
+ Chạc gốm: 7 hiện vật nguyên. Chạc gốm được tạo bằng tay, chất liệu gốm thô pha nhiều cát sạn sỏi nhỏ, đa số có văn thừng, một số ít trang trí văn khắc vạch. Chạc gốm chia thành hai phần: Phần cốc loe ở trên và phần chân ở
dưới. Phần cốc loe thường có dạng hình cầu loe rộng trên mép miệng, thành miệng thường vuốt phẳng (Bản vẽ 5 - 9, ảnh 28, 29)
Chạc gốm chia thành các loại như sau:
- Chạc gốm có phần chân đặc, có chân phụ: Những chạc gốm loại này có chân đế chính hình tròn, hơi cong lên, thường được đập văn thừng thô. Chân phụ nhỏ, gắn liền với thân. Những chạc gốm loại này đa số không đứng được do trọng tâm của hiện vật lệch.
- Chạc gốm có lỗ: Là loại chạc gốm phần dưới đáy thân rỗng thường có lỗ thủng hình tròn (từ 1 đến 4 lỗ), hình bầu dục, hình bán nguyệt, hình chữ
nhật…). Không có chân phụ.
- Chạc gốm có phần chân hếch cong lên: Đây là loại chạc gốm có phần đế, gót và mũi cong hếch lên trông giống như một mũi hài. Thường chạc gốm loại này đặt đứng được nhưng hơi lệch.
+ Dọi se sợi: 26 hiện vật. Đây là loại hình di vật được nặn bằng tay, chất liệu gốm thô. Một số có trang trí hoa văn khắc vạch đơn giản như những đường khắc vạch song song nhau, những đường tròn đồng tâm (Bản vẽ 10, 11)
- Loại1: 18 tiêu bản. Dọi se sợi có hình tròn dẹt, giữa có lỗ thủng, mặt cắt ngang hình chữ nhật.
Hiện vật số 02XRI.L4.b4: 39 nguyên, hình tròn dẹt, màu đen. Đường kính 4,5cm; dày 1,1cm.
Hiện vật số 02XRI.f21,22: 3 vỡ 1/2, màu vàng đen, hình tròn dẹt có lỗ ở giữa, trên một mặt có khắc vạch 3 vòng tròn đồng tâm. Đường kính 4,1cm; dày 1,0cm.
- Loại 2: 5 tiêu bản. Dọi se sợi có hình chóp cụt, một mặt phẳng mặt kia cong vồng lên thành hình vòng cung hoặc gần hình chóp nón, có lỗ thủng ở giữa, mặt cắt ngang hình bán nguyệt.
Hiện vật số 02XRII.LM.c2 nguyên, màu xám, chất liệu gốm pha nhiều cát, không trang trí hoa văn. Đường kính: 2,6 - 3,6cm; đường kính lỗ tròn ở giữa: 0,6cm; dày 2,0cm.
- Loại 3: 3 tiêu bản. Dọi se sợi có hình cầu dẹt.
Hiện vật số 02XRIII.H1.L2.b3: 18, đã bị vỡ 1/2, màu nâu đỏ, gốm thô pha nhiều cát, trang trí hoa văn khắc vạch. Đường kính 4,0cm; dày 1,0cm.
+ Bi gốm: 10 hiện vật. Bi được nặn bằng tay, không tròn đều, chất liệu gốm thô, có các màu: đen, xám, nâu đỏ, nâu xám…, đường kính trong khoảng 1 đến 2,5cm. Bi gốm đa số còn nguyên, chỉ ít hiện vật bị sứt hoặc vỡ đôi.
- Loại vòng một có mặt cắt hình chữ T, ký hiệu 02XRIII.H1.L2: 70, chất liệu gốm mịn màu đỏ, xương đen pha cát hạt mịn, phần rìa cạnh có chỗ bị sứt mẻ. Đường kính 6cm; rộng bản 2,3cm; dày 0,5 - 2,0cm.
- Loại hai mặt cắt hình tròn, ký hiệu 02XRII.H2.L2/1.b8: 169, chất liệu gốm thô, màu nâu đỏ, vỡ vát hai đầu. Đường kính 1,9cm; rộng bản 1,5cm; dày 1,1cm (Bản vẽ 15, h5)
+ Tượng động vật: Duy nhất 1 tiêu bản thuộc khu I. Đây là một tượng đất nung có hình dáng giống như một cái ủng, phần đầu nhìn giống như một cái đầu gà, chất liệu gốm thô vừa, màu đỏ sẫm, nặn bằng tay. Phần đế tròn, đặt đứng được. Cao 1,85cm, đường kính đế 1,2cm.
b. Gốm vỡ: 75.212 mảnh gốm vỡ gồm các mảnh miệng, cổ vai, thân, chân đế (Bảng 3)
Bảng 3: Bảng thống kê tổng hợp mảnh gốm 02XR Loại
hình Miệng Thân Chân đế
Tổng % Chạc gốm Khu C K c K c k I 204 850 2860 1150 24 72 5160 6.86 242 II 865 6530 25995 6916 34 1337 41677 55.41 999 III 615 3526 18453 5111 63 607 28375 37.73 698 Tổng 1684 10906 47308 13177 121 2016 75212 100 1939 % 2.24 14.5 62.9 17.52 0.16 2.68 100 (1) Miệng gốm (Bảng 4)