Hoa văn khắc vạch theo nguyên tắc đối xứng: Những kiểu hoa văn đối xứng này thể hiện trình độ cao trong kỹ thuật tạo hoa văn trên gốm

Một phần của tài liệu Hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn đồ gốm di chỉ xóm rền (Trang 61 - 64)

V Khoa Sử ĐHKHXH&N

bảng 6: Bảng thống kê mảnh thân có hoa văn gốm 02 Xóm rền

2.3.3. Hoa văn khắc vạch theo nguyên tắc đối xứng: Những kiểu hoa văn đối xứng này thể hiện trình độ cao trong kỹ thuật tạo hoa văn trên gốm

văn đối xứng này thể hiện trình độ cao trong kỹ thuật tạo hoa văn trên gốm của những cư dân văn hoá Phùng Nguyên. Đỉnh cao của hoa văn gốm Phùng Nguyên chính là những đồ án hoa văn khắc vạch chấm dải phức tạp, đối xứng sinh động này.

Số lượng hoa văn trang trí đối xứng trong gốm Xóm Rền tương đối nhiều. [Theo phân loại hoa văn của chúng tôi thì hoa văn đối xứng bao gồm kiểu1, kiểu2, kiểu 3, kiểu 4, kiểu 7, kiểu 10, chiếm 83,88% mảnh thân hoa văn trang trí].. Tuy nhiên chủ yếu là những mảnh vỡ nên thoạt nhìn qua tưởng chừng đó chỉ là những đường khắc vạch cong, thẳng một cách tuỳ tiện nhưng qua quan sát, so sánh thì nhận biết được những họa tiết cơ bản, giữa các đồ án chỉ có những khác biệt nhỏ trong chi tiết.

Phổ biến nhất là các họa tiết những hình tam giác ngược chiều nhau trang trí thành băng vòng quanh cổ đồ gốm. Trong các hình tam giác thường khắc những đường cong, đoạn thẳng tạo thành những đồ án đối xứng qua đường cao của hình tam giác, tạo nên những hình tam giác hoặc đóng kín, hoặc để hở. Viền quanh hình tam giác là những hàng chấm dải đều đặn, phần còn lại được miết nhẵn. Phía trên và dưới có những đường chỉ chìm song song, đều đặn nhau làm nền cho đồ án hình tam giác. Giữa các họa tiết, đồ án hình tam giác về hình dáng không hoàn toàn giống nhau. Có hình tam giác cân đỉnh nhọn, có hình tam giác cân đỉnh tròn hai cạnh bên hơi khum lên. Các họa tiết trang trí phía trong hình tam giác cũng không đồng nhất. Có hình tạo thành một đường chạy dọc theo nửa cạnh đáy rồi uốn cong vào trong. Có hình là

những mấu tròn hoặc vuốt nhọn từ đáy và cạnh bên chĩa vào giữa hình tam giác. Các họa tiết trang trí bên trong hình tam giác dù đơn giản hay phức tạp cũng đều theo nguyên tắc đối xứng qua đường cao của hình tam giác. Những đối xứng kiểu này được GS. Hà Văn Tấn gọi là đối xứng gương. Theo ông “đối xứng gương là một kiểu đối xứng khá phổ biến. Các nhà sinh học còn gọi kiểu đối xứng này là đối xứng lưỡng trắc. Ta có thể thấy hình ảnh của đối xứng gương - gọi như vậy vì giống như ta với bóng ta ở trong gương - ở khắp quanh ta và cả ở bản thân ta. Người xưa cũng vậy, họ tìm thấy kiểu đối xứng này ở chiếc lá, ở vết chân thú, ở đôi cánh cò trải rộng trên trời cao…” [67, 16- 27]. Đối xứng gương nói một cách đơn giản là “Ta có thể dùng một mặt phẳng cắt các hình đối xứng kiểu này thành hai nửa bằng nhau và từng cặp điểm đối xứng đều cách đều mặt phẳng đó. Khi gập lại hai nửa có thể trùng khít lên nhau” [67, 16 - 27]. Trên đồ gốm Xóm Rền người thợ gốm khi tạo hoa văn cũng tuân thủ một cách chặt chẽ quy tắc đối xứng này. Từ những hình đối xứng rất đơn giản như những hoa văn khắc vạch hình chiếc lá đến những hình đối xứng phức tạp như những hình tam giác đối xứng.

Bên cạnh đó còn có những kiểu đối xứng khác mà theo GS. Hà Văn Tấn, đó là đối xứng trục hay đối xứng quay: “hình có đối xứng trục có những bộ phận bằng nhau và giống nhau nhưng không thể chồng khít lên nhau bằng cách gập qua một đường thẳng như trong đối xứng gương mà những bộ phận bằng và giống nhau đó chỉ có thể chồng lên nhau khi ta quay một trục thẳng góc với mặt phẳng chứa hình đó” [67, 16 - 27]. Hoa văn kiểu chữ S nằm ngang theo hàng là một đồ án tiêu biểu của đối xứng trục. Những đường khắc

họa tiết hoa văn khắc vạch kiểu chữ S với những biến thể của chúng đều có tính chất đối xứng trục. Bên cạnh đó người thợ gốm Xóm Rền còn tạo nên những đồ án gồm hai họa tiết là hai hình kín, bản thân mỗi hình không có sự đối xứng nhưng lại được đặt ở vị trí có đối xứng trục quay với nhau. Đó là đồ án hoa văn gọi là hoa văn khắc vạch hình “bào thai” là một dẫn chứng [10, 152].

Đồ án hoa văn này gồm hai hình khắc vạch phần lưng cong, phần bụng nhìn trông giống như một em bé đang nằm trong bụng mẹ. Nếu nhìn hình đơn thì không có nét đối xứng nhưng đặt hai hình ngược chiều nhau thì đồ án này gồm hai hình đóng kín đồng dạng và được đặt theo nguyên tắc đối xứng trục.

Nguyên tắc đối xứng cuối cùng là đối xứng tịnh tiến: “đối xứng tịnh tiến là các dải hoa văn gồm các họa tiết không có đối xứng gương mà cũng không có đối xứng trục. Lấy riêng ra từng họa tiết, người ta có thể coi đó là những hình không đối xứng. Nhưng chúng được lặp lại trên một dải và chúng có thể chồng lên nhau bằng cách

trượt theo một hướng” [67, 16 - 27]. Trên đồ gốm Xóm Rền, những hoạ tiết hoa văn khắc vạch hình chữ S trong có chấm dải được liên kết thành một kiểu trang trí liên hoàn trên đồ đựng. Người thợ gốm đã khắc vạch một loạt chữ S móc nối liền nhau chạy vòng quanh đồ đựng. Những hoa văn này đã được người thợ gốm tạo nên những hình đóng kín không có đối xứng trục hay đối xứng gương và cho chúng lặp lại tạo thành nhịp điệu của dải hoa văn. Các dải hoa văn này được liên kết với nhau theo nguyên tắc tịnh tiến.

Một phần của tài liệu Hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn đồ gốm di chỉ xóm rền (Trang 61 - 64)