V Khoa Sử ĐHKHXH&N
Kỹ thuật tạo hoa văn gốm Xóm Rền
3.2.5. Kỹ thuật tô màu:
Trên đồ gốm Xóm Rền kỹ thuật tô màu chủ yếu được phát hiện ở những mảnh gốm tô màu đen, màu đỏ và những rãnh hoa văn khắc vạch có phủ chất bột trắng nhằm làm nổi bật các họa tiết hoa văn.
khác là dùng bột thổ hoàng quét lên mặt gốm. Trong địa tầng các hố khai quật phát hiện được những cục thổ hoàng có dấu mài. Đây có thể là những viên thổ hoàng người thợ gốm Xóm Rền đã mài để lấy màu tô lên gốm tạo màu đỏ cho đồ gốm.
b. Kỹ thuật tô màu đen: Gốm tô màu đen thường mặt gốm có màu đen bóng, có thể người thợ gốm đã dùng một loại nhựa cây hoặc một chất keo nào đó bôi lên mặt áo gốm. Gốm tô màu đen có số lượng ít nhất so với gốm tô thổ hoàng và gốm có phủ chất bột trắng lên rãnh hoa văn.
c. Kỹ thuật phủ chất bột màu trắng: Đây là một trong những kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong kỹ thuật tạo hoa văn gốm của các di chỉ thuộc văn hoá Phùng Nguyên giai đoạn sớm - đặc biệt là trên đồ gốm di chỉ Gò Bông. Trên hoa văn khắc vạch ở gốm Gò Bông có phủ chất bột màu trắng chiếm tỷ lệ tương đối lớn. Hoa văn khắc vạch kết hợp chấm dải trên đồ gốm Xóm Rền đa số cũng được phủ chất bột màu trắng. Cho đến nay chỉ có một số di chỉ thuộc văn hoá Hạ Long như Bãi Cát Đồn (Cát Bà - Hải Phòng) và các di chỉ thuộc giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên sớm mới sử dụng kỹ thuật trang trí hoa văn này. GS. Hán Văn Khẩn cho rằng: " Việc chế luyện ra chất bột trắng để sử dụng trong trang trí hoa văn và làm áo gốm thật sự là một bước phát triển nhảy vọt trong kỹ thuật - mỹ thuật chế tạo đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên" [46].