Giai đoạn Phùng Nguyên muộn: Bao gồm các di chỉ thuộc giai đoạn cuối của văn hoá Phùng Nguyên hoặc kể cả những di chỉ nằm trong khung

Một phần của tài liệu Hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn đồ gốm di chỉ xóm rền (Trang 103 - 105)

V Khoa Sử ĐHKHXH&N

Hoa văn gốm Xóm Rền trong hệ thống hoa văn gốm phùng nguyên

4.1.3. Giai đoạn Phùng Nguyên muộn: Bao gồm các di chỉ thuộc giai đoạn cuối của văn hoá Phùng Nguyên hoặc kể cả những di chỉ nằm trong khung

cuối của văn hoá Phùng Nguyên hoặc kể cả những di chỉ nằm trong khung chuyển tiếp từ văn hoá Phùng Nguyên sang văn hoá Đồng Đậu. Chất liệu gốm giai đoạn này không còn mịn như ở các giai đoạn trước mà đã xuất hiện một loại gốm mới, có màu xám mốc. Nếu như các giai đoạn trước (đặc biệt giai đoạn

Phùng Nguyên điển hình) hoa văn trang trí trên đồ gốm phong phú và đa dạng, mang tính kỹ thuật cao thì hoa văn trang trí trên đồ gốm giai đoạn này trở lên nghèo nàn và đơn điệu hơn. Văn thừng chiếm vị trí chủ đạo trên đồ gốm. Các họa tiết hoa văn khắc vạch in lăn hoặc in chấm ở các giai đoạn trước còn lại rất ít hoặc thậm chí ở một số di chỉ không còn nữa. Hoa văn trang trí cơ bản chỉ còn là những họa tiết khắc vạch đơn giản kết hợp in chấm thô. Trang trí văn thừng giai đoạn này không còn mịn như hai giai đoạn trước nữa mà trở nên to và thô. Một loại hoa văn mới chưa hề xuất hiện trên gốm Gò Bông và Phùng Nguyên là các kiểu loại hoa văn khuông nhạc, hoa văn những đường tròn đồng tâm. Kỹ thuật tạo hoa văn bằng một chiếc lược có nhiều răng phát triển. Dụng cụ này đã được dùng dể khắc vạch tạo nên những hoa văn hình chữ S, hoa văn sóng nước, các nhóm vạch hình vuông, hình bình hành... Giai đoạn này đã bắt đầu xuất hiện một số hoa văn trang trí bên trong miệng đồ đựng. Sự thay thế dần các họa tiết khắc vạch kết hợp in chấm ở các giai đoạn trước bằng lối trang trí văn khuông nhạc, các đường tròn đồng tâm, các loại văn thừng to và thô, in sâu nét chẳng những là một sự chuyển biến sâu sắc về kỹ thuật trang trí mà còn là sự thay đổi quan niệm thẩm mỹ của người Phùng Nguyên khi họ bước sang một giai đoạn văn hóa mới [42, 5 - 22].

Các di chỉ tiêu biểu giai đoạn này là: Lũng Hoà, Chùa Gio, lớp sớm Đồng Đậu...

a. Di chỉ Lũng Hoà thuộc thôn Hoà Loan, xã Lũng Hoà, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc được phát hiện năm 1963, tiến hành khai quật hai lần vào các năm 1965, 1999. Nếu so sánh gốm thu được ở di chỉ Lũng Hòa với các di chỉ

thấy gốm Lũng Hòa đơn giản hơn rất nhiều. Loại gốm mịn và bóng láng không còn nữa mà thay vào đó là gốm thô hơn có màu xám mốc. Hoa văn khắc vạch hình chữ S hoa văn khắc vạch hình học đối xứng cũng đơn giản đi rất nhiều. Không xuất hiện các kiểu hoa văn khắc vạch hình chiếc lá, hình chữ C... Một số kiểu loại hoa văn mới xuất hiện như hoa văn sóng nước, hoa văn những đường tròn đồng tâm [3], [7].

b. Di chỉ Chùa Gio thuộc thôn Thanh Quang, xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Tây được phát hiện vào năm 1967 và khai quật hai đợt vào các năm 1967 - 1968 và 2001. Đồ gốm thu được phong phú, chủ yếu là gốm chất liệu thô có pha thêm cát, sạn sỏi (99,6%). Bên cạnh đó có khoảng 1% gốm xốp có pha vụn vỏ nhuyễn thể. Những hoa văn mang tính chất kỹ thuật vẫn là những hoa văn truyền thống như văn thừng, văn chải. Hoa văn trang trí gồm các kiểu hoa văn khắc vạch, khắc vạch kết hợp chấm dải, văn chải khuông nhạc. Để tạo văn khuông nhạc, người thợ đã dùng những chiếc lược có nhiều răng (4, 6 và 11 răng) chải thành những đường uốn lượn. Văn khắc vạch có khi đơn thuần chỉ là những đường vạch đơn giản, khi là những đường khắc vạch hình chữ X trong khung các đường chỉ chìm, khi là những đường khắc vạch hình chữ S nằm ngang có kết hợp chấm thô [6], [81].

Một phần của tài liệu Hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn đồ gốm di chỉ xóm rền (Trang 103 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)