Hoa văn hình chữ S và các biến thể của nó:

Một phần của tài liệu Hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn đồ gốm di chỉ xóm rền (Trang 57 - 60)

V Khoa Sử ĐHKHXH&N

bảng 6: Bảng thống kê mảnh thân có hoa văn gốm 02 Xóm rền

2.3.1. Hoa văn hình chữ S và các biến thể của nó:

- Họa tiết phổ biến là những hình chữ S đứng, hơi xiên chéo về bên phải hoặc bên trái, được khắc kép hai đường chỉ chìm song song nhau. Những chữ S này

thường có kích thước nhỏ, đứng riêng lẻ thành hàng đều đặn, khi hàng một, khi hàng đôi, khi hai hàng song song nhau. Phía trên và dưới là các khung đường chỉ chìm kết hợp chấm thô, hoặc có một số ít là những hàng chữ S nằm ngang theo hàng dọc trên hiện vật trong khung được giới hạn bởi những đường chỉ chìm. ở loại này khoảng cách giữa hai đường khắc hẹp và trong khung chữ S không trang trí. Hai nét khắc tạo thành chữ S thường là hai nét riêng biệt, các đầu chữ S không gặp nhau. Kích thước của các chữ S theo kiểu này nói chung là nhỏ nhưng cũng có sự khác nhau, có những chữ S dài 0,5cm, có những chữ dài 0,8cm, có những chữ dài 1,5cm và cũng có những chữ S dài tới 3cm. Các dấu chấm thô trong các khung đường chỉ chìm đi cùng hoa văn chữ S này thường là các dấu chấm hình tam giác hoặc cũng có dấu chấm hình tròn nhưng số lượng dấu chấm hình tam giác nhiều hơn.

- Họa tiết chữ S đơn: Những chữ S này cũng được tạo bởi hai đường khắc vạch uốn cong kiểu chữ S khép kín. Chúng thường có kích thước lớn và được trang trí thành từng ô cách nhau bởi những đường chỉ chìm thẳng đứng song song nhau. Kết cấu giữa các phần đầu và đuôi chữ S không tuân thủ theo một quy tắc nào cả. Có chữ S to, có chữ S nhỏ, có chữ S đầu to đầu nhỏ, có chữ S có đầu nhọn, có chữ S có đầu hình bầu dục… Những họa tiết chữ S đơn này thường được trang trí trong khung chữ S, khi là những đường chấm nhỏ, khi là những nét chấm thô hoặc những nét phẩy ngắn. Thường các họa tiết chữ S nằm ngang có những họa tiết đệm đi cùng. Các họa tiết đệm này có khi làm nổi bật lên họa tiết chính nhưng đôi khi làm cho đồ án trở nên rối mắt, phức tạp không dễ dàng nhận ra đâu là hình

chữ S - họa tiết trung tâm của đồ án. Về những họa tiết đệm, chúng tôi sẽ quay trở lại trình bày kỹ hơn ở phần sau.

- Hoa văn “hình giun”. Các đồ án hoa văn này cũng khá phong phú từ một đường đến hai đường hoặc nhiều đường nằm ngang chạy song song theo vành miệng. Kích thước của hoa văn “ hình giun” này không đồng đều nhau, khi rất nhỏ mảnh, khi rất mập mạp. Độ uốn lượn của chúng cũng khác nhau, có khi độ uốn dạng doãng gần thẳng, có khi lại uốn lượn rất nhấp nhô và trên cùng một dải hoa văn nhiều khi độ uốn lượn cũng không đồng đều nhau, chỗ cao chỗ thấp như những con sóng nhấp nhô. Một kiểu văn “hình giiun” được tạo bằng các nửa đường cong tròn so le, ngược chiều nhau. Hoa văn khắc vạch “hình giun” kiểu này trông tròn trịa, mập mạp chứ không dài và mảnh như những hoa văn “hình giun” lượn sóng nhấp nhô. Những họa tiết hoa văn này được dùng để trang trí phổ biến trên bát mâm bồng hoặc trên bình dạng thố hình lẵng hoa. Tuy hoa văn khắc vạch “hình giun” đơn giản nhưng khi dùng để trang trí trên đồ đựng chúng lại không đơn điệu chút nào. Sự kết hợp hài hoà giữa các băng hoa văn khắc vạch “hình giun” với các băng chấm thô, chấm mịn trong khung những đường chỉ chìm (thường các băng chấm dải đó có từ 2 đến 6 đường chỉ chìm song song nhau) trông rất nhẹ nhàng, thanh thoát. Đôi khi phía trên băng dải “hình giun” là những hình chữ S đơn nằm ngang, trong khung chữ S có chấm thô hoặc những nét phẩy ngắn, hoặc cũng có khi chúng được kết hợp những băng khắc vạch hình chữ S ngang nối đuôi nhau nằm ở dưới. Sự kết hợp hài hoà giữa các

kiểu hoa văn chữ S với nhau cũng là một điểm nổi bật trên hoa văn gốm ở di chỉ Xóm Rền.

Một phần của tài liệu Hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn đồ gốm di chỉ xóm rền (Trang 57 - 60)