V Khoa Sử ĐHKHXH&N
Kỹ thuật tạo hoa văn gốm Xóm Rền
3.1.2. Vài nét khái quát về lịch sử nghiên cứu kỹ thuật tạo hoa văn gốm Phùng Nguyên:
gốm Phùng Nguyên:
Đồ gốm, đặc biệt là hoa văn trang trí trên đồ gốm chứa đựng rất nhiều các yếu tố thời đại - xã hội. Hà Văn Tấn đã từng viết: “Điều khiến chúng tôi xác định có một nền văn hoá Phùng Nguyên chủ yếu là đồ gốm” [66, 52- 59]. Trong một bài nghiên cứu của mình, Phạm Lý Hương cũng đã viết: “Sự khác nhau về đồ gốm giữa địa điểm này với địa điểm khác, nền văn hoá này với nền văn hoá khác biểu hiện về nhiều mặt như chất liệu, kỹ thuật chế tạo, loại hình đồ vật, hoa văn trang trí trong đó hoa văn trang trí có ý nghĩa lớn nhất” [25, 49].
Để có được những nhận thức đầy đủ về đồ gốm của một văn hoá tiền sử, chúng ta cần có những nhận biết đầy đủ về mọi mặt quy trình tạo dựng đồ gốm như kỹ thuật tạo hình, nghệ thuật trang trí hoa văn, ý nghĩa công dụng của từng loại hình đồ gốm. Hoa văn trang trí trên đồ gốm như chúng tôi đã trình bày không chỉ có ý nghĩa làm tăng thêm vẻ đẹp của đồ gốm mà còn là yếu tố đặc trưng quan trọng thể hiện đặc trưng văn hoá của mỗi cộng đồng cư dân. Mỗi một cộng đồng cư dân khác nhau có những đặc trưng riêng về hoa văn trang trí trên đồ gốm và thể hiện ở sự khác nhau trong những họa tiết trang trí. Song các kỹ thuật tạo hoa văn có lẽ chỉ có những thay đổi không đáng kể.
Sự khác nhau về loại hình và hoa văn gốm giúp cho các nhà nghiên cứu tìm hiểu, sắp xếp các địa điểm khảo cổ học thuộc về một nền văn hoá hay một giai đoạn khảo cổ nhất định.
Thêm vào đó, việc nghiên cứu kỹ thuật tạo hoa văn còn giúp chúng ta hiểu được thêm về trình độ kỹ thuật sản xuất gốm của người xưa. Trên đại thể, chúng tôi cho rằng kỹ thuật tạo hoa văn đồ gốm cần được nghiên cứu ở các khía cạnh sau: Phương tiện trang trí hay dụng cụ để trang trí, các thủ pháp hay kỹ thuật dùng công cụ để trang trí và cách thức bố cục các họa tiết trang trí.
a. Phương tiện trang trí:
Khi nói đến phương tiện trang trí hoa văn chính là nói đến những dụng cụ để tạo ra các loại hoa văn khác nhau. Trong đồ gốm (đặc biệt đồ gốm trong các di chỉ thuộc giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên) hoa văn trang trí có nhiều kiểu loại, nhiều họa tiết khác nhau. Tương ứng với mỗi kiểu loại hoa văn thường có
hoa văn trên đồ gốm tìm được trong các di chỉ khảo cổ học là rất ít, có chăng còn lại chỉ là một số dụng cụ dùng để tạo hình đồ đựng như bàn đập - hòn kê.
Cụng cụ dùng để tạo các loại hoa văn về cơ bản không có sự thay đổi nhiều qua các giai đoạn văn hoá tiền sử.
(1) Dụng cụ để tạo văn chải: Các loại hoa văn này được tạo ra bằng que tre, gỗ một răng hay nhiều răng (4 - 5 răng) với các kích cỡ khác nhau.
(2) Dụng cụ để tạo văn thừng: Tỷ lệ mảnh gốm có văn thừng trong đồ gốm văn hoá Phùng Nguyên khá cao (Đồ gốm di chỉ Phùng Nguyên văn thừng- chải chiếm 39%, di chỉ Gò Bông tỷ lệ văn thừng - chải là 35,80%, văn thừng - chải trong đồ gốm Lũng Hoà là 37%, Chùa Gio 37,33%...). Về dụng cụ dùng để tạo văn thừng lại có nhiều loại hơn cả. Theo quan điểm của các học giả Phương Tây thì văn thừng được tạo ra bằng cách buộc dây thừng lên khúc gỗ tròn rồi lăn trên mặt gốm hoặc văn thừng được tạo ra bằng cách buộc dây thừng vào bàn dập rồi đập lên mặt gốm [89]. Các học giả Việt Nam thì đồng ý cả hai cách tạo thừng như trên và nêu ra ý kiến mỗi cách trên thì tạo ra các dấu thừng khác nhau [79, 123 - 126]. Văn thừng gồm thừng đập và thừng lăn.
(3) Dụng cụ để tạo hoa văn khắc vạch (hay loại hoa văn được vẽ trên gốm với các chủ đề tư duy khác nhau): Hoa văn khắc vạch là kiểu hoa văn chiếm vị trí chủ đạo trong các di chỉ Phùng Nguyên. Chúng thường được tạo ra bằng dụng cụ que một đầu nhọn hoặc tù. Các dụng cụ này được làm từ tre và gỗ, có khả năng cả công cụ xương? Tre và gỗ là những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên nhưng đây lại là những vật liệu dễ bị phá huỷ nhất nên đến nay không còn tồn tại trong các di chỉ khảo cổ học. Tuy nhiên qua những nghiên cứu dấu vết kỹ thuật
cổ và qua nghiên cứu thực nghiệm thì có thể thấy rõ dấu vết vạch trên gốm là bằng các dụng cụ nêu trên. Với những chiếc que một đầu nhọn, dưới bàn tay tài hoa của người thợ gốm đã vạch lên rất nhiều họa tiết hoa văn đẹp, mang tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, người thợ gốm còn dùng que nhiều răng như răng lược ấn theo hướng tiến để tạo ra các băng chấm dải bên trong khung khắc vạch.
(4) Dụng cụ tạo hoa văn in ấn: Những kiểu hoa văn được tạo ra do kỹ thuật in ấn thường được dùng dụng cụ đơn giản như những que ống tròn rỗng (có thể dùng đầu ống tre nhỏ ấn vào phôi gốm khi còn ướt)
(5) Trong gốm Phùng Nguyên ở Xóm Rền không thấy có kiểu văn in, ấn răng sò nên có thể loại dụng cụ này đã không được sử dụng trong trang trí gốm Phùng Nguyên nói chung.
b. Thủ pháp trang trí (hay phương pháp trang trí):
Nói đến thủ pháp trang trí chính là nói đến những cách thức sử dụng dụng cụ trang trí hoa văn. Trong đồ gốm văn hoá Phùng Nguyên hoa văn trang trí rất phong phú về kiểu loại, trong mỗi kiểu hoa văn lại có các họa tiết khác nhau. Mỗi một loại hoa văn thường có những thủ pháp trang trí riêng.
(1) Thủ pháp tạo hoa văn mang tính chất kỹ thuật:
Đối với những hoa văn mang tính chất kỹ thuật (thừng, chải, in ấn “cuống rạ”, in ấn chấm thô hay mịn), đã có nhiều học giả trong và ngoài nước nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm các cách tạo hoa văn. Về văn thừng, W. G. Solheim II đã đưa ra một số cách tạo hoa văn thừng của các cư dân Đông Nam á
Indônêxia, Malaysia, Miến Điện, Đông Dương vẫn còn đang tạo hoa văn thừng trên đồ gốm bằng bàn đập [89]. Theo G.C. Wheeler thì ở Bắc Solomons người thợ gốm dùng một thanh gỗ phẳng để trang trí hoa văn. R.R.C. Mac Lanchian lại cho biết rằng một số đồ gốm ở Bougainville Strait được trang trí “hoa văn chìm nổi” bằng những hình khắc trên mặt một chiếc chày gỗ. Không tìm thấy sự miêu tả nào về cách trang trí bằng bàn đập ở Mindanao nhưng tại Viện Bảo tàng Quốc gia Manila, Philippin có trưng bày hai bàn dập gỗ khắc dùng để chế tạo đồ gốm của người Subanun. ở Indonêxia những hoa văn trang trí chìm nổi do bàn dập khắc tạo ra cũng đã tìm thấy ở trên các đảo Celebes, Sumbawr và Borneo. ở Đông Sumbawr, một bàn dập khắc có thể làm cho đồ gốm cuối cùng trở nên trơn nhẵn, đồng thời cũng tạo nên hoa văn chìm nổi. Phương pháp chế tạo đồ gốm của người Kenya và người Bahan ở Borneo là phương pháp bàn đập và hòn kê, họ đã sử dụng một loạt các bàn dập bằng gỗ. Bàn dập dùng cuối cùng có một mặt khắc rãnh giống như bàn dập của người Subanun ở Mindanao. ở Mã lai, Collings phát hiện được đồ gốm có trang trí chìm nổi do sử dụng bàn dập có khắc. ở Miến Điện, người Shan trang trí đồ gốm của họ bằng cách đập bàn dập khắc. ở Lào, Đông Dương đồ gốm được trang trí bằng bàn dập có khắc rãnh song song trên cả hai mặt. Những người thợ gốm dân tộc Ao Naga ở Assam thì dùng ba bàn dập khác nhau trong chế tác gốm, cái thứ nhất và cái thứ ba nhẵn còn cái thứ hai thì được khắc sâu thành hình vuông và hình ô trám. Dùng bàn dập trơn sau khi đã dùng bàn dập khắc rãnh hẳn là làm mất đi phần lớn chỗ lồi lõm tạo nên bởi bàn dập thứ hai. Ngược lại người Lhota Nagas bên cạnh cũng dùng một loạt các bàn dập nhưng bàn dập cuối cùng không phải là nhẵn mà là buộc dây để tạo hoa văn [89]. ở Vân Nam- Trung Quốc, các dân tộc Ngõa và Thái còn dùng bàn dập khắc gỗ và hòn kê bằng đá cuội để tạo hoa văn trên đồ gốm. Họ cũng có
nhiều bàn dập trơn và bàn dập có khắc văn đường thẳng, đường xiên và ô vuông nhỏ [78, 223- 240]. Về cách thức tạo văn thừng, có lẽ I.H.N.Evans là một trong những người đầu tiên nêu ra cách tạo văn thừng. Khi khảo tả một chiếc vò ở một hòn đảo trong quần đảo Langkawi gần Kodal ông cho rằng: “Hoa văn dường như đã được tạo nên bằng cách áp lần lượt một sợi dây thừng rất mịn trên đất ướt, những đường tạo nên bằng cách đó nằm sát nhau và đôi khi cắt nhau”. Trong một bài viết khác, ông lại nói: “Theo tôi biết, phương pháp in một dây thừng hay nhiều dây thừng trên đồ gốm, hiện nay không còn một người Mã Lai nào dùng... In dấu thừng biểu hiện một sự bắt chước đồ đan, nhưng những đồ gốm này không còn làm bằng đồ đan dây thừng”. I.H.N.Evans đã làm thực nghiệm in dây thừng để tạo hoa văn trên đồ gốm bằng cách cầm hai đầu một đoạn dây ấn lặp đi lặp lại trên một cái bình đất sét còn ướt.
Trên đây là một số ý kiến của các học giả nước ngoài về cách thức tạo hoa văn dấu thừng. Còn các học giả Việt Nam sau khi đã khảo sát các kiểu văn thừng trên đồ gốm văn hoá Phùng Nguyên và tìm hiểu các lý thuyết về cách tạo hoa văn đã tiến hành thực nghiệm. Các kết quả đã được nêu lên trong các bài viết trên tạp chí Khảo cổ học chuyên ngành [78, 223 - 240], [79, 123 - 126]. Theo các GS. Hà Văn Tấn và Hán Văn Khẩn, văn thừng là loại hoa văn chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại hoa văn trên đồ gốm Phùng Nguyên. Văn thừng được tạo bằng cách dùng dây thừng (dây gai) tết hai rất nhỏ cuốn vào bàn dập và con lăn. Bàn đập là một thanh gỗ phẳng, dài độ 20 - 30cm, rộng 4 - 5cm, dày 1cm. Một đầu của bàn đập được cuốn dây thừng sít đều nhau, đầu kia là tay cầm. Người thợ gốm tay phải cầm bàn dập đập nhẹ lên mặt ngoài, tay trái đỡ bên trong khi
hoặc rất khó đập bàn dập vào những chỗ eo nhỏ của đồ đựng. Con lăn có thể làm từ tre, nứa, gỗ tròn, dài độ 5 - 6cm, đường kính độ 2 - 3cm, cuốn dây thừng sít nhau từ đầu nọ đến đầu kia. Sau đó dùng tay lăn đều con lăn trên mặt ngoài của phôi gốm khi còn ướt, dây thừng sẽ in vào đồ đựng tạo thành văn thừng đều và thẳng. Các rãnh thừng nông, sâu, chạy thẳng, xiên hoặc chồng chéo lên nhau là tuỳ vào tay điều khiển của người thợ. Văn thừng được tạo ra bằng cách này nhanh, ít làm phôi gốm biến dạng, đồng thời các hoa văn tạo ra đều đặn, đẹp và lăn được cả vào những chỗ eo của đồ đựng. Cách tạo văn thừng thứ ba là lấy một đoạn ống tre nhỏ cho vào trong ống tre một cái “trục” tròn bằng gỗ hoặc tre. Vẫn cuốn dây thừng như cuốn trên các con lăn sẽ quay tròn đều xung quanh trục quay và in dấu thừng lên phôi gốm. Cách này tạo văn thừng rất dễ dàng. Qua những thực nghiệm đó, kết quả cho thấy người Phùng Nguyên có thể đã tạo văn thừng bằng nhiều cách khác nhau như dùng bàn dập (cuốn dây thừng) và hòn kê, dùng con lăn cuốn dây thừng để dập và in lăn lên phôi gốm khi còn ướt.
(2) Thủ pháp tạo hoa văn trang trí :
- Hoa văn khắc vạch trên gốm Phùng Nguyên là loại hoa văn trang trí chiếm một tỷ lệ lớn và với những hoa văn đẹp, đạt trình độ tư duy thẩm mỹ cao. Hoa văn khắc vạch từ đơn giản như những đường vạch thẳng, những đường vạch cong đến những hoa văn phức tạp như các họa tiết hoa văn chữ S, hoa văn khắc vạch những hình đối xứng có họa tiết đệm đều được tạo ra từ một cái que và được vạch bằng tay. Thường thì người thợ gốm dùng que vạch các họa tiết hoa văn lên phôi gốm khi còn ướt, công việc này phải tiến hành khẩn trương, nếu chậm trễ, khi phôi gốm khô cứng lại thì không thể nào vạch hoa văn được. Theo GS. Hà Văn Tấn và GS. Hán Văn Khẩn, các họa tiết hoa văn và sự phối trí hoa
văn có đều, có đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều vào bàn tay tài hoa của người thợ gốm. Việc bố trí và vạch họa tiết đòi hỏi một trình độ tay nghề cao và phải được tiến hành trong một thời gian ngắn. Nếu đồ đựng đã chuốt xong và đã khô đến độ cần vạch hoa văn mà người thợ trang trí còn loay hoay chưa biết sắp xếp bố cục các họa tiết như thế nào thì sẽ không thể tiến hành khắc vạch trang trí hoa văn được nữa vì phôi gốm đã khô mất rồi [78, 223 - 240]. Chính vì vậy, qua những đồ án hoa văn rất phong phú, đa dạng, hài hoà trang trí trên đồ gốm văn hoá Phùng Nguyên, chúng ta thấy rõ được trình độ điêu luyện của người thợ gốm văn hoá này. Bên cạnh que một đầu, có thể người thợ gốm Phùng Nguyên còn sử dụng que nhiều răng (từ 2 đến 7, 8 răng) để tạo ra những băng vạch hai hay nhiều đường chỉ chìm chạy quanh chân đế, miệng đồ đựng, các họa tiết chữ S... Dụng cụ này cũng còn được ấn tạo ra các chấm thưa trên gốm. Cách dùng que chấm tạo hoa văn cũng khá đơn giản và đẹp.
- Cách thức tạo văn in:
+ Dấu vải hay chấm dải : các băng chấm dải được điền đầy và làm nổi bật chủ ý của các họa tiết khắc vạch). Để tạo các băng chấm dải thì có phần phức tạp hơn. GS. Hà Văn Tấn và GS. Hán Văn Khẩn đã tiến hành các thực nghiệm khác nhau. Cách thứ nhất các ông dùng băng vải thô dán vào phôi gốm ngay sau khi vừa chuốt xong và để đó cho đến lúc khô vải tự bong ra. Tuy nhiên dấu vải để lại khác xa với những băng chấm dải trong gốm Phùng Nguyên. Vải dù thô đến mấy thì dấu vết của nó để lại trên đồ gốm vẫn đều và mịn hơn nhiều. Cách thứ hai các ông đã dùng que một răng hoặc nhiều răng để tạo văn chấm dải. Bằng cách này đã tạo ra được các hoạ tiết hoa văn rất đẹp (kết hợp văn khắc vạch) nhưng vẫn
đoạn tre hoặc gỗ tròn dài độ 2 - 3cm, khắc ô vuông nhỏ, rồi dùi lỗ dọc theo đoạn gỗ (đối với đoạn tre thì không cần vì nó rỗng), sau đó dùng que nhỏ tròn cho vào trong làm trục. Đoạn gỗ có thể quay quanh trục được. Sau khi đã khắc vạch xong các họa tiết, cầm trục đưa nhẹ lên mặt ngoài của phôi gốm, theo các họa tiết, con lăn lăn quanh trục và in các ô vuông lên các họa tiết và đã tạo thành hoa văn in lăn. Cách này đã tạo hoa văn gần giống băng chấm dải trên gốm văn hoá Phùng Nguyên [79,123 - 126]. Chúng tôi cũng tán thành các ý kiến trên. Sau khi quan sát kỹ bằng kính phóng đại chúng tôi nhận thấy các băng chấm dải trên gốm Xóm Rền được tạo ra thiên về cách thứ ba hơn. Trên gốm Xóm Rền thường trang trí chấm dải trước rồi xoá theo khung khắc vạch sau, nhiều mảnh gốm dấu vết này còn lại rất rõ.
+ In cuống rạ (hay đường tròn): Đối với các băng in cuống rạ thì cách tạo ra chúng tương đối đơn giản. Để tạo ra hoa văn này, người thợ dùng các ống tròn nhỏ, rỗng (ống tre) ấn lên phôi gốm khi còn ướt là đã tạo được các đường tròn đều nhau trên đồ gốm
+ Cách thức miết bóng: Đây cũng là một cách trang trí khá phổ biến trên đồ gốm Phùng Nguyên (đặc biệt đồ gốm giai đoạn sớm - gốm Gò Bông). Kỹ thuật miết bóng thường được kết hợp với các kỹ thuật tạo hoa văn khác như khắc vạch, chấm dải. Trong thực nghiệm của mình, Hà Văn Tấn và Hán Văn Khẩn đã