Tiểu kết chương 4:

Một phần của tài liệu Hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn đồ gốm di chỉ xóm rền (Trang 118 - 130)

V Khoa Sử ĐHKHXH&N

Hoa văn gốm Xóm Rền trong hệ thống hoa văn gốm phùng nguyên

4.3. Tiểu kết chương 4:

Phần thứ nhất trình bày về những đặc trưng của đồ gốm trong văn hoá Phùng Nguyên đặc biệt là hoa văn trang trí trên đồ gốm đã đạt đến đỉnh cao trong kỹ thuật và nghệ thuật tạo hoa văn. Chúng tôi nêu ba giai đoạn phát triển của văn hoá Phùng Nguyên (theo quan điểm của đa số các nhà nghiên cứu): giai đoạn Phùng Nguyên sớm (hay còn gọi là giai đoạn Gò Bông), giai đoạn Phùng Nguyên điển hình và giai đoạn Phùng Nguyên muộn. Trong mỗi một giai đoạn phát triển của văn hoá Phùng Nguyên chúng tôi nêu ra các di chỉ điển hình và tiến hành phân tích so sánh hoa văn trang trí trên đồ gốm của các di chỉ đó với hoa văn trang trí trên đồ gốm di chỉ Xóm Rền để tìm ra những điểm giống và khác nhau. Bên cạnh đó chúng tôi tiến hành so sánh hoa văn trang trí trên đồ gốm văn hoá Phùng Nguyên với hoa văn trang trí trênđồ gốm các văn hóa có niên đại tương đương. Qua những so sánh đó đã làm nổi bật được những đặc trưng của hoa văn gốm Phùng Nguyên và chứng minh được hoa văn trang trí trên gốm Phùng Nguyên đã đạt đến trình độ đỉnh cao của kỹ thuật chế tạo đồ gốm và hoa văn trang trí trên đồ gốm thời Tiền sử.

Phần thứ hai chúng tôi trình bày hoa văn gốm Xóm Rền trong truyền thống gốm văn hoá Phùng Nguyên. Nêu ra những đặc trưng của hoa văn gốm Phùng Nguyên như tính chất trang trí theo băng nằm ngang, tính đối xứng trong các họa tiết hoa văn như đối xứng gương, đối xứng trục, đối xứng tịnh tiến... xuất hiện trong hoa văn gốm Xóm Rền. Đồ gốm di chỉ Xóm Rền, đặc biệt là hoa văn trang trí trên đồ gốm chứa đựng đầy đủ những đặc trưng của gốm văn hoá Phùng Nguyên cả về các họa tiết hoa văn và các kỹ thuật tạo hoa văn. Ngoài những hoa văn mang tính đặc trưng đồ gốm văn hoá Phùng Nguyên giai đoạn điển hình, hoa văn trang trí trên đồ gốm Xóm Rền còn có thêm những phong cách hoa văn giai đoạn Phùng Nguyên sớm. Điều đó phần nào chứng minh rằng di chỉ Xóm Rền

tồn tại không hoàn toàn trong khung niên đại văn hoá Phùng Nguyên giai đoạn điển hình, mà còn tồn tại từ cuối giai đoạn Gò Bông.

Kết luận

1. Xóm Rền là di chỉ cư trú - mộ táng có một tầng văn hoá tương đối thuần nhất. Qua kết quả của 5 hố khai quật tại 3 khu trong đợt khai quật lần thứ hai và tham khảo kết quả từ các đợt khai quật khác, chúng tôi nhận thấy tầng văn hoá của di chỉ Xóm Rền phân bố không đồng đều. Mật độ di tích - di vật chủ yếu tập trung ở phần phía Bắc khu di chỉ, phần phía Nam dấu vết cư trú mỏng hơn. Bề mặt sinh thổ lồi lõm, cao thấp. Đây cũng là một trong những nét đặc trưng về địa bàn cư trú của cư dân văn hóa Phùng Nguyên.

2. Đồ gốm thu được qua đợt khai quật lần hai phong phú và đa dạng. Tuy địa tầng dày và các hố khai quật ở các vị trí khác nhau nhưng sự diễn biến của loại hình đồ gốm tương đối ổn đinh. Đồ gốm di chỉ Xóm Rền bao gồm những điểm chính sau đây:

Chất liệu gốm gồm bốn loại: gốm mịn, gốm rất mịn, gốm thô và gốm xốp (trong đó gốm thô và gốm mịn chiếm số lượng lớn).

Loại hình đồ gốm di chỉ Xóm Rền phong phú và đa dạng. Số lượng gốm thu được lớn, loại hình đồ gốm chủ yếu là các loại đồ gia dụng như các loại nồi với các kích thước to nhỏ khác nhau, các loại đồ đựng dạng bình, thố, bát bồng, bát miệng loe... chiếm số lượng lớn. Đồ gốm Xóm Rền đa số được tạo ra từ bàn xoay, bên cạnh đó có một số lượng hiện vật nặn bằng tay như tượng động vật, bi gốm, vòng gốm, dọi se sợi.

Hoa văn trang trí trên đồ gốm phong phú và đa dạng về kiểu loại và họa tiết hoa văn. Hoa văn trang trí theo băng dải nằm ngang, trong các hình đóng kín. Họa tiết hoa văn chính là các họa tiết hình chữ S. Hoa văn chữ S có nhiều kiểu

khác nhau như chữ S đơn, chữ S kép, chữ S nằm ngang, các biến thể của chữ S... Một trong những điểm nổi bật của hoa văn trang trí trên đồ gốm Xóm Rền là tính đối xứng. Người Xóm Rền đã áp dụng các loại đối xứng gương, đối xứng trục và đối xứng tịnh tiến vào trong kỹ thuật chế tác hoa văn trang trí trên đồ gốm. Trong quá trình tạo hoa văn trên đồ gốm, người thợ gốm đã kết hợp hài hoà các kiểu hoa văn, các hoạ tiết hoa văn chứng minh tính thẩm mỹ về nghệ thuật và sự điêu luyện trong kỹ thuật làm gốm của họ. Người thợ gốm Xóm Rền đã dùng nhiều thủ pháp khác nhau, từ vạch bằng que có một đầu nhọn hoặc tù đến việc in chấm dải mịn hay thô, việc ấn cuống rạ hoặc ấn 1/2 vòng tròn... Phương pháp tạo hoa văn theo băng dải với các đường cong là chủ đạo có các hoạ tiết đệm, những băng trang trí nối tiếp nhau nhưng không nhàm chán do những biến tấu rất điêu luyện, đặc biệt trên mọi loại hình đồ gốm đã chứng tỏ tư duy của người thợ gốm Xóm Rền phong phú và phức tạp.

3. Di chỉ Xóm Rền về cơ bản nằm trong giai đoạn Phùng Nguyên điển hình. Sau khi tiến hành cuộc khai quật lần thứ hai và các cuộc khai quật tiếp theo chúng tôi nhận thấy đồ gốm Xóm Rền có một tỷ lệ nhất định yếu tố gốm giai đoạn sớm (giai đoạn Gò Bông) qua một số ít gốm rất mỏng, mịn, gần như không pha cát, hoa văn trang trí kết hợp chấm dải rất mịn, kỹ thuật phủ chất bột trắng lên phần trang trí hoa văn nhất là trên các băng chấm dải mịn. Điều đó cho thấy di chỉ Xóm Rền không chỉ nằm gọn trong khung niên đại văn hóa Phùng Nguyên giai đoạn điển hình mà đã có dấu nối nhất định với giai đoạn trước đó: Giai đoạn Gò Bông.

Những công trình đã công bố liên quan đến luận văn

1. Bùi Thu Phương 1999, Đồ gốm di chỉ Mán Bạc (Ninh Bình), NPHMVKCH, tr. 205 - 207.

2. Bùi Thu Phương 2000, Về một loại hình di vật đặc biệt trong đồ gốm di chỉ Mán Bạc ( Ninh Bình), NPHMVKCH, tr. 238- 239.

3. Bùi Thu Phương 2004, Vài nét về hoa văn trang trí trên đồ gốm di chỉ Xóm Rền, NPHMVKCH, tr. 287- 290.

4. Bùi Thu Phương, Nguyễn Kim Dung, Bùi Văn Hiếu 2004, Nghiên cứu kỹ thuật tạo hoa văn gốm thời Tiền sử, Báo cáo đề tài cấp Viện. TLVKCH.

Tài liệu tham khảo

1. Trần Thị Bằng 1973, Báo cáo khai quật di chỉ Gò Hện, Luận văn cử nhân Lịch sử ĐHTH Hà Nội, tư liệu khoa Lịch sử.

2. Nguyễn Văn Cường 2002, Văn hoá Mai Pha, Sở Văn hóa Thông tin Lạng Sơn.

3. Hoàng Xuân Chinh 1964, Báo cáo khai quật Lũng Hoà (Vĩnh Phú), TL VKCH.

4. Hoàng Xuân Chinh 1964, Báo cáo khai quật Phùng Nguyên (Vĩnh Phú),

TLVKCH.

5. Hoàng Xuân Chinh 1966, Báo cáo khai quật đợt II di chỉ Phùng Nguyên, Một số báo cáo về KCH Việt Nam, tr. 127 - 160.

6. Hoàng Xuân Chinh 1968, Báo cáo khai quật đợt I di chỉ Chùa Gio, TL VKCH.

7. Hoàng Xuân Chinh 1968, Báo cáo khai quật đợt I di chỉ Lũng Hoà, NXB. KHXH, Hà Nội.

8. Hoàng Xuân Chinh 1969, Báo cáo khai quật Tràng Kênh (Hải Phòng),

TLVKCH.

9. Hoàng Xuân Chinh 1970, Về thời gian tồn tại của thời đại Hùng Vương, Hùng Vương dựng nước, tập II, Hà Nội.

10. Hoàng Xuân Chinh, Nguyễn Ngọc Bích 1978, Di chỉ khảo cổ học Phùng Nguyên, Nxb. KHXH, Hà Nội.

11. Hoàng Xuân Chinh 2001, Văn hoá Phùng Nguyên: Niên đại và các giai đoạn phát triển, Tìm hiểu văn hoá Phùng Nguyên, Sở Văn hoá Thông tin - Thể thao Phú Thọ, tr. 137 - 144.

12. Trịnh Dương 2001, Có một nhịp cầu văn hoá nối Phùng Nguyên - Mả Đống với Cồn Chân Tiên - Hoa Lộc, Tìm hiểu văn hoá Phùng Nguyên. Sở Văn hoá Thông tin - Thể thao Phú Thọ, tr. 203 - 210

13. Lâm Mỹ Dung, Nguyễn Chiều, Nguyễn Bích Hường 2003, Khai quật địa điểm khảo cổ học Gò Hội ( Vĩnh Phúc), NPHMVKCH, tr. 193- 195.

14. Nguyễn Kim Dung, Đoàn Đức Thành, Nguyễn Việt 1981, Thực nghiệm chế tạo đồ gốm Đa Bút, Phái Nam, Trong NPHMVKCH, tr. 47- 49.

15. Nguyễn Kim Dung 1983, Hai hệ thống gốm trong thời đại đá Việt Nam, KCH số1, tr. 22- 35.

16. Nguyễn Kim Dung 1986, Báo cáo khai quật Tràng Kênh (Hải Phòng),

TLVKCH.

17. Nguyễn Kim Dung 1994, Bình tuyến Phùng Nguyên với cội nguồn của những đặc điểm văn hoá thời dựng nước, TBKH của VBTLSVN, tr. 28 - 37

18. Nguyễn Kim Dung 2002, Báo cáo sơ bộ kết quả khai quật di chỉ Xóm Rền, xã Gia Thanh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, TLVKCH.

19. Nguyễn Kim Dung và cộng sự 1999, Nghiên cứu các trung tâm sản xuất thủ công tiền- sơ sử Việt Nam, Báo cáo đề tài cấp Bộ. TLVKCH.

20. Nguyễn Kim Dung, Bùi Thu Phương, Tang Chung 1997, Khai quật mới di chỉ Tràng Kênh (Hải Phòng) 12- 1996, NPHMVKCH, tr. 243- 245.

21. Nguyễn Kim Dung, Tang Chung 2004, Khai quật lần II di chỉ Xóm Rền, NPHMVKCH 2003, tr.185- 190.

22. Nguyễn Kim Dung 1990, Di chỉ xưởng Tràng Kênh (Hải Phòng) qua hai lần khai quật, KCH số 3, tr. 64 - 82.

23. Nguyễn Kim Dung 2004, Kỹ thuật sản xuất thủ công cổ trong Tiền- Sơ sử Việt Nam, Một thế kỷ KCH Việt Nam, Nxb. KHXH, tr. 470- 482.

24. Phạm Văn Đấu 1995, Văn hoá Hoa Lộc và vị trí của nó trong thời đại đồng thau Bắc Việt Nam, LATS Lịch sử, TLVKCH.

25. Phạm Lý Hương 1972, Về đồ gốm di chỉ Đồng Đậu, Hùng Vương dựng nước tập II, Nxb. KHXH, Hà Nội, tr. 49.

26. Phạm Lý Hương 1973, Sự phát triển kỹ thuật làm gốm thời Hùng Vương, Hùng Vương dựng nước, Nxb. KHXH, Hà Nội, tr. 1984 - 1991.

27. Phạm Lý Hương 1982, Nghề làm gốm Bản Mé (Sơn La), NPHMVKCH, tr 184.

28. Phạm Lý Hương 1982, Nghề làm gốm ở Mường Chanh (Sơn La),

NPHMVKCH, tr 187.

29. Phạm Lý Hương 1984, Góp bàn về nghiên cứu bàn xoay gốm cổ, NPHMVKCH, tr 101.

30. Phạm Lý Hương 1985, Nghiên cứu bàn xoay gốm cổ qua đồ gốm cổ, Tạp chí KCH số1, tr. 12 - 20.

31. Phạm Lý Hương 1990, Chất liệu gốm và các phương pháp nghiên cứu nó, Tạp chí KCH số 4, tr. 38 - 48.

32. Phạm Lý Hương 1994, Về kỹ thuật nung gốm Tiền sử và sơ sử ở Việt Nam, KCH số 2, tr. 32 - 36.

33. Phạm Lý Hương 2001, Đôi điều về trung tâm gốm Phùng Nguyên, Tìm hiểu văn hoá Phùng Nguyên, Sở Văn hoá Thông tin - Thể thao Phú Thọ, tr. 80 - 88.

34. Phạm Lý Hương, Hà Văn Tấn 1974, Nghề gốm - Một ngành thủ công thời Hùng Vương, Hùng Vương dựng nước, tập IV, Nxb. KHXH, Hà Nội, tr. 188 - 202.

35. Phạm Lý Hương 2004, Nghiên cứu gốm Tiền sử- Sơ sử Việt Nam trong thế kỷ XX: Những hiểu biết căn bản, Một thế kỷ KCH Việt Nam, Nxb. KHXH, tr. 429- 449.

36. Nguyễn Văn Hảo 1972, Góp bàn về văn hoá Phùng Nguyên, Hùng Vương dựng nước , tập II, Nxb. KHXH, Hà Nội, tr. 69 - 72.

37. Trịnh Hoàng Hiệp 2004, Di tích Mán Bạc và mối quan hệ của nó với các di tích Tiền Đông Sơn ở đồng bằng sông Hồng, Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử, TLTVVKCH.

38. Trịnh Hoàng Hiệp, Hà Văn Phùng, Trương Hữu Nghĩa, Nishimura Masanari, Nguyễn Cao Tấn 2002, Kết quả khai quật lần thứ hai di chỉ Mán Bạc (Ninh Bình), NPHMVKCH, tr. 156 - 158.

39. Phạm Minh Huyền 2001, Giai đoạn văn hoá Cồn Chân Tiên ở Thanh Hoá và mối quan hệ với văn hoá Phùng Nguyên, Tìm hiểu văn hoá Phùng Nguyên Sở Văn hoá Thông tin - Thể thao Phú Thọ, tr. 211 - 218.

41. Hán Văn Khẩn 1966, Báo cáo khai quật KCH di chỉ Gò Bông, LVTN, PTL. TL 308 - 310.

42. Hán Văn Khẩn 1976, Thử phân giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên qua tài liệu gốm, KCH số 19, tr. 5 - 22.

43. Hán Văn Khẩn 1994, Vài nhận xét bước đầu về kỹ thuật chế tạo gốm thời kim khí vùng trung du và đồng bằng Bắc Bộ, KCH số 2, tr. 37 - 47.

44. Hán Văn Khẩn 1997, Thêm một vài nhận xét nhỏ về loại hình và hoa văn gốm Tiền sử và sơ sử miền Bắc Việt Nam, KCH số 2, tr. 64 - 72.

45. Hán Văn Khẩn, Nguyễn Xuân Mạnh, Nguyễn Anh Tuấn, Hoàng Anh Tuấn 2004, Khai quật di chỉ Xóm Rền (Phú Thọ), NPHMVKCH năm 2003, tr. 190- 192.

46. Hán Văn Khẩn 2005, Kết quả phân tích "chất bột trắng" trên đồ gốm văn hóa Phùng Nguyên, KCH số 6 (đang in)

47.Hán Văn Khẩn 2004, Đồ gốm hệ thống Phùng Nguyên- Đông Sơn ở châu thổ sông Hồng, Một thế kỷ KCH Việt Nam, NXB. KHXH, tr. 392- 428. 48. Hoàng Văn Khoán 2001, Văn hoá Phùng Nguyên, một sự chuyển biến về

chất, Tìm hiểu văn hoá Phùng Nguyên, Sở Văn hoá Thông tin - Thể thao Phú Thọ, tr. 248 - 254.

49. Phan Trọng Kiểm 1969, Di chỉ Xóm Rền và vị trí của nó trong văn hoá Phùng Nguyên, Luận văn Cử nhân Lịch sử ĐHTH Hà Nội, bản phụ lục tư liệu khoa Lịch sử.

50. Phan Trọng Kiểm 1974, Các giai đoạn phát triển của văn hoá Phùng Nguyên qua hoa văn đồ gốm, Hùng Vương dựng nước, tập IV, Nxb. KHXH, H, tr. 64 - 70.

51. Phạm Văn Kỉnh và Quang Văn Cậy 1977, Văn hoá Hoa Lộc, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội.

52. Nguyễn Xuân Mạnh, Hán Văn Khẩn, Hoàng Anh Tuấn 2002, Kết quả khai quật lần thứ hai di chỉ khảo cổ học Khu Đường, Kỷ yếu Hội thảo khoa học: 5 năm nghiên cứu và đào tạo của bộ môn Khảo cổ học (1995 - 2000), Nxb. CTQG, tr. 49 - 70.

53. Bùi Thu Phương 1999, Đồ gốm di chỉ Mán Bạc (Ninh Bình),

NPHMVKCH, tr. 205 - 207.

Một phần của tài liệu Hoa văn và kỹ thuật tạo hoa văn đồ gốm di chỉ xóm rền (Trang 118 - 130)