V Khoa Sử ĐHKHXH&N
Hoa văn gốm Xóm Rền trong hệ thống hoa văn gốm phùng nguyên
4.1. Gốm Phùng Nguyên Đỉnh cao của kỹ thuật và nghệ thuật trang trí gốm Tiền sử.
sử.
Đồ gốm cổ Việt Nam ra đời cách nay đã khá lâu và đến giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên, kỹ thuật chế tác đồ gốm đã đạt đến đỉnh cao cả về kỹ thuật và nghệ thuật. Nếu so sánh đồ gốm văn hoá Phùng Nguyên với đồ gốm các văn hoá các giai đoạn trước và sau đó thì chúng ta nhận thấy đồ gốm trong văn hoá Phùng Nguyên phát triển rực rỡ không đồ gốm trong một văn hóa nào có thể so sánh được. Gốm trong văn hoá Phùng Nguyên không chỉ nổi bật ở sự phổ biến rộng rãi, tính thống nhất cao, kỹ thuật chế tác điêu luyện mà còn ở sự phong phú của hoa văn trang trí thể hiện trình độ tư duy thẩm mỹ cao.
Văn hoá Phùng Nguyên phát triển liên tục trong một khoảng thời gian tương đối dài. Ngay từ khi mới phát hiện và nghiên cứu, vấn đề phân kỳ sự phát triển sớm muộn ở văn hoá Phùng Nguyên đã được các nhà nghiên cứu chú ý. Trong hội nghị Hùng Vương dựng nước năm 1970 - 1971, các nhà nghiên cứu đã thống nhất quan điểm văn hoá Phùng Nguyên có sự phát triển sớm muộn nội tại, thể hiện qua phân tích đồ gốm.
Có ý kiến cho rằng văn hoá Phùng Nguyên trải qua ba giai đoạn phát triển khác nhau: Giai đoạn sớm (Gò Bông, Gò Hện, Đồng Chỗ), giai đoạn cổ điển hay
điển hình (Phùng Nguyên, Xóm Rền, An Đạo...), giai đoạn muộn (lớp dưới Đồng Đậu, Lũng Hoà...) [69, 39 - 53], [42, 5 - 22].
Có ý kiến cho rằng văn hoá Phùng Nguyên có hai giai đoạn phát triển văn hoá: Giai đoạn I thuộc hậu kỳ đá mới, giai đoạn II mới bước sang thời kỳ đồng thau [9].
Có ý kiến chia văn hoá Phùng Nguyên thành hai loại hình địa phương: Loại hình Gò Bông (gồm các địa điểm Gò Bông, Phùng Nguyên, An Đạo, Xóm Rền...), loại hình Chùa Gio (gồm các địa điểm Chùa Gio, Khu Đường, Đồng Đậu lớp dưới...) [63, 37 - 41].
Có thể nói, cho đến nay, đa số các nhà nghiên cứu thống nhất phân chia văn hoá Phùng Nguyên thành 3 giai đoạn sớm muộn dựa chủ yếu vào tài liệu gốm: