V Khoa Sử ĐHKHXH&N
bảng 6: Bảng thống kê mảnh thân có hoa văn gốm 02 Xóm rền
2.3. Các họa tiết hoa văn trang trí chính trênđồ gốm Xóm Rền.
Mục đích chính của luận văn là tìm hiểu hoa văn trang trí trên gốm Xóm Rền như một ngôn ngữ biểu cảm đời sống tinh thần và thẩm mỹ của cư dân Xóm Rền. Nghiên cứu hoa văn trên đồ gốm dưới góc độ nghệ thuật trang trí không chỉ giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về trình độ của người thợ gốm mà còn giúp hiểu được phần nào trình độ thẩm mỹ, tư duy sáng tạo của chính những người đã tạo ra những đồ gốm đó. Hoa văn trang trí trên gốm Xóm Rền được tạo nên bằng các đường khắc vạch, in chấm theo băng dải, miết láng… Mỗi loại hoa văn mang những sắc thái riêng bởi được tạo ra đơn chiếc, thủ công nhưng có sự kết hợp hài hoà với nhau tạo nên những họa tiết, những đồ án hoa văn trang trí đẹp mắt. Trên gốm Xóm Rền, các loại hoa văn có sự kết hợp chặt chẽ, thống nhất với nhau. Khi nghiên cứu hoa văn trang trí trên đồ gốm, chúng ta không thể bỏ qua các họa tiết và các bố cục của nó. Họa tiết hoa văn chính là cơ sở tạo nên những đồ án hoa văn, đồng thời nó cũng là yếu tố tổng hợp của một hoặc nhiều đường nét hoa văn. Việc xác định họa tiết trong nghiên cứu hoa văn không những giúp chúng ta tìm hiểu những đặc điểm của lối bố cục tạo nên các đồ án hoa văn mà còn là cơ sở xác định
văn, người thợ gốm Xóm Rền bao giờ cũng chú trọng đến nguyên tắc trang trí theo băng dải chạy ngang, các họa tiết chính và các họa tiết đệm được kết hợp hài hoà với nhau tạo nên cho các băng dải hoa văn uyển chuyển, sinh động và không bị rối mắt.
Hoa văn trang trí theo băng dải ngang hay dọc, tuân thủ nguyên tắc đối xứng chặt chẽ kết hợp sự phóng túng, điêu luyện trong nét vẽ dường như là một nguyên tắc quy chuẩn của gốm Phùng Nguyên nói chung và gốm Xóm Rền nói riêng. Nằm trong giai đoạn cực thịnh của gốm văn hoá Phùng Nguyên [18], [55], [56], [66], [67] gốm Xóm Rền với tỷ lệ 65,29% hoa văn trang trí đã tỏ rõ trình độ chế tạo gốm và hoa văn trang trí ở đỉnh điểm cao nhất của nghề này.
Xem xét hoa văn gốm Xóm Rền, có thể nhận thấy một quy luật chủ đạo là: người thợ gốm khi vẽ những đường khắc vạch lên gốm (chủ yếu là chữ S, các biến thể chữ S, các họa tiết chữ C, hình chiếc lá, hình tam giác với các cạnh chéo…) bao giờ cũng ưa thích tô điểm những hàng chấm rất nhỏ và đều đặn vào bên trong khung đường vạch chìm. Người Xóm Rền ưa chuộng cách biểu cảm trên gốm bằng họa tiết chữ S hơn là các hoa văn khác. GS. Hà Văn Tấn đã từng thống kê đến hơn 30 kiểu hoa văn chữ S ở gốm Xóm Rền [67, 16-27]. Sự kết hợp chấm dải ở họa tiết chữ S đôi khi đem đến những bố cục rất hoàn mỹ. Để đi sâu nghiên cứu về hoa văn trang trí gốm Xóm Rền, chúng ta bắt đầu từ những họa tiết cơ bản: