+ Phân loại và gọi tên theo thành phần vật chất của vật liệu núi lửa: Theo thành phần của đá magma phun trào t−ơng ứng, vi dụ bazan, andezit, riolit...
+ Phân loại và gọi tên theo hình dáng, kích th−ớc của mảnh vụn núi lửa: - Bom núi lửa: kích th−ớc mảnh vụn >100mm.
- Cuội núi lửa: kích th−ớc mảnh vụn 10-100mm. - Sạn núi lửa: kích th−ớc mảnh vụn 1-10mm.
- Dăm núi lửa: các mảnh vụn có dạng sắc cạnh, kích th−ớc >1mm. - Cát núi lửa: kích th−ớc mảnh vụn 0,1-1mm. - Cát núi lửa: kích th−ớc mảnh vụn 0,1-1mm.
- Bột núi lửa: kích th−ớc 0,01-0,1mm. - Sét, tro bụi núi lửa: kích th−ớc <0,01mm.
Tên gọi của một loại đá vụn núi lửa thông th−ờng kết hợp các tiêu chí trên. Ví dụ: Dăm kết tuf riolit, cát kết tufogen daxit....
3- Sự phân bố và ý nghĩa thực tế:
Đá trầm tích phun trào chỉ có mặt trong vùng có hoạt động núi lửạ Chúng th−ờng là phần thấp nhất trong 1 mặt cắt trầm tích-phun trào, vì vậy chỉ khi nào xác định rõ vị trí của các tầng đá trầm tích phun trào mới có thể yên tâm về vị trí địa chất của các đá phun trào thực sự đi cùng với chúng. Do đó việc nghiên cứu các đá trầm tích phun trào rất có giá trị cho việc phân chia liên kết địa tầng, nghiên cứu cấu trúc núi lửa, lịch sử tiến trình hoạt động của bồn trầm tích.
Các đá trầm tích phun trào là môi tr−ờng thuận lợi cho sự tích tụ các khoáng sản nhiệt dịch nh− vàng, đồng, chì-kẽm.
Các đá trầm tích phun trào có liên quan với nhiều khoáng sản nguồn gốc trầm tích nh− sắt, mangan, silit-ngọc bích. Khi phong hóa các đá tuf axit th−ờng biến thành kaolinit, tuf bazơ biến thành sét bentonit.
Bμi 2: đá trầm tích vụn cơ học
Đây là nhóm đá phổ biến trong vỏ Trái đất, chiếm 50% khối l−ợng đá trầm tích. Chúng có mặt trong khắp các địa tầng với các mức tuổi khác nhau từ cổ đến trẻ. Khoáng sản liên quan với chúng cũng khá phong phú.
Các đá bao gồm 2 bộ phận: mảnh vụn và xi măng gắn kết. Các mảnh vụn là sản phẩm của quá trình phong hóa cơ học, có kích th−ớc >0,001mm, thành phần là các hợp phần tha sinh. Trong hợp phần tha sinh, th−ờng gặp các khoáng vật thạch anh từ các tầng đá biến chất, granit; khoáng vật felspat từ các khối magma, các tầng đá biến chất (trong đó felspat kali và plagiocla axit chiếm −u thế, plagiocla chỉ gặp trong điều kiện đặc biệt); các khoáng vật mica gặp chủ yếu là muscovit, hiếm gặp biotit; các khoáng vật nặng từ các tầng đá biến chất, đá magmạ Ngoài ra còn gặp các mảnh đá có kích th−ớc >1mm của các loại đá có tính bền vững cơ học cao nh− quarzit, granit hạt nhỏ, sét kết...
Xi măng đóng vai trò gắn kết các mảnh vụn, đ−ợc lắng đọng từ dung dịch thật hoặc dung dịch keo, hoặc đ−ợc sinh thành trong các quá trình biến đổi hậu sinh. Thành phần xi măng bao gồm carbonat, silit, sét, oxit, sulphat, sulphur...
Theo kích th−ớc mảnh vụn ng−ời ta phân chia các đá trầm tích vụn cơ học thành 3 nhóm: vụn thô (cuội, sỏi, sạn, dăm kết), cát và cát kết; bột và bột kết.