1- Trầm tích silit có nguồn gốc sinh vật:
+ Diatomit: đá màu trắng, nâu vàng, rất xốp và nhẹ, cấu tạo khối hoặc phân lớp, kiến trúc vô định hình, sinh vật. Đá có khả năng nổi trên mặt n−ớc do có độ hổng caọ Thành phần chính là opan, chancedon, thạch anh. Nguồn gốc là do các vỏ tảo Diatomae có thành phần silit đ−ợc gắn kết lạị
Đôi khi chúng có liên quan tới hoạt động núi lửạ
Diatomit không bền vững, bị phá hủy và đ−ợc thay thế biến thành đá khác nh− trepen, đản bạch. Trepen và đản bạch khác với diatomit ở chỗ không có kiến trúc sinh vật, mức độ gắn kết chắc hơn và nặng hơn.
+ Spongilit: Nguồn gốc do gai Hải miên đ−ợc gắn kết bằng opan, chancedon. Thành phần chính là chancedon. Có loại bở rời, có loại đ−ợc gắn kết chắc. Th−ờng gặp trong các địa tầng có tuổi Đệ Tam và Đệ Tứ.
+ Radiolarit: Nguồn gốc đ−ợc thành tạo từ các mảnh vỏ Trùng Tia (Radiolaria), các loại tảo silit khác. Thành phần chính gồm opan, chancedon, thạch anh. Cấu tạo phân lớp, màu xám, xám đen, rắn chắc.
2- Trầm tích silit hóa học:
+ Ngọc bích: đá rắn chắc, hạt mịn, cấu tạo phân lớp, kết hạch, màu xanh, nâu, đỏ, trắng, vân sặc sỡ tuỳ theo vật chất hỗn hợp phân tán trong đá. Thành phần chính là chancedon và thạch anh. Kiến trúc ẩn tinh, keọ.. Ngọc bích th−ờng phát sinh ở vùng n−ớc biển có nồng độ SiO2 lớn, nhất là vùng có hoạt động của núi lửa d−ới n−ớc.
+ Fơtanit: đá có màu đen, dạng khối, có khi phân lớp, phân phiến. Thành phần chủ yếu là chancedon, thạch anh, lẫn nhiều vật chất than, pyrit...
+ Tuf silit: đ−ợc thành tạo ở những thung lũng s−ờn núi, cửa suối có nguồn n−ớc nóng và liên quan tới hoạt động của núi lửạ Đá xốp, sáng màu, th−ờng có dạng kết vỏ, dạng nhũ.
+ Kết hạch silit: đá có cấu tạo khối, có khi có dạng kết vỏ, rắn chắc, màu xám đen, phớt nâu, đỏ. Thành phần gồm opan, chancedon, thạch anh.
+ Jaspilit: là đá trầm tích silit biến chất, màu đen rắn chắc. Thành phần gồm thạch anh đi cùng hematit, manhetit. Th−ờng gặp chúng đi cùng các vỉa sắt trong thành hệ jaspilit sắt.