Tác dụng vận chuyển của thủy triều: chủ yếu ở đới ven bờ, càng ra xa tác dụng vận chuyển giảm dần.

Một phần của tài liệu bài giảng thạch học cơ sở (Trang 51 - 52)

tác dụng vận chuyển giảm dần.

c- Trong môi tr−ờng không khí:

Gió là nguyên nhân trực tiếp vận chuyển các hạt vụn trong môi tr−ờng không khí.Sự thành tạo các sa mạc chủ yếu do gió vận chuyển các hạt cát từ xa đến. Tại các vùng ven biển, tác dụng của gió cũng rất lớn, tạo nên các đụn cát, các đê cát có quy mô lớn.

Gió chủ yếu mang và vận chuyển các hạt cỡ cát và bột. Tuy nhiên trong các đợt giông bão các hạt có kích th−ớc lớn hơn cũng đ−ợc di chuyển.

Ph−ơng thức vận chuyển của gió cũng là lăn trên mặt đất đối với các hạt cát và lơ lửng đối với hạt có kích th−ớc cỡ bột, sét.

Quá trình di chuyển theo gió, các hạt vụn đ−ợc rơi xuống lắng đọng trên mặt đất, và cũng xảy ra sự phân dị trầm tích theo tỷ trọng, kích th−ớc hạt và phụ thuộc tốc độ gió. Ví dụ sự phân bố các cấp hạt của 1 đê cát do gió: phần chân đê là các hạt thô, càng lên cao hạt càng mịn dần.

a- Đặc điểm của dung dịch keo :

Dung dịch keo bao gồm 2 bộ phận: các hạt keo và dung môị Dung môi th−ờng là n−ớc.

Dung dịch keo là hệ phân tán, các hạt keo th−ờng tích điện âm hay d−ơng, chúng có tính hấp phụ. Các hạt keo mang điện d−ơng nh− hydrat của Al2O3, Fe2O3, các keo CaCO3, ZrỌ Các hạt keo mang điện âm nh− SiO2, keo sét, keo MnO2, keo sulphur Pb, Cu, As, Cd...

Trong dung dịch keo, các hạt keo chuyển động hỗn loạn theo kiểu Braonơ, tốc độ khuếch tán nhỏ hơn nhiều so với dung dịch thật.

Các hạt keo th−ờng có kích lớn nên chúng không dễ dàng đi qua các màng chắn nh− dung dịch thật.

b- Quá trình trầm tích của vật liệu keo:

Các hệ keo đ−ợc lắng đọng do nhiều nguyên nhân khác nhau: - Do hai hệ keo trái dấu gặp nhaụ

- Do hệ keo tích điện gặp hệ dung dịch có chứa nhiều ion trái dấu hoà tan. Ví dụ ở vùng cửa sông ven biển, hệ keo sét do sông mang ra gặp n−ớc biển, các hạt keo sét mất điện trở nên trung hòa, rơi và lắng đọng xuống đáỵ

- Do tác dụng bốc hơi: dung môi của hệ keo bốc hơi làm cho nồng độ keo tăng cao dẫn đến ng−ng keọ

- Do tác dụng của môi tr−ờng và sinh vật: sinh vật có thể làm thay đổi chế độ pH, Eh của môi tr−ờng từ đó gây ra sự lắng đọng keọ

c- Tác dụng hấp phụ và thay thể ion khi keo lắng đọng:

Các hạt keo sét luôn mang điện âm và có khả năng hấp phụ các ion mang điện d−ơng nh− Ca2+, Na+, K+.., khi gặp các hệ dung dịch khác có thể thay thế ion hấp phụ này bằng ion hấp phụ khác. Tính chất này gọi là thay thế ion. Các hệ keo có ái lực hóa học với các ion cũng rất khác nhau, ví dụ keo sét có ái lực hóa học giảm dần theo chiều K+>Na+, Mg2+>Ca2+.

Trong thực tế ng−ời ta lợi dụng tính chất này để điều khiển các quá trình làm sạch môi tr−ờng, tẩy rửa làm sạch n−ớc.

d- Đặc điểm các khoáng vật thành tạo từ dung dịch keo:

Một phần của tài liệu bài giảng thạch học cơ sở (Trang 51 - 52)