Dãy liên tục: Các khoáng vật trong dãy này không có hiện t−ợng phá vỡ cấu trúc ô mạng mà chỉ có sự thay thế đồng hình liên tục giữa các khoáng vật.

Một phần của tài liệu bài giảng thạch học cơ sở (Trang 28 - 29)

Các khoáng vật thuộc hai nhánh của sơ đồ kết tinh song song, đồng thời với nhaụ Các khoáng vật trên một hàng ngang cộng sinh với nhau trong một loại đá.

Bμi 5: Cấu tạo vμ kiến trúc của đá magma

I- Cấu tạo:

1- Định nghĩa: Cấu tạo là một đặc điểm cấu trúc của đá do quan hệ không

gian giữa từng bộ phận hợp thành đá và nó đặc tr−ng cho trình độ đồng nhất của đá.

Cấu tạo của đá có thể phụ thuộc vào:

- Các nguyên nhân bên trong: liên quan đến đặc điểm kết tinh của đá. - Các yếu tố bên ngoài: trọng lực, sự chuyển động của magma, các dòng đối l−ụ..

Vì vậy Zavaritxki phân ra 2 kiểu cấu tạo: cấu tạo nội sinh và cấu tạo ngoại sinh. Tuy nhiên đây chỉ mang tính quy −ớc vì thực tế có những cấu tạo do cả hai yếu tố trên.

2- Các cấu tạo nội sinh:

- Cấu tạo đồng nhất: các khoáng vật đ−ợc phân bố đều đặn trong cả khối đá, tất cả các bộ phận của khối đá đều giống nhau, chứng tỏ điều kiện thành tạo đá ở tất cả các điểm của nó là nh− nhaụ Đây còn gọi là cấu tạo khốị Đây là

loại cấu tạo rất phổ biến trong đá magma, có thể gặp ở đá xâm nhập và cả đá phun tràọ

- Cấu tạo dị li: là đá có những phần này khác với phần kia bởi thành phần, kiến trúc hoặc cả thành phần và kiến trúc. Đó là do các đá khác bị bao và tiêu đi ch−a hết hoặc cũng có thể do các tác dụng bên ngoài tác động vào magma kết tinh. Loại cấu tạo này ít gặp.

- Cấu tạo cầu: các khoáng vật sắp xếp theo các lớp đồng tâm, đồng thời nhiều khoáng vật có vị trí tỏa tiạ Các lớp đồng tâm phân biệt với nhau về thành phần, màu sắc. Nguyên nhân là do magma bị bão hoà một vài thành phần nào đó, khi chúng di chuyển thì xen kẽ theo những lớp đồng tâm. Cấu tạo cầu gặp trong đá magma phun trào d−ới n−ớc thì khác: khi phun ở d−ới n−ớc dung nham phân ra thành những hệ thống giọt có vỏ cứng lại rất nhanh vì gặp n−ớc lạnh. Mỗi giọt đó coi nh− một hệ thống kết tinh độc lập, ngoài vỏ thì đặc xít, ở giữa có thể kết tinh rõ hơn.

3- Các cấu tạo ngoại sinh:

- Cấu tạo định h−ớng, cấu tạo dạng gneis: các khoáng vật sắp xếp theo những mặt hoặc những đ−ờng song song.

- Cấu tạo dòng chảy: một dạng của cấu tạo định h−ớng, các khoáng vật sắp xếp theo ph−ơng dòng chảy của magmạ

- Cấu tạo dải: Các khoáng vật sắp xếp thành các dải sáng màu và sẫm màu song song. Ví dụ đá gabro có các khoáng vật plagiocla và pyroxen xếp thành các dải xen kẽ nhaụ

- Cấu tạo lỗ hổng: khi dung nham đông đặc, các khí bốc lên tạo thành các lỗ hổng.

- Cấu tạo hạnh nhân: Các lỗ hổng bị lấp đầy các khoáng vật thứ sinh, ví dụ calcit lấp đầy các lỗ hổng trong đá bazan.

II- Kiến trúc:

1- Định nghĩa: Kiến trúc theo nghĩa rộng là toàn bộ những dấu hiệu xác

định những đặc điểm về hình thái của từng hợp phần tạo đá và quan hệ không gian giữa chúng với nhaụ Theo nghĩa hẹp hơn kiến trúc bao gồm những dấu hiệu về trình độ kết tinh, kích th−ớc, hình dáng của các tinh thể, quan hệ t−ơng hỗ giữa chúng với nhau và với thủy tinh.

Kiến trúc của đá phụ thuộc các yếu tố sau:

Một phần của tài liệu bài giảng thạch học cơ sở (Trang 28 - 29)