Phản ứng hydrat hóa, thủy phân với vai trò của n−ớc: Th−ờng xảy ra trên các đá silicat và alumosilicat, các khoáng vật của đá magma và đá biến

Một phần của tài liệu bài giảng thạch học cơ sở (Trang 46 - 48)

trên các đá silicat và alumosilicat, các khoáng vật của đá magma và đá biến chất thành tạo trong điều kiện nhiệt độ cao th−ờng bị biến thành các khoáng vật sét-một khoáng vật cân bằng trong điều kiện bình th−ờng của vỏ Trái đất.

Ví dụ: các quá trình sericit hóa, kaolinit hóa 3felspat kali +14 H2O = sericit +K(OH) 4felspat kali +22H2O = kaolinit +K(OH) - Phản ứng carbonat hóa với vai trò của CO2:

Xảy ra rõ nhất với đá vôi, làm cho đá vôi hòa tan, tạo nên các hang động karst.

3- Tính bền vững của các khoáng vật trong quá trình phong hóa: Các

khoáng vật trong đới phong hóa đều bị biến đổi ở những mức độ khác nhaụ Có những khoáng vật chỉ vỡ vụn cơ học nh− thạch anh, có những khoáng vật lại rất không bền, chỉ cần rơi vào đới phong hóa sẽ nhanh chóng biến thành khoáng vật khác nh− olivin, pyroxen... Mức độ bền vững của khoáng vật trong đới phong hóa quyết định bởi thành phần hóa học, cấu trúc ô mạng, kích th−ớc hạt và bản chất vật lý của điều kiện cảnh quan môi tr−ờng phong hóạ

4- Các tác nhân chi phối quá trình phong hóa:

+ Điều kiện khí hậu: Thể hiện bởi sự thay đổi các điều kiện m−a nắng, gió

bãọ Các nhân tố vật lý của chúng chính là nhiệt độ và độ ẩm. Hai đại l−ợng vật lý này chi phối các đặc điểm pH, Eh của môi tr−ờng.

pH thể hiện tính kiềm hay axit của môi tr−ờng: pH>7-môi tr−ờng kiềm; pH<7-môi tr−ờng axit; pH=7 môi tr−ờng trung tính.

Eh biểu thị mức độ oxy hóa khử của môi tr−ờng (hay còn gọi là thế năng oxy hóa khử), tính bằng mV. Eh có trị số d−ơng càng cao thì tính oxy hóa càng mạnh và ng−ợc lạị

Các phản ứng hóa học trong vỏ phong hóa xảy ra trong các điều kiện thuận lợi khi nhiệt độ tăng cao và độ ẩm lớn. Do vậy vỏ phong hóa ở các vùng nhiệt đới th−ờng dày và phức tạp hơn so với các vùng khác.

+ Điều kiện địa hình:

Vùng địa hình thoải, vật liệu phong hóa cơ học đ−ợc giữ lại trong vỏ phong hóa tạo nên đới có độ rỗng cao giàu n−ớc, tạo điều kiện cho quá trình phong hóa hóa học phát triển.

Vùng địa hình phân cắt mạnh, các vật liệu phong hóa cơ học đ−ợc di chuyển ngay khỏi vùng phong hóa, n−ớc chảy tràn trên bề mặt do đó khó xảy ra phong hóa hóa học.

Hai yếu tố trên tác động t−ơng hỗ trong 1 quá trình phức tạp và lâu dàị

+ Các chế độ vận động kiến tạo, tân kiến tạo:

Vùng có chế độ kiến tạo bình ổn tạo điều kiện cho vỏ phong hóa phát triển triệt để. Vùng nâng mạnh, vật liệu phong hóa cơ học tạo ra đến đâu bị rửa trôi ngay đến đó, do đó phong hóa hóa học kém phát triển.

+ Yếu tố thời gian: thời gian càng lâu, phong hóa càng triệt để. Các đá cổ

phong hóa nhiều hơn các đá có tuổi trẻ.

+ Các nhân tố chủ quan: Bản chất hóa học của khoáng vật, kiến trúc cấu

Ví dụ trong cùng điều kiện nh− nhau, các đá gneis bị phong hóa mạnh hơn nhiều so với các đá quarsit; Các đới đứt gãy lớn cắt sâu vào đá gốc tạo nên các đới phong hóa sâu hàng trăm mét, trong khi đó các đá nằm ngoài đứt gãy có đới phong hóa nông hơn nhiềụ

5- Cấu trúc vỏ phong hóa:

Vỏ phong hóa là sản phẩm của quá trình phong hóa đ−ợc tích tụ ngay trên bề mặt đá gốc. Nó là nguồn cung cấp vật liệu cho quá trình trầm tích. Vỏ phong hóa có cấu trúc phức tạp chi phối bởi các tác nhân phong hóạ

Điều kiện để có vỏ phong hóa là tốc độ xâm thực phải nhỏ hơn tốc độ phong hóa, chế độ kiến tạo t−ơng đối bình ổn.

Đặc điểm chung của vỏ phong hóa là tính phân đớị Cấu trúc các đới cũng nh− thành phần của mỗi đới phụ thuộc và chi phối bởi các điều kiện cụ thể.

Chung nhất theo Genzbua có các đới phong hóa (kiểu vỏ phong hóa) sau: - Vỏ phong hóa vụn: thành phần là các đá vụn, sắc cạnh, thành phần vật chất gần giống với đá gốc. Xuất hiện ở các vùng phân cắt mạnh, vùng núi cao trên các đá granit.

Một phần của tài liệu bài giảng thạch học cơ sở (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)