và điều kiện sinh thành đá. Thành phần xi măng th−ờng là vôi, silit, hydroxit sắt, cát, sét... với các kiểu xi măng lấp đầy, cơ sở, tiếp xúc.
- Cấu tạo: khối, phân lớp thô. - Dạng nằm: lớp, thấu kính.
Phổ biến và có ý nghĩa nhất là cuội kết và dăm kết.
Các hạt cuội th−ờng đ−ợc mài tròn, thành phần là các mảnh đá, các khoáng vật bền vững. Hạt lấp đầy cấp hạt cỡ cát và bột đ−ợc lắng đọng đồng thời cùng với hạt cuộị Xi măng là sét, carbonat...
Cuội kết tạo nên những tập dày nằm ở những vị trí nhất định trong địa tầng, cấu tạo phân lớp hoặc cấu tạo khối, rất ít hóa đá.
* Theo thành phần hạt cuội ng−ời ta phân biệt:
+ Cuội kết đơn khoáng: thành phần hạt vụn khá đơn giản, trên 90% hạt vụn có cùng thành phần. Đá có độ mài tròn và chọn lọc tốt do hạt vụn đ−ợc vận chuyển xạ
Th−ờng gặp là các loại:
- Cuội kết thạch anh: thành tạo ở các vùng ven bờ độ dốc không lớn lắm hoặc trong trầm tích hiện đại trên các thềm sông.
- Cuội kết vôi: Thành tạo trong những điều kiện đặc biệt ở vùng có đá vôi, hoạt động vùi lấp nhanh, các hạt vụn có độ mài tròn trung bình đến kém, th−ờng kéo dài hình bầu dục, hàm l−ợng xi măng gắn kết ít. Điển hình ở vùng Yên Châu, cuội kết vôi có màu đỏ xen kẽ với cát bột và sét kết cũng màu đỏ.
- Cuội kết granit, cuội kết gneis, cuội kết phun tràọ..
+ Cuội kết đa khoáng: Thành phần hạt cuội đa dạng nhiều loại nh− thạch anh, mảnh đá granit, gneis, độ hạt không đồng đều, độ mài tròn kém, màu sắc đa dạng.
* Theo nguồn gốc phân biệt:
- Cuội kết sông: thành phần phức tạp, độ hạt không đều, chọn lọc kém. Các hạt cuội xếp định h−ớng. Quy mô của cuội kết sông th−ờng khá lớn, chiều dày từ hàng chục mét đến hàng ngàn mét, phân bố thành dải đến hàng ngàn km.
- Cuội kết biển và hồ: thành phần đơn giản, th−ờng là thạch anh, silit. Độ mài tròn, chọn lọc tốt. Phân bố định h−ớng, trục dài của hạt cuội song song với đ−ờng bờ, ph−ơng xiên của hạt cuội phù hợp với ph−ơng phân lớp xiên...
- Cuội kết ven bờ: chủ yếu đ−ợc thành tạo do tác dụng của đới sóng vỗ, các hạt cuội đ−ợc mài tròn, chọn lọc tốt, th−ờng có chứa di tích sinh vật biển.
* Về mặt địa tầng có hai loại cuội kết:
- Cuội kết cơ sở: nằm không chỉnh hợp trên bề mặt bào mòn của tầng đá cổ, là tầng thấp nhất hay tầng cơ sở của 1 chu kỳ trầm tích mớị Do đó nó đ−ợc dùng làm tầng chuẩn để so sánh địa tầng.
- Cuội kết gian tầng: đ−ợc thành tạo do tác dụng bóc mòn khi n−ớc chảy, th−ờng có dạng lớp mỏng, thấu kính, nằm chỉnh hợp với đá vây quanh.
* Sự phân bố của cuội kết và ý nghĩa nghiên cứu:
Cuội kết có mặt từ Tr−ớc Cambri đến Kainozoị Tr−ớc Cambri có các tầng cuội kết chứa vàng, uran nằm ở vị trí bất chỉnh hợp giữa Arkei và Proterozoị
ở Việt Nam cuội kết Tr−ớc cambri quy mô lớn hầu nh− vắng mặt và không có khoáng sản còn trong các địa tầng Paleozoi, Mesozoi và Kainozoi rất phổ biến. Đặc biệt trong trầm tích Đệ tứ ở các đồng bằng sông Hồng và miền Trung rất phổ biến cuội kết và đó là các tầng chứa n−ớc rất có giá trị.
Nghiên cứu cuội kết có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.