Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (Trang 46)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.Phƣơng pháp nghiên cứu

Để đánh giá đƣợc thực trạng hoạt động quản lý nợ xấu tại tại BIDV Vĩnh Phúc, nghiên cứu sẽ sử dụng kết hợp phân tích định tính và định lƣợng. Hai phƣơng pháp phân tích sẽ hỗ trợ, bổ sung cho nhau trong việc làm rõ các nhận định, thựct rạng về quản lý nợ xấu tại BIDV Vĩnh Phúc.

2.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào các nhân viên tín dụng làm việc tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Vĩnh Phúc, trƣởng các phòng ban chức năng và một số thành viên trong ban lãnh đạo. Ngoài ra các đối tƣợng tiếp cận khác là các phòng ban quản lý nhƣ phòng tổ chức, phòng tài chính kế toán và Ban lãnh đạo ngân hàng. Nghiên cứu cũng tập trung khảo sát các khách hàng, đang có các giao dịch tín dụng với ngân hàng, nhằm có đƣợc sự đánh giá khách quan về quản lý và xử lý nợ xấu của ngân hàng.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Thu thập thông tin là hoạt động không thể thiếu để cung cấp số liệu cho việc phân tích đánh giá nội dung của đề tài. Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đánh giá chính xác về thực trạng vấn đề nghiên cứu và đề xuất những giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu của mình và của cơ sở. Nghiên cứu sẽ sử dụng hệ thống thông tin thứ cấp để tiến hành đánh giá, phân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tích thực trạng về quản lý nợ xấu tại BIDV Vĩnh Phúc.

Thông tin thứ cấp. Những dữ liệu thứ cấp đƣợc sử dụng trong nghiên cứu bao gồm các sách, báo, tạp chí, các văn kiện, nghị quyết, các công trình đã đƣợc xuất bản, các số liệu về tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu. Ngoài ra chúng tôi còn tham khảo các kết quả nghiên cứu đã công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học. Những số liệu này đƣợc thu thập bằng cách sao chép, đọc, trích dẫn nhƣ trích dẫn tài liệu tham khảo.

Sử dụng các số liệu thống kê có sẵn của các bộ phận có liên quan: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển - chi nhánh Vĩnh Phúc theo từng mốc thời gian, từng giai đoạn, bảng cân đối, báo cáo tổng kết của Chi nhánh, báo cáo đánh giá từng chuyên đề của các phòng chức năng qua các năm và số liệu thống kê của Ngân hàng nhà nƣớc tỉnh Vĩnh Phúc về hoạt động Ngân hàng của các NHTM trên địa bàn.

2.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

Các tài liệu sau khi thu thập đƣợc tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho việc phân tích đề tài. Các công cụ và kỹ thuật tính toán đƣợc xử lý trên chƣơng trình Excel. Công cụ phần mềm này đƣợc kết hợp với phƣơng pháp phân tích chính đƣợc vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng hiệu quả quản lý nợ xấu của BIDV Vĩnh Phúc thông qua các số tuyệt đối, số tƣơng đối và số bình quân, đƣợc thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.

2.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Đƣợc sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu cần thu thập nhƣ: kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm, kết quả huy động vốn, cơ cấu vốn, cơ cấu dƣ nợ tín dụng, tình hình nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu... qua các năm của BIDV Vĩnh Phúc, trên cơ sở đó tính toán số tƣơng đối, số tuyệt đối, số bình quân,…phản ánh quy mô chất lƣợng và hiệu quả. Từ đó đƣa ra kết luận của đề tài.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Từ các bảng kết quả trong phƣơng pháp thống kê mô tả, tác giả đƣa ra phân tích so sánh các nhóm chỉ tiêu liên quan giữa các năm, giữa BIDV với các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn. Từ đó đƣa ra những điểm mạnh, điểm yếu, những điểm còn hạn chế về hiệu quả huy động vốn.

2.2.3.3. Phương pháp đồ thị

Dùng các hình vẽ hoặc các đƣờng nét hình học để miêu tả đặc điểm số lƣợng của đối tƣợng nghiên cứu: quy mô tín dụng, tỷ lệ nợ xấu ... theo thời gian hàng năm. Từ mô hình đồ thị giúp đề tài cô đọng đƣợc những đặc điểm cơ bản của một hiện tƣợng một cách dễ dàng, nhanh chóng là công cụ để tác giả minh chứng rõ nhất về sự biến đổi, sự tăng trƣởng hay suy thoái về quy mô, hiệu quả quản lý nợ xấu của BIDV Vĩnh Phúc. Thông qua số liệu, các chỉ tiêu đánh giá đƣợc minh chứng bằng biểu đồ.

2.3. Các chỉ tiêu phân tích

2.3.1. Các chỉ tiêu cơ bản phản ánh kết quả quản lý nợ xấu

- Tổng số nợ xấu

- Tỷ lệ giữa giá trị các khoản nợ xấu/ tổng dƣ nợ và cho thuê. - Tỷ lệ nợ khó đòi/ tổng dƣ nợ và nợ khó đòi/tổng dƣ nợ xấu. - Tỷ lệ quỹ dự phòng rủi ro/ nợ xấu.

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh mức độ an toàn vốn

- Dƣ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn - Dƣ nợ khó đòi và tỷ lệ nợ khó đòi - Dự phòng rủi ro

- Dƣ nợ cho vay có bảo đảm và tỷ lệ cho vay có bảo đảm

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Chƣơng 2 đã giới thiệu cụ thể về phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc lựa chọn để tiến hành nghiên cứu và phân tích. Câu hỏi nghiên cứu đã đƣợc đƣa ra với 3 câu hỏi nghiên cứu chính đó là: Các vấn đề lý thuyết liên quan đến quản lý và xử lý nợ xấu tại ngân hàng? Nhóm câu hỏi về việc đánh giá về thực trạng quản lý và xử lý nợ xấu Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Vĩnh Phúc (BIDV Vĩnh Phúc) hiện nay ra

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sao? Những giải pháp nào có thể đề xuất nhằm nâng quản lý và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Vĩnh Phúc?

Phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc lựa chọn bao gồm các phƣơng pháp: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê và sử dụng các biểu, bảng, sơ đồ để minh họa, phƣơng pháp thống kê, thu thập số liệu, phƣơng pháp dự báo, phân tích định tính, phƣơng pháp diễn dịch và quy nạp, và môt số phƣơng pháp khác.

Ngoài ra, chƣơng 2 cũng đã chỉ ra phƣơng pháp chọn địa điểm nghiên cứu, phƣơng pháp thu thập thông tin thứ cấp, và chỉ ra các chỉ tiêu phân tích đƣợc sử dụng trong nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ

VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VĨNH PHÚC

3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Vĩnh Phúc

3.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh mới tái lập tháng 01/1997, tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú cũ. Toàn tỉnh có 9 huyện thị, 137 xã, phƣờng, thị trấn, diện tích tự nhiên 1.236,50 km2, dân số 1.014.598 ngƣời (tính đến hết năm 2012). Vĩnh Phúc là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vĩnh Phúc có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội: Nằm giáp với thủ đô Hà Nội, có mối liên hệ trực tiếp với tam giác kinh tế phía bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nằm trên cửa ngõ đi các tỉnh phía bắc và tây bắc, có hệ thống giao thông thuận lợi chạy qua nhƣ: Quốc lộ 2, đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai đi tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đƣờng thuỷ phát triển trên các tuyến Sông Hồng, Sông Lô và sông Phó đáy, tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài. Đƣờng cao tốc xuyên á Cảng Cái lân - Nội Bài - Nam Ninh (Trung Quốc) đã triển khai xây dựng năm 2009, đi qua tỉnh Vĩnh Phúc trên 40km; Vĩnh Phúc là điểm đến của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

Do đặc điểm vị trí địa lý nên nơi đây hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: Đồng bằng, trung du và miền núi hết sức thuận tiện cho phát triển nông - lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Một trong những ƣu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du, có đặc tính cơ lý tốt thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp.

Từ năm 1997 tái lập tỉnh (sau 28 năm hợp nhất với tỉnh Phú Thọ) kinh tế của tỉnh nhanh chóng đƣợc phát triển, nhịp độ tăng trƣởng bình quân (1998-2008) là 17,22%/ năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, năm 1997, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP ( giá thực tế) là 18,58%, dịch vụ là 37,36%, Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản 44,06%, năm 2008 tỷ trọng tƣơng ứng là: 58,34% - 23,95% - 17,71%. Tổng thu ngân sách của tỉnh khi mới tái lập trên 100 tỷ đồng, đến năm 2008 tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 9.228,2 tỷ đồng ( trong đó thu nội địa đạt 7.340 tỷ đồng);

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Năm 1997 số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có 136 doanh nghiệp (trong đó 36 doanh nghiệp Nhà nƣớc); sau khi tái lập tỉnh đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh và tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển nhƣ: mặt bằng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo lao động và xúc tiến thƣơng mại ….

Với lợi thế về địa lý - kinh tế và văn hóa, từ khi tái lập tỉnh đến nay, Vĩnh Phúc đã có bƣớc tiến nhanh và đạt đƣợc những thành tựu to lớn, kinh tế liên tục tăng trƣởng với tốc độ cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp thuỷ sản. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 1998 - 2000 rất cao, đạt 18,12%/năm; Giai đoạn 2001-2005 đạt 15,02%/năm; Giai đoạn 2006 - 2010 đạt trên 18%/năm. Thu ngân sách hiện nay xếp thứ 8 trên cả nƣớc. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1997 xếp thứ 45, từ năm 2007 đến nay xếp thứ 7 cả nƣớc. GDP bình quân đầu ngƣời năm 1997 chỉ đạt 144 USD, năm 2010 đã đạt 1.765 USD. Từ năm 2005 trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) và chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) của Vĩnh Phúc thƣờng xuyên đƣợc xếp trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu của cả nƣớc. Về văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt.

Cùng với sự đổi mới của cả nƣớc, Vĩnh Phúc cũng đang trên đà phát triển đổi mới khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy thế mạnh của mình, mở rộng giao lƣu quốc tế, nhất là sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất thu hút đƣợc nhiều doanh nghiệp nƣớc ngoài đến đầu tƣ nhƣ khu công nghiệp HONDA, TOYOTA Nhật Bản, Khu công nghiệp Khai Quang, Khu công nghiệp Bình Xuyên….

Nhìn chung Vĩnh Phúc là tỉnh có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế toàn diện, là địa phƣơng có chuyển dịch kinh tế nhanh. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, vị trí địa lý, giao thông, thông tin liên lạc, dịch vụ du lịch, nguồn lao động... là những tiềm năng rất lớn. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc vẫn còn có những khó khăn nhƣ: cơ sở vật chất hạ tầng còn hạn chế, diện tích đất canh tác ít, ngƣời lao động có kỹ thuật thiếu nhiều. Tuy nhiên những yếu tố chuyển dịch cơ cấu và phát triển trong những năm qua, cũng nhƣ xu thế phát triển sắp tới, cùng với những thuận lợi nói trên có thể nói Vĩnh Phúc là tỉnh đang phát triển và phát triển với tốc độ khá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển nhánh Vĩnh Phúc

Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam là ngân hàng thƣơng mại, với tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đƣợc thành lập ngày 26/4/1957. Trải qua hơn 55 năm xây dựng và trƣởng thành, ngân hàng đã trải qua 3 giai đoạn phát triển chính với các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ và mục tiêu hoạt động:

Ngày 26/04/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính đƣợc thành lập theo Quyết định số 177/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ.

Ngày 24/06/1981, Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam theo Quyết định số 259/CP của Hội đồng Chính phủ.

Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam theo Quyết định số 401/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng.

Ngày 01/05/2012 Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam theo Giấy phép thành lập số 84/GP-NHNN ngày 23/4/2012 của Thống Đốc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam.

BIDV hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực:

Ngân hàng: cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích trên thị trƣờng hiện nay.

Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ, đƣợc thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.

Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tƣ và tƣ vấn đầu tƣ cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.

Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tƣ các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nƣớc

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc là một trong 114 chi nhánh của BIDV, đƣợc thành lập ngay sau khi tái lập Tỉnh Vĩnh Phúc vào tháng 01/1997 có trụ sở chính đặt tại địa chỉ Số 08, Đƣờng Kim Ngọc, Phƣờng Ngô Quyền, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. Phạm vi lĩnh vực hoạt động của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

BIDV Vĩnh Phúc bao gồm:

- Huy động vốn: Huy động vốn bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng bằng nội và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn, vay từ các định chế tài chính trong nƣớc và các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN và sự phê duyệt của BIDV.

- Hoạt động tín dụng: Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính của BIDV Vĩnh Phúc. Các hoạt động tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc bao gồm cấp tín dụng bằng đồng nội và ngoại tệ, bảo lãnh, cho vay cầm cố và chiết khấu các loại giấy tờ có giá và các hình thức cấp tín dụng khác, theo quy định của NHNN và phân cấp uỷ quyền của BIDV.

- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: BIDV Vĩnh Phúc tập trung cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng, bao gồm thanh toán trong nƣớc và quốc tế, thu chi hộ khách hàng, thu chi bằng tiền mặt và séc, quản lý và trông giữ hộ tài sản quý hiếm, giấy tờ có giá.

- Các hoạt động khác: Bên cạnh các dịch vụ kinh doanh chính, BIDV Vĩnh Phúc cung cấp một số dịch vụ bổ sung cho khách hàng bao gồm các hoạt động đại lý và ủy thác, bảo hiểm, dịch vụ quản lý vốn, bảo lãnh phát hành trái phiếu, dịch vụ thấu chi, dịch vụ thẻ, gửi và giữ tài sản, dịch vụ thu hộ, dịch vụ ngân hàng điện tử, tƣ vấn tài chính, tƣ vấn thu xếp vốn…

3.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (Trang 46)