Nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (Trang 82 - 84)

6. Kết cấu của luận văn

3.3.1.Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, chính sách tín dụng còn nhiều bất cập.

- Hiện nay, cạnh tranh trong lĩnh vực Ngân hàng đã diễn ra hết sức căng thẳng

Doanh nghiệp nhà nƣớc ngày càng thu hẹp. Để tăng cƣờng mở rộng hoạt động tín dụng với các Doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các cá nhân hộ gia đình. Tuy nhiên đối với đối tƣợng khách hàng này rất khác so với các doanh nghiệp nhà nƣớc mà BIDV Vĩnh Phúc phục vụ trƣớc đây, đòi hỏi chính sách tín dụng hết sức linh hoạt để có thể cạnh tranh chiếm lĩnh thị phần trên địa bàn. Vậy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nên, BIDV Vĩnh Phúc cần có những sự thay đổi cho phù hợp với tình hình hiện tại để đáp ứng đƣợc những đối tƣợng khác hàng mới.

- Việc quản lý danh mục tín dụng vẫn còn hạn chế mới đƣa ra đƣợc những định hƣớng lớn trong hoạt động, việc triển khai thành những chỉ đạo cụ thể vẫn còn chồng chéo gây khó khăn cho các phòng trong quá trình thực hiện. Bên cạnh đó, việc đƣa ra ngành nghề phát triển tín dụng không đi kèm với các biện pháp, chính sách cụ thể, do đó kết quả chuyển dịch cơ cấu vẫn còn hạn chế.

Thứ hai, trình độ cán bộ Ngân hàng vẫn còn nhiều bất cập

Con ngƣời là một nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của một Ngân hàng nói chung và của BIDV một doanh nghiệp nhà nƣớc nói riêng, do đó chế độ đãi ngộ đối với nhân viên chƣa thể cạnh tranh đƣợc với các NHTM cổ phần, vì vậy hiện tƣợng chảy máu chất xám đã dẫn tới thiếu một đội ngũ cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm, có khả năng dự đoán và phân tích. Với một đội ngũ cán bộ trẻ, nhiệt huyết với công việc, có trình độ nghiệp vụ, tạo đƣợc ƣu thế trong cạnh tranh nhƣng vì thiếu kinh nghiệm thực tiễn nên gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc thích ứng và quản lý đƣợc hoạt động đầy rủi ro này.

Năng lực nhận biết gian lận khi phân tích khách hàng của các cán bộ làm công tác tín dụng còn yếu kém. Đối với hoạt động tín dụng, bên cạnh yêu cầu về trình độ học vấn tốt thì còn phải cần rất nhiều kinh nghiệm, trải nghiệm thực tế, phải có kỹ năng phân tích tổng hợp thông tin trên nhiều lĩnh vực hoạt động, từ đó mới có thể đánh giá toàn diện, chính xác thông tin khách hàng.

Trình độ nhân lực còn hạn chế sẽ là rào cản gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc chủ động ngăn ngừa rủi ro phát sinh cũng nhƣ xử lý những rủi ro đã phát sinh.

Với những chính sách thu hút nhân lực kém hấp dẫn hơn so với các ngân hàng khác, đặc biệt ngân hàng nƣớc ngoài sẽ làm cho BIDV Vĩnh Phúc gặp khó khăn trong việc thu hút nhân tài để đáp ứng những nhu cầu kinh doanh mới và hiện tại.

Thứ ba, việc mở rộng mạng lưới của BIDV Vĩnh Phúc trong thời gianvừa qua là khá nhanh, chỉ trong vòng 3 năm mà chi nhánh đã mở 3 phòng giao dịch do đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dẫn tới những vấn đề chất lƣợng cán bộ tín dụng chƣa cao, chƣa thể nâng cao đƣợc chất lƣợng tín dụng, dẫn đến sự đầu tƣ dàn trải, gánh nặng về chi phí ban đầu cho Chi nhánh. Mở rộng mạng lƣới là yếu tố ảnh hƣởng tới việc phát triển của BIDV Vĩnh Phúc trong việc đáp ứng tính sẵn có, thuận tiện giao dịch đối với khách hàng. Hiện tại, mạng lƣới của BIDV Vĩnh Phúc đã phát triển khá nhanh, nên tƣơng lai việc mở rộng mạng lƣới sẽ đáp ứng đƣợc xu hƣớng phát triển trong tƣơng lai.

Thứ tư, hệ thống thông tin chưa đầy đủ, kịp thời thiếu tính hệ thống và thiếu tính chính xác. Hệ thống thông tin là yếu tố quan trọng, tác động tới sự phát triển của BIDV Vĩnh Phúc nói riêng và các ngân hang khác nói chung. Tình trạng hệ thong thong tin chƣa đầy đủ, kịp thời, thiếu tính hệ thống và thiếu tính chính xác là tình trạng chung cho bất cứ Ngân hàng nào, tình trạng thiếu thông tin, đặc biệt là thông tin của khách hàng vay vốn và thông tin của môi trƣờng kinh tế liên quan đến khách hàng. Việc chia sẻ thông tin còn nhiều bất cập, có thể nói chỉ cán bộ tín dụng mới quan tâm đến các thông tin về rủi ro tín dụng, các cán bộ tại bộ phận khác không quan tâm đến hoặc nếu có biết cũng không có cơ chế truyền tải thông tin đến bộ phận chịu trách nhiệm xử lý. Không có sự phân cấp rõ ràng giữa ngƣời cập nhật và sử dụng thông tin.

Chƣa có bộ phận chuyên trách cung cấp thông tin về thị trƣờng, ngành nghề, khách hàng. Việc lấy thông tin khách hàng chủ yếu dựa vào kênh thông tin do khách hàng cung cấp, tin từ CIC, thông tin riêng.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (Trang 82 - 84)