Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (Trang 34)

6. Kết cấu của luận văn

1.3.2.Các nhân tố chủ quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.3.2.1. Chiến lược kinh doanh của Ngân hàng

Chiến lƣợc kinh doanh của Ngân hàng gồm các quyết định chiến lƣợc về việc lựa chọn sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, giành lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, khai thác và tạo ra đƣợc các cơ hội mới v.v.. của Ngân hàng trong dài hạn. Một chiến lƣợc kinh doanh hiệu quả sẽ giúp Ngân hàng có một phƣơng hƣớng phát triển nhất quán, giúp cho Ngân hàng khai thác tốt nhất năng lực hiện có của Ngân hàng và đồng thời, nó cũng giúp cho Ngân hàng có thể thích ứng một cách nhanh chóng, với các biến đổi của môi trƣờng kinh doanh.

Trên cơ sở có chiến lƣợc kinh doanh đúng đắn, NHTM mới có thể có những kế hoạch bộ phận đúng đắn cho từng thời kỳ, để đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra. Đối với nghiệp vụ tín dụng, chiến lƣợc kinh doanh của Ngân hàng phải đƣợc cụ thể hoá thành các mục tiêu và nhiệm vụ, định hƣớng khách hàng, thị trƣờng mục tiêu và sản phẩm tƣơng ứng, góp phần cân đối nghiệp vụ tín dụng trong các loại hình dịch vụ khác, góp phần hạn chế nợ xấu phát sinh.

Trong chiến lƣợc kinh doanh có bao hàm các chiến lƣợc Marketing, chiến lƣợc cơ cấu tổ chức và phát triển nguồn nhân lực… Ngay với chiến lƣợc Marketing lại là hệ thống các chiến lƣợc sản phẩm, chiến lƣợc giá cả phân phối, chiến lƣợc giao tiếp khuyếch trƣơng, định hƣớng phát triển nghiệp vụ tín dụng nói chung cũng phải tuân theo chiến lƣợc đó.

1.3.2.2. Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trƣơng, định hƣớng quy định chi phối hoạt động tín dụng do Hội đồng Quản trị của các NHTM đƣa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn để tài trợ cho các doanh nghiệp, các hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cho phép của những quy định của NHNN Việt Nam. Chính sách tín dụng tạo ra một cơ chế đảm bảo tính thống nhất, trong toàn bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng, tạo ra các tiêu chuẩn cho mỗi khía cạnh của hoạt động tín dụng, là tài liệu tham chiếu quan trọng, để đảm bảo tuân thủ các chính sách và quy trình thủ tục, góp phần hạn chế nợ xấu phát sinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hàng bao gồm một số nội dung: Mục tiêu hoạt động tín dụng, trách nhiệm của các cán bộ tín dụng, các chuẩn mực, chính sách bảo đảm chính, quy trình phê duyệt cho vay, hệ thống xếp hạng tín dụng, rủi ro tập trung tín dụng, kỳ hạn danh mục cho vay các trƣờng hợp ngoại lệ ...

1.3.2.3. Nhân tố con người

Đặc biệt là đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, bởi vì tín dụng là một hoạt động chứa đựng rất nhiều rủi ro. Trong quá trình cho vay việc thẩm định, đánh giá tình hình tài chính của các đối tƣợng khách hàng để cho vay, không chỉ đơn thuần dựa trên các con số mà phải dựa trên cả các kinh nghiệm thực tiễn. Cán bộ tín dụng có đầu óc phân tích, dự báo triển vọng tƣơng lai hay cơ hội, cũng nhƣ thách thức đối với lĩnh vực kinh doanh của khách hàng vay vốn. Nếu đánh giá không đúng hoặc không đánh giá hết đƣợc các khả năng rủi ro xảy ra liên quan đến khoản vay, sẽ ra quyết định cho vay sai lầm và dẫn đến nguy cơ nợ xấu cao, nhiều quốc gia đã rơi vào khủng hoảng, phát sinh khối lƣợng nợ xấu rất lớn. Tuỳ theo đặc điểm riêng mà mỗi nƣớc đã và đang có những biện pháp quản lý và xử lý nợ xấu cao.

1.3.2.4. Nền tảng công nghệ thông tin

Trong thời kỳ hiện đại ngày nay, công nghệ điện tử, tin học viễn thông đã và đang xâm nhập vào hầu hết tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, đặc biệt là các lĩnh vực sản xuất và cung ứng dịch vụ trong nền kinh tế thị trƣờng hiện nay. Đối với hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng, công nghệ tin học có một tác động rất lớn, giúp ích rất nhiều trong việc đa dạng hoá sản phẩm, tăng cƣờng kiểm soát rủi ro hỗ trợ quá trình đánh giá, phân tích khách hàng, khoản vay... phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, trên cơ sở hài hoà lợi ích của Ngân hàng và khách hàng - điều này có ý nghĩa rất lớn trong công tác quản lý và xử lý nợ xấu.

1.4. Kinh nghiệm về quản lý và xử lý nợ xấu ngân hàng một số nƣớc trên thế giới và bài học đối với Việt Nam

1.4.1. Kinh nghiệm quản lý và xử lý nợ xấu của ngân hàng một số nước trên thế giới

1.4.1.1. Ở Mỹ

Mỹ là một trong những quốc gia đi đầu trong việc quản lý nợ xấu. Để quản lý nợ xấu, Cục Dự trữ liên bang (FED) đã đƣa ra điều khoản FAS 114 quy định về mối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quan hệ giữa quyết định cho vay, phân loại khoản vay, tình trạng các khoản nợ và việc dự phòng rủi ro.

Bên cạnh đó Mỹ đã thành lập Công ty tín thác xử lý tài sản quốc gia Hoa Kỳ (The Resolution Trust Company in the United State - RTC). Nhƣ một cơ quan nhà nƣớc, RTC đƣợc thành lập với rất nhiều mục tiêu nhƣ: Tối đa hoá thu nhập ròng từ việc bán tài sản đƣợc chuyển nhƣợng, tối thiểu hoá tác động lên các thị trƣờng địa ốc và thị trƣờng tài chính nội địa, tối đa hoá việc tạo ra nhà ở cho các cá nhân có thu nhập thấp, RTC thực hiện việc xử lý đối với vả hai loại nợ luân chuyển thông thƣờng và nợ tồn đọng, khó xử lý (performing and non - Performing loans). Tổng số tài sản mà RTC đã xử lý đƣợc là 465 tỷ USD bằng 8,5% tổng tài sản trong khu vực tài chính, tƣơng đƣơng 8,5% GDP của Mỹ năm 1989.

Nguyên nhân thành công của RTC là do khối lƣợng nợ xấu chỉ bằng 3% tổng tài sản tài chính trong giai đoạn khủng hoảng trầm trọng nhất. Hơn thế nữa, khoảng 50% tài sản là các khoản vay bất động sản và vay cầm cố, 35% là tiền mặt và các loại chứng khoán khác. Vì vậy, nhiều tài sản đƣợc chuyển nhƣợng là rất tốt và dễ dàng bán, thông qua chứng khoán hoá và đấu giá trên thị trƣờng tài chính phát triển nhất thế giới. Một trong những yếu tố tạo nên sự thành công này, các nhân sự cao cấp của RTC đƣợc lấy từ công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang - cơ quan, có sự hiểu biết rõ về vấn đề lựa chọn bất lợi và tâm lý ỷ lại trong hoạt động tài chính, đội ngũ nhân viên của họ rất nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý các tổ chức tài chính khó khăn, lâm vào tình trạng phá sản. Mặt khác, RTC đã dựa vào những nhà đầu tƣ tƣ nhân để đánh giá, quản lý và bán nhiều tài sản. Một cấu trúc quản lý hiệu quả đã cho phép RTC thu hồi 1/3 tài sản đƣợc chuyển nhƣợng, giảm thiểu đáng kể khối lƣợng nợ phải bán.

Mặc dù tỷ lệ thu hồi trên tổng tài sản đƣợc chuyển nhƣợng đạt 86%, nhƣng tổng chi phí hoạt động của RTC là tƣơng đối lớn khoảng 88tỷ USD, bằng 20% giá trị tài sản đƣợc chuyển nhƣợng bằng 1,5% GDP năm 1989. Có nhiều yếu tố không thuận lợi ảnh hƣởng đến hoạt động của RTC nhƣ: việc tài trợ của Chính phủ không kịp thời và đầy đủ đã làm gia tăng chi phí xử lý, việc xử lý tài sản nhanh chóng bị cản trở bởi nhiều mục tiêu không nhất quán đan xen

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1.4.1.2. Ở Trung Quốc

Trung Quốc là một trƣờng hợp riêng biệt, trong việc lựa chọn mô hình quản lý nợ xấu. Do những đặc điểm riêng với hệ thống Ngân hàng có quy mô rất lớn, với tổng dƣ nợ cho vay nền kinh tế lên đến gần 2.000tỷ USD, gấp 1,5 lần GDP. Tổng khối lƣợng nợ xấu khoảng 480 tỷ USD bằng 36% GDP. Nếu xét về số tuyệt đối thì khối lƣợng nợ xấu này, tƣơng đƣơng khối lƣợng nợ xấu của Mỹ vào năm 1989, nhƣng tỷ lệ so với GDP lại gấp hơn 5 lần.

Theo quy định của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (với tƣ cách là NHTW) bộ phận tín dụng của NHTM cần phải có các quy trình kiểm tra trƣớc, trong và sau khi cho vay, kịp thời thu thập thông tin để phân loại, thiết lập và hoàn chỉnh hồ sơ phân loại, kịp thời đề xuất kiến nghị kiểm tra lại; chịu trách nhiệm về tính chân thực, tính chuẩn xác, tính hoàn chỉnh của các dữ liệu phân loại, đề xuất ý kiến và lý do phân loại; định kỳ báo cáo cho bộ phận quản lý rủi ro những thông tin phân loại của bộ phận tín dụng; căn cứ vào kết quả phân loại tiến hành quản lý, các khoản tín dụng có sự phân biệt trong quản lý đối với từng khoản tín dụng, thực hiện các biện pháp cải tiến, loại trừ và xử lý rủi ro.

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã ban hành hƣớng dẫn trích lập dự phòng tổn thất cho vay, yêu cầu các NHTM kiểm tra định kỳ đối với các loại tài sản, dựa trên nguyên tắc thận trọng dự kiến một cách hợp lý, các khoản tài sản có khả năng phát sinh tổn thất nhƣ dự phòng tổn thất cho vay,... Đồng thời, theo đó có các khoản tín dụng đƣợc phân thành 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn (nhóm 1), nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dƣới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ ghi ngờ (nhóm 4) nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5), trong đó nợ nhóm 3, 4, 5 đƣợc gọi là nợ xấu. Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay bao gồm: dự phòng chung và dự phòng cụ thể:

- Dự phòng chung đƣợc trích hàng tháng và đƣợc xác định bằng 1% số dƣ cuối kỳ của các khoản tín dụng.

- Dự phòng cụ thể: Vào cuối tháng, dựa theo kết quả phân loại nợ và sau khi khấu trừ giá trị tài sản thế chấp, NHTM trích lập dự phòng cụ thể theo số dƣ các khoản tín dụng với tỷ lệ nhƣ sau: nhóm 1: 0%; nhóm 2: 2%; nhóm 3: 25%; nhóm 4: 50%; nhóm 5: 100%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khi phân loại các khoản tín dụng, NHTM Trung Quốc chủ yếu dựa trên cơ sở khả năng trả nợ và dòng tiền thuần, thiện chí trả nợ, tài sản đảm bảo, trách nhiệm pháp luật về thanh toán nợ vay của khách hàng, tình hình quản lý tín dụng của Ngân hàng... Trong phân loại nợ, các NHTM Trung Quốc lấy việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng là cốt lõi, thu nhập kinh doanh bình thƣờng của khách hàng là nguồn vốn trả nợ chủ yếu, tài sản đảm bảo là nguồn vốn trả nợ thứ yếu. Đối với khoản cho vay mới, Ngân hàng xem xét lịch sử giao dịch, tình trạng uy tín của khách hàng với Ngân hàng khác. Nếu khách hàng vay là Công ty mới thành lập thì chủ yếu xem xét lại lịch sử giao dịch, uy tín của các cổ đông. Lịch sử trả nợ của khách hàng có thể phản ánh tình trạng gia hạn, quá hạn nợ vay của họ, đây là yếu tố quan trọng cần xem xét khi tiến hành phân loại các khoản tín dụng.

Để thực hiện xử lý nợ xấu Trung Quốc đã thành lập 04 Công ty quản lý tài sản với vốn điều lệ khoảng 05 tỷ USD (Tƣơng đƣơng 1% tổng số nợ xấu của hệ thống Ngân hàng Trung Quốc hiện nay). Đây là một con số rất nhỏ so với khối lƣợng nợ xấu, do đó năm 1999 khi một khối lƣợng nợ bằng 170 tỷ USD đƣợc chuyển sang các AMC đã phải vay từ Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (67tỷ USD) và phát hành trái phiếu (108tỷ USD). Kết quả đến tháng 3/2004, các AMC xử lý đƣợc 63, 9 tỷ USD mà phần lớn là chuyển nợ thành vốn chủ sở hữu (12,7 tỷ USD), nhƣ vậy số nợ phải thu hồi đƣợc chỉ đạt 7,6% tổng số nợ xấu đƣợc chuyển sang và bằng 20% số nợ đƣợc xử lý.

1.4.1.3. Ở Singapore (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bên cạnh việc xây dựng một hệ thống phòng ngừa nợ xấu thông qua các cơ chế, chính sách cho vay, thành lập uỷ ban giám sát Ngân hàng cũng nhƣ mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng hiện đại. Singapore quy định những ngƣời ký kết các khoản tín dụng, phải chịu trách nhiệm trƣớc tiên trong việc thực hiện phân loại tín dụng, phân loại chính xác dựa trên những đánh giá về ngƣời bảo lãnh, tài sản ký quỹ, dòng tiền các điều kiện về tài chính, triển vọng phát triển,... và có thể thay đổi kết quả phân loại, trong quá trình phê chuẩn thông thƣờng hay vào bất kỳ thời điểm nào khác. Các khoản tín dụng đƣợc phân thành 5 nhóm: nợ đủ tiêu chuẩn (nợ nhóm 1), nợ cần chú ý (nợ nhóm 2), nợ dƣới tiêu chuẩn (nợ nhóm 3), nợ nghi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngờ (nợ nhóm 4), nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5), trong đó nhóm 3, 4, 5, đƣợc gọi là nợ xấu. Việc trích lập dự phòng tổn thất cho vay chỉ bao gồm dự phòng cụ thể. Dự phòng cụ thể đƣợc xác định theo nguyên tắc:

- Hoạt động kinh doanh cơ bản và khả năng tài chính vững chắc của khách hàng vay (kiểm tra khả năng tồn tại).

- Nguồn tiền mặt của khách hàng vay (gồm cả hỗ trợ của bên thứ 3).

- Chất lƣợng và giá trị có thể bán đƣợc của tài sản ký quỹ và tài sản bảo lãnh cho khoản tín dụng.

- Sự tồn tại của quyền truy đòi hợp pháp có giá trị pháp lý và có thể thi hành đối với khách hàng vay.

Đồng thời với các nguyên tắc trên, giá trị dự phòng không đƣợc nhỏ hơn giá trị tối thiểu theo quy định của cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore (MAS) là: Nợ dƣới chuẩn: 10% giá trị khoản vay; Nợ nghi ngờ: 50% giá trị khoản vay; Nợ có khả năng mất vốn: 100% giá trị khoản vay.

Để phòng ngừa các khoản nợ xấu phát sinh, các NHTM Singapore đƣợc yêu cầu xây dựng “Danh sách theo dõi” để nhận biết, những dấu hiệu cảnh báo sớm vấn đề bất ổn về tín dụng. “Danh sách theo dõi” không phải là một danh mục phân loại, mà danh sách những khách hàng đang tồn tại những vấn đề tín dụng tiềm ẩn cần quan tâm. Những khách hàng có tên trong danh sách này, không phải là những khách hàng bị xếp loại vào nhóm nợ xấu, mà là những khách hàng đƣợc xếp loại vào nợ đủ tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nếu trƣờng hợp dấu hiệu cảnh báo sớm có chiều hƣớng bất lợi đối với khách hàng vay, khi đó cần xem xét để xếp loại khách hàng vào nhóm nợ cần chú ý hoặc thấp hơn.

Đối với các khoản nợ đƣợc phân loại vào nợ xấu, thì tối đa trong vòng 30 ngày làm việc, các cán bộ tín dụng phải chuyển ngay cho bộ phận quản lý tài sản đặc biệt để theo dõi:

(i): Thực hiện xem xét lại tất cả các loại giấy tờ và tài sản ký quỹ, và khi cần thiết có sửa đổi để hoàn chỉnh các giấy tờ và tài sản đó;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trong một khoảng thời gian thích hợp;

(iii): Trƣờng hợp cần thiết sẽ tiến hành những thủ tục pháp lý thích hợp, để thu hồi các khoản tín dụng;

(iv): Đƣa ra chiến lƣợc thu hồi khoản nợ cũng nhƣ phân loại vào các nhóm nợ thích hợp;

(v): Tiến hành giám sát chặt chẽ và kiểm tra thƣờng xuyên hơn đối với các khoản nợ này.

Đối với các khoản nợ xấu đã đƣợc trích lập dự phòng đầy đủ, cơ quan quản lý tiền tệ Singapore (MAS) cho phép các NHTM, đƣợc xóa nợ xuống còn 1 đô la Singapore bất kể tình trạng có thể thu hồi đƣợc các khoản nợ nhƣ thế nào. Điều này đƣợc thực hiện nhằm phục vụ cho các mục đích giám sát. Báo cáo danh mục những khoản nợ xấu và trích lập dự phòng cụ thể của các NHTM, bắt buộc phải đƣợc nộp tới HĐQT của NHTM và MAS để quản lý.

Với việc quản lý nợ xấu nhƣ trên, nhìn chung tỷ lệ nợ xấu của các NHTM Singapore không cao và thông thƣờng, nếu phát sinh một khoản nợ xấu ở NHTM

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (Trang 34)