Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (Trang 107)

6. Kết cấu của luận văn

4.3.1.Đối với Chính phủ

Chính phủ cần có các biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ về công nghệ, tín dụng và kỹ năng quản lý, tạo môi trƣờng kinh doanh thuận lợi cho loại hình doanh nghiệp này. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 95% tổng số các doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam. Tuy nhiên, do ảnh hƣởng của những biến động kinh tế mạnh mẽ trong năm qua, phần lớn các doanh nghiệp này đang gặp khó khăn. Nếu không có sự hỗ trợ kịp thời từ phía Nhà nƣớc, nhiều doanh nghiệp có thể sẽ không còn khả năng bám trụ trong khó khăn kinh tế, đe dọa đến chất lƣợng tín dụng của nhiều ngân hàng Việt Nam, trong đó có chi nhánh Vĩnh Phúc.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

định mức tín nhiệm ra đời và hoạt động tại Việt Nam. Với vai trò là một tổ chức đánh giá trung gian, độc lập và chuyên nghiệp, nó sẽ là sự hỗ trợ đắc lực cho các ngân hàng trong việc cung cấp các thông tin khách quan, chính xác để đánh giá và xếp hạng doanh nghiệp.

Cho phép các tổ chức nƣớc ngoài tham gia thị trƣờng mua bán nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam. Ngay từ năm 2001, Chính phủ Trung Quốc đã cho phép hình thành thị trƣờng mua bán nợ xấu ngân hàng, với sự tham gia của rất nhiều thành phần quốc doanh, tƣ nhân, trong nƣớc và quốc tế. Trung Quốc quan niệm rằng, nếu chỉ để cho các thành phần quốc doanh mua bán trên thị trƣờng này, quá trình định giá sẽ không thực sự cạnh tranh. Việc mua bán nợ xấu ngân hàng ở Việt Nam hiện nay diễn ra rất khó khăn, phức tạp, kéo dài thậm chí từ hai đến ba năm. Cho phép các lực lƣợng nƣớc ngoài tham gia thị trƣờng này, sẽ là giải pháp thúc đẩy thị trƣờng mua bán nợ Việt Nam phát triển nhanh nhất.

Hoàn thiện các văn bản pháp lý về vấn đề xử lý TSĐB khoản vay, theo hƣớng tăng quyền tự chủ cho các NHTM, cũng nhƣ rút ngắn thời gian xử lý tài sản. Cho phép các NHTM, đƣợc chủ động hoàn thiện các thủ tục pháp lý đối với TSĐB, nhất là bất động sản, nhằm tạo thuận lợi cho ngân hàng trong việc phát mại, khai thác và sử dụng TSĐB.

Đẩy nhanh tiến độ thành lập trung tâm thông tin tín dụng tƣ nhân, theo kế hoạch hợp tác với Tập đoàn tài chính quốc tế (IFC). Chƣơng trình phát triển kinh tế tƣ nhân (MPDF) và Công ty cổ phần đầu tƣ PCB (PCBH). Đây đƣợc xem là một bƣớc tiến quan trọng đối với ngành ngân hàng Việt Nam. Trung tâm thông tin tín dụng tƣ nhân đầu tiên tại Việt Nam, sẽ cung cấp thông tin tín dụng về các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cũng nhƣ các cá nhân cho các ngân hàng. Theo Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, các trung tâm thông tin tín dụng tƣ nhân, đƣợc hình thành do nhu cầu của thị trƣờng, thƣờng hoạt động tốt hơn các trung tâm thông tin tín dụng công, trong việc hỗ trợ cho các giao dịch tín dụng. Các trung tâm này sẽ thu thập thông tin từ nhiều nguồn rộng rãi nhƣ từ nhà cung cấp tín dụng thƣơng mại, ngƣời bán lẻ, Tòa án và các công ty cung ứng dịch vụ, v.v...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Hiện nay, các TSĐB cho khoản vay ở các ngân hàng nƣớc ta chủ yếu vẫn là bất động sản. Do vậy, phát triển thị trƣờng bất động sản, cũng chính là tạo điều kiện cho các ngân hàng xử lý nợ xấu dễ dàng hơn. Thị trƣờng bất động sản ở nƣớc ta, chƣa phát triển đúng tầm và còn một số hạn chế. Thị trƣờng phát triển không đồng đều và thiếu ổn định, tính cạnh tranh và minh bạch của thị trƣờng từ khâu tạo lập đến hoạt động giao dịch mua bán còn yếu. Để thúc đẩy thị trƣờng bất động sản phát triển, khắc phục đƣợc những khuyết tật, trong thời gian tới Chính phủ cần phải, hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm thúc đẩy và quản lý thị trƣờng bất động sản phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững và lành mạnh; bổ sung hành lang pháp lý để hình thành các định chế tài chính phi ngân hàng nhƣ: quỹ đầu tƣ bất động sản, quỹ phát triển nhà ở, quỹ tiết kiệm nhà ở nhằm thu hút các nguồn vốn cho thị trƣờng; cân đối cung - cầu hàng hoá cho thị trƣờng bất động sản, đặc biệt là bất động sản nhà ở, bảo đảm chủ động bình ổn thị trƣờng theo quy luật cung cầu, thúc đẩy phát triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội; quản lý và nâng cao năng lực các chủ thể tham gia thị trƣờng bất động sản trong đó có các tổ chức hỗ trợ thị trƣờng nhƣ các tổ chức, cá nhân định giá, các tổ chức, cá nhân môi giới, tƣ vấn về bất động sản; hoàn thiện hệ thống thông tin, dự báo thị trƣờng bất động sản, v.v…

Chính phủ cùng NHNN cần tăng cƣờng chỉ đạo và đẩy mạnh thực hiện đề án tái cơ cấu các NHTM Việt Nam, giúp các ngân hàng lành mạnh hoá tình hình tài chính, trong đó bao gồm việc ngăn ngừa và xử lý nợ xấu của các NHTM. Gắn cải cách ngân hàng với cải cách kinh tế toàn diện.

4.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các ngân hàng, quản lý tình hình tài chính khách hàng một cách chặt chẽ hơn. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cho hoạt động thanh toán của nền kinh tế, bao gồm: phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của các bên tham gia thanh toán không dùng tiền mặt. Trên cơ sở đó, tiến hành kiểm soát rủi ro pháp lý thích hợp bảo đảm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phù hợp với các chuẩn mực thông lệ quốc tế; tạo lập môi trƣờng cạnh tranh công bằng, đảm bảo khả năng tiếp cận thị trƣờng và dịch vụ của các chủ thể tham gia; hình thành cơ chế bảo vệ khách hàng hữu hiệu và bảo đảm, quy trình giải quyết tranh chấp khách quan; phổ biến kiến thức và tuyên truyền về thanh toán không dùng tiền mặt; có chính sách ƣu đãi về thuế, phí trong lĩnh vực thanh toán, đặc biệt khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt bằng chính sách thuế giá trị gia tăng; xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý, v.v...

Nâng cao hiệu quả giám sát của Thanh tra NHNN. Quá trình thanh tra cần ngăn chặn xu hƣớng cạnh tranh không lành mạnh, buông lỏng các điều kiện tín dụng của các ngân hàng. Hiện nay, thẩm quyền của Thanh tra NHNN gắn với chức năng quản lý Nhà nƣớc, do đó việc giám sát mang nặng tính hành chính, nghiêng về xử lý sai phạm, khắc phục hậu quả mà thiếu những khuyến nghị, cần thiết và kịp thời đối với NHTM. Mô hình tổ chức và cơ chế điều hành hoạt động thanh tra ngân hàng còn chồng chéo và kém hiệu lực. Thanh tra NHNN còn chịu sự điều chỉnh, đồng thời của Luật NHNN và Luật Thanh tra, nghĩa là không có sự khác biệt đáng kể, giữa bản chất thanh tra chuyên ngành ngân hàng với cơ quan thanh tra của các bộ, ngành khác.

Hoàn thiện khung pháp lý về giám sát tài chính ngân hàng, những nội dung đổi mới Thanh tra NHNN, cần đƣợc cụ thể hóa trong Luật NHNN sửa đổi. Về lâu dài, cần có Luật Giám sát hoạt động ngân hàng, để có thể xây dựng hệ thống giám sát ngân hàng dựa trên nền tảng của công nghệ thông tin hiện đại.

Hoàn thiện phƣơng pháp kiểm toán và kiểm soát nội bộ trong các TCTD, tiến tới các chuẩn mực quốc tế. Hoàn thiện các quy định an toàn trong hoạt động ngân hàng, bao gồm các quy định mang tính ngăn ngừa và các quy định mang tính bảo vệ, các quy định về chính sách quản lý các TCTD và hoạt động ngân hàng.

Ban hành quy chế chuyển nợ thành vốn góp cổ phần cho các TCTD, nhằm tạo khung pháp lý đầy đủ cho hoạt động này.

4.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thứ nhất: BIDV nên tách bạch hơn nữa khâu đề xuất, thẩm định, phê duyệt

và giải ngân. Hiện tại theo quy trình tín dụng đang áp dụng tại BIDV từ 01/10/2009, mặc dù đã bổ xung chức năng cho phòng QLRR, về việc thẩm định rủi ro trong việc cấp tín dụng và tái thẩm định đối với tài sản bảo đảm, tách rời khâu giải ngân ra khỏi khâu đề xuất và phán quyết tín dụng. Tuy nhiên đầu mối chính trong phê duyệt, cho vay đối với khách hàng vẫn nằm ở trong phòng QHKH. Đối với một số đối tƣợng khách hàng nhất định, Phòng quan hệ khách hàng vẫn đƣợc uỷ quyền trong việc phê duyệt cho vay.

Quy trình cho vay của BIDV nên sửa đổi theo mô hình khuyến nghị:

Sơ đồ 4.1: Quy trình cấp tín dụng theo theo khuyến nghị

Theo sơ đồ này, khâu thẩm định, phê duyệt cho vay tách rời hoàn toàn khỏi khâu đề xuất tín dụng. Phòng Quan hệ khách hàng tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo tín dụng. Phòng quản lý rủi ro thực thi chức năng, thực hiện thẩm định tín dụng độc lập và ra các ý kiến về cấp tín dụng, cũng nhƣ giám sát quá trình thực hiện, các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng. Phòng quản trị tín dụng sẽ thực thi chức năng quản lý nợ, thực hiện lƣu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay, đóng vai trò là khâu kiểm soát cuối cùng trƣớc khi tiền đến tay khách hàng.

Thứ hai: Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm pháp lý của bộ phận

Khách hàng Phòng quan hệ khách hàng Phòng quản lý rủi ro (1) Hồ sơ TD (5) HĐTD (2) Báo cáo đề xuất TD (9) Giải ngân (10) Thu nợ, lãi Phòng kế toán Phòng quản lý nợ Cấp có thẩm quyền (7) TB đủ ĐK rút vốn (16) Yêu cầu rút vốn vay (3) (8) Thông báo (4) QĐ cho vay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quan hệ khách hàng, quản lý rủi ro tín dụng và quản lý nợ. Sự rạch ròi trong phân định trách nhiệm, sẽ đảm bảo tính công bằng trong đánh giá chất lƣợng công việc, là điều kiện để quá trình xử lý các dấu hiệu rủi ro tín dụng đƣợc nhanh chóng, hiệu quả và kịp thời, cũng nhƣ tạo sự yên tâm trong suy nghĩ, hành động của cán bộ các bộ phận.

4.3.3.2. Đầu tư trang thiết bị về công nghệ thông tin hiện đại

Củng cố và phát triển nền tảng công nghệ, khai thác các tiện ích, nhằm thực hiện chiến lƣợc đa dạng các sản phẩm Ngân hàng hiện đại. Trong quá trình đầu tƣ công nghệ, BIDV cần có kế hoạch triển khai cụ thể:

Đầu tƣ theo chiều sâu vào các tảng thiết bị nhƣ: hệ thống mạng nội bộ, các phần mềm tin học, đặc biệt các phần mềm xử lý hỗ trợ cho công tác thẩm định dự án. Cập nhật những công nghệ Ngân hàng mới, hiện đại trên thế giới đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập.

Song song với việc đầu tƣ công nghệ, đòi hỏi Ngân hàng phải thƣờng xuyên tập huấn cho các cán bộ quan hệ khách hàng, để có khả năng sử dụng các công nghệ mới của Ngân hàng.

Bên cạnh đó, ngân hàng phải chú trọng đầu tƣ trang thiết bị và công nghệ phải đƣợc thực hiện từng bƣớc, không nên đầu tƣ một cách dàn trải. Bởi lẽ cần phải có thời gian thích ứng, phù hợp với sự phát triển hiện đại của hệ thống.

4.3.3.3. Hoàn thiện hệ thống thông tin

+ Thực hiện việc quản lý dữ liệu tập trung, đảm bảo có sẵn thông tin cho cấp có thẩm quyền khi ra quyết định cho vay.

+ Tạo ra một bộ phận chuyên nghiên cứu và xử lý thông tin: Để giúp phân loại và sắp xếp thông tin một cách khoa học, có chất lƣợng góp phần đáp ứng nhu cầu ngƣời sử dụng.

+ Triển khai việc xếp hạng tín dụng đối với khách hàng, nâng cấp đảm bảo chính xác và kịp thời hệ thống thông tin báo cáo và quản trị rủi ro.

Ngoài ra BIDV cần tăng cƣờng hợp tác, liên kết trao đổi chia sẻ thông tin giữa NHTM, trong việc cung cấp thông tin cho nhau về khách hàng, góp phần hỗ trợ nhau trong việc quyết định tín dụng chính xác, đồng thời sẽ làm giảm thiểu rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý nợ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 4.3.3.4. Thường xuyên đổi mới, nâng cao thực tiễn và khả năng đánh giá chính xác của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Ngân hàng TMCP ĐT&PT Việt Nam cần phải thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, cải thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ định kỳ, để cho hệ thống xếp hạng tín dụng phù hợp với điều kiện thực tế, từ đó có thể đánh giá chính xác tình hình khách hàng, khoản vay, làm cơ sở trong xây dựng chính sách khách hàng về giới hạn tín dụng, để áp dụng hình thức bảo đảm tiền vay thích hợp, các định hƣớng tín dụng với từng khách hàng. Do đó hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đang và sẽ là một trong những công việc trọng tâm, để nâng cao chất lƣợng tín dụng.

4.3.3.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (BAMC)

- Thay đổi cơ chế uỷ thác trong thu hồi nợ, giữa BAMC với các chi nhánh trong hệ thống, theo hƣớng tăng cƣờng sự ràng buộc trách nhiệm giữa Chi nhánh và BAMC, để nâng sự phối hợp giữa các bên, trong quá trình thu hồi nợ vay.

- Phát triển BAMC thành một công ty đa năng bên cạnh hoạt động thu hồi nợ, còn thực hiện các hoạt động khác nhƣ môi giới, mua bán bất động sản, hay tƣ vấn trong việc cơ cấu và tái cơ cấu doanh nghiệp. Nhƣ vậy sẽ tạo điều kiện cho công ty trong việc, vừa bảo đảm thu hồi nợ, đồng thời lại tạo thêm thu nhập, giảm gánh nặng chi phí cho ngân hàng.

- Xây dựng các cơ chế khuyến khích trong việc xử lý và thu hồi nợ, nhƣ cơ chế động viên khuyến khích cán bộ.

- Ƣu tiên trong công tác đào tạo đối với cán bộ BAMC, tạo các cơ hội rèn luyện chuyên môn, các kỹ năng nghiệp vụ, tham gia các khóa học trong và nƣớc ngoài.

Kết luận chƣơng 4

Trên cơ sở định hƣớng hoạt động kinh doanh, định hƣớng hoạt động tín dụng và quản lý và xử lý nợ, của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Vĩnh Phúc. Luận văn đề xuất một hệ thống hai nhóm giải pháp quản lý và xử lý nợ, tại Ngân hàng TMCP ĐT&PT Vĩnh Phúc. Để hệ thống giải pháp trên có tính khả thi, luận văn đã đề xuất 3 nhóm kiến nghị, đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nƣớc và Ngân hàng TMCP

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh nền kinh tế trong và ngoài nƣớc đang diễn biến nhanh, phức tạp và khó dự đoán. Kết quả đã đạt đƣợc trong công tác quản lý và xử lý nợ xấu, của Ngân hàng TMCP ĐT&PT Vĩnh Phúc, có thể coi là một sự nỗ lực, cố gắng hết mình của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh. Năm 2013 là năm có nhiều khó khăn, đối với các Ngân hàng thƣơng mại nói chung và đối với BIDV Vĩnh Phúc nói riêng. Trong bối cảnh đó hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, tăng cƣờng chất lƣợng công tác quản lý nợ xấu, là biện pháp tất yếu, của các Ngân hàng thƣơng mại đều phải lựa chọn. Nâng cao chất lƣợng hoạt động kinh doanh, để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phƣơng pháp nghiên cứu lý luận, kết hợp với tình hình hoạt động thực tế của BIDV Vĩnh Phúc, luận văn đã hoàn thành những

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (Trang 107)