Nhóm giải pháp chung

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (Trang 98 - 99)

6. Kết cấu của luận văn

4.2.1.Nhóm giải pháp chung

- Tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn song song với việc cơ cấu lại nguồn vốn. - Hƣớng nâng cao tỷ trọng nguồn vốn VND, nguồn vốn từ dân cƣ, duy trì và mở rộng nguồn vốn từ tổ chức kinh tế. Phát huy tốt những giải pháp huy động vốn trung dài hạn, coi đây là cơ sở để phát triển các hoạt động về tín dụng và dịch vụ.

- Cung ứng các sản phẩm dịch vụ mới theo khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại của BIDV. Thiết lập mối quan hệ giao dịch đa sản phẩm giữa khách hàng và chi nhánh (gửi, vay, dịch vụ NH). Tăng cung ứng thêm tiện ích đối với khách hàng ít giao dịch và tăng chất lƣợng dịch vụ, giảm chi phí sử dụng dịch vụ đối với khách hàng có nhiều giao dịch với chi nhánh.

- Đa dạng các hình thức huy động vốn, sử dụng lãi suất huy động mềm dẻo, đảm bảo cân đối đầu vào, đầu ra, thực hiện tốt dịch vụ thanh toán kết hợp với việc mở rộng và phát triển mạng lƣới. Phát triển hơn nữa hình thức thanh toán thẻ, tập trung phát triển các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thẻ ATM, chi trả lƣơng và thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hộ tiền tại địa điểm đơn vị.

- Với phƣơng châm giữ vững thị phần, thu hút chọn lọc thêm khách hàng mới, tăng thị phần tín dụng với mục tiêu tín dụng phải đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả an toàn. - Tiếp tục cơ cấu lại khách hàng, tăng tỷ trọng dƣ nợ có tài sản đảm bảo tăng tỷ trọng cho vay với doanh nghiệp vừa và nhỏ, DN ngoài quốc doanh và dân cƣ, đảm bảo đúng luật pháp và tăng doanh lợi.

- Tăng cƣờng công tác quản lý tín dụng nhằm quản lý chặt chẽ danh mục đầu tƣ, cảnh báo, phát hiện, quản lý rủi ro ở từng bộ phận. Thực hiện chƣơng trình kiểm tra, giám sát thực hiện tuân thủ quy chế, quy trình tín dụng ở tất cả các khâu, đảm bảo hồ sơ pháp lý, đề xuất cho vay, đảm bảo nợ, giải ngân, thu nợ, thu lãi, uỷ quyền, phán quyết. Phân loại tài sản có theo mức độ rủi ro và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định.

- Nâng cao công tác thẩm định kinh tế kỹ thuật đối với các dự án đầu tƣ cải tạo các phƣơng án sản xuất kinh doanh, thực hiện nghiêm túc văn bản chỉ đạo và giới hạn tín dụng.

- Thực hiện nghiêm túc quy chế cho vay theo QĐ 1627 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và quy trình hiện đại hoá đảm bảo tăng trƣởng gắn với an toàn, hiệu quả. Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, sắp xếp bố trí cán bộ hợp lý đúng năng lực sở trƣờng để thẩm định tốt các dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh, xác định đúng thời gian cho vay, kỳ hạn trả nợ.

- Nắm chắc tình hình tài chính của doanh nghiệp, thƣờng xuyên kiểm tra sử dụng vốn vay gắn với công tác kiểm tra nội bộ, tăng cƣờng kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay trƣớc trong và sau khi cho vay, đảm bảo vay có hiệu quả thu đƣợc nợ và lãi vay.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (Trang 98 - 99)