Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (Trang 43 - 45)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.3.Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Qua những phân tích ở trên, chúng ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm trong quản lý nợ xấu ở Việt Nam đó là:

Thứ nhất: Xây dựng các quy chế quản lý, hệ thống pháp luật để thực hiện tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng.

- Xây dựng các quy chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế nhƣ quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, quản trị vốn, kiểm tra kiểm toán nội bộ; xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng theo chuẩn mực quốc tế; xây dựng hệ thống kế toán và thiết lập các chỉ tiêu, báo cáo tài chính phù hợp với các chuẩn mực quốc tế; xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả kinh doanh ngân hàng, phù hợp với chuẩn mực quốc tế

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

và thực tiễn Việt Nam.

- Hoàn thiện hệ thống luật pháp nhằm tạo hành lang pháp lý có hiệu lực đảm bảo sự bình đẳng, an toàn cho mọi tổ chức hoạt động dịch vụ Ngân hàng và tài chính trên lãnh thổ Việt Nam, gây sức ép phải đổi mới và tăng hiệu quả hoạt động lên các NHTM Việt Nam nhƣ nâng cao chất lƣợng dịch vụ, giảm chi phí. Đồng thời phải đổi mới cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, chức năng của hệ thống NHTM nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả điều hành vĩ mô của NHNN, nhất là trong việc thiết lập, điều hành chính sách tiền tệ quốc gia và trong việc quản lý, giám sát hoạt động của các trung gian tài chính.

- Thực hiện tái cơ cấu lại hệ thống Ngân hàng, theo các đề án đã đƣợc Chính phủ phê duyệt và phù hợp cam kết với các tổ chức tài chính quốc tế, nhằm tạo ra các Ngân hàng có quy mô lớn, hoạt động an toàn, hiệu quả và có đủ sức cạnh tranh.

+ Về cơ cấu tổ chức: Tách hoàn toàn hoạt động cho vay theo chính sách, ra khỏi hoạt động kinh doanh thƣơng mại của các NHTM, để các Ngân hàng thực hiện tốt chức năng kinh doanh theo nguyên tắc thị trƣờng.

+ Về cơ cấu lại tài chính: Tăng vốn điều lệ và xử lý dứt điểm nợ tồn đọng của các NHTM, nhằm lành mạnh hóa tài chính, nâng cao khả năng cạnh tranh và chống chịu rủi ro. Đối với các NHTM Nhà nƣớc, cần bổ sung vốn điều lệ hoạt động nhằm đạt đƣợc tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8%, xử lý hết nợ tồn đọng, lành mạnh và minh bạch tài chính. Đối với các NHTM cổ phần, cần tăng vốn điều lệ thông qua sáp nhập, hợp nhất, phát hành bổ sung cổ phiếu; đối với những NHTM cổ phần hoạt động quá yếu kém, không thể tăng vốn điều lệ và không khắc phục đƣợc những yếu kém về tài chính, thì có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động.

Thứ hai: Từng bước xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển công nghệ Ngân hàng.

- Từng NHTM phải xây dựng và thực hiện chiến lƣợc kinh doanh mới, nhất là chú trọng việc mở rộng quy mô hoạt động, hiện đại hoá công nghệ, hoạt động Marketing, đa dạng hoá và nâng cao tiện ích các sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng hiện đại dựa trên công nghệ kỹ thuật tiên tiến; cải cách bộ máy quản lý và điều hành theo tƣ duy kinh doanh mới, xây dựng, chuẩn hoá và văn bản hoá toàn bộ các quy trình nghiệp vụ của các hoạt động chủ yếu của NHTM, thực hiện cải cách hành chính doanh nghiệp xác định trách nhiệm rõ ràng, tuân thủ triệt để các quy trình và văn bản đã đƣợc xây dựng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Xây dựng chiến lƣợc phát triển công nghệ Ngân hàng, nhất là hệ thống thông tin quản lý (MIS0) cho toàn bộ hệ thống Ngân hàng, phục vụ công tác điều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động Ngân hàng, quản lý nguồn vốn, tài sản, quản lý rủi ro, quản lý công nợ và công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên Ngân hàng (PIS), hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa.

Thứ ba: Nâng cao chất lượng marketing cũng như tăng cường hợp tác quốc tế.

- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhân viên Ngân hàng, đào tạo và đào tạo lại cán bộ thực hiện tốt các nghiệp vụ của Ngân hàng hiện đại; tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế, nhất là những cán bộ trực tiếp tham gia vào quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng quốc tế, cán bộ thanh tra giám sát, cán bộ sử dụng và vận hành công nghệ mới.

- Tăng cƣờng hợp tác quốc tế, tích cực tham gia các chƣơng trình và thể chế hợp tác, giám sát, trao đổi thông tin với các khối liên kết kinh tế khu vực và quốc tế, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của các tổ chức tài chính quốc tế, phát triển mối quan hệ hợp tác xong phƣơng, đa phƣơng, chú trọng công tác hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Kết luận chƣơng 1

Chƣơng 1 Luận văn đã hệ thống hoá những vấn đề lý luận về NHTM, các hoạt động tín dụng then chốt của NHTM. Đặc biệt chƣơng 1 đã đi sâu nghiên cứu những nội dung liên quan đến vấn đề nghi ngờ, cảnh báo, bài học kinh nghiệm và vai trò của quản lý và xử lý nợ xấu đối với các NHTM trong quá trình hiện nay. Qua nghiên cứu kinh nghiệm về quản lý và xử lý nợ xấu của ngân hàng ở một số nƣớc trên thế giới, luận văn đã rút ra những bài học cho các NHTM Việt Nam.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (Trang 43 - 45)