Định hƣớng hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (Trang 92)

6. Kết cấu của luận văn

4.1.Định hƣớng hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

triển Vĩnh Phúc

4.1.1. Định hướng chiến lược của BIDV trong giai đoạn 2014-2016 và tầm nhìn đến 2020

Thực hiện Nghị Quyết số 1155/NQ-HĐQT ngày 22/08/2012 của Hội đồng Quản trị BIDV về Phê duyệt Chiến lƣợc phát triển của BIDV đến năm 2020 và Kế hoạch kinh doanh giai đoạn 2014-2016” với các nội dung cơ bản nhƣ sau:

Nội dung cơ bản của chiến lƣợc phát triển đến năm 2020

- Sứ mệnh: BIDV luôn đồng hành, chia sẻ và cung cấp dịch vụ tài chính - ngân hàng hiện đại, tốt nhất cho khách hàng; cam kết mang lại giá trị tốt nhất cho các cổ đông; tạo lập môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên; và là ngân hàng tiên phong trong hoạt động phát triển cộng đồng.

- Tầm nhìn: Trở thành Tập đoàn Tài chính Ngân hàng có chất lƣợng, hiệu quả, uy tín hàng đầu tại Việt Nam.

Là một trong 5 ngân hàng hiệu quả hàng đầu Đông Nam Á.

- Giá trị cốt lõi: “Hƣớng đến khách hàng - Đổi mới Phát triển - Chuyên nghiệp Sáng tạo - Trách nhiệm xã hội - Chất lƣợng, Tin cậy”.

- Định hƣớng giá trị sản phẩm dịch vụ: Dẫn đầu về giải pháp toàn diện để tạo sự khác biệt thu hút khách hàng mục tiêu thay vì chỉ cung cấp các sản phẩm thông thƣờng nhƣ các ngân hàng khác trên thị trƣờng.

- Mười mục tiêu ưu tiên:

1) Hoàn tất quá trình chuyển đổi BIDV thành NHTMCP đại chúng niêm yết; hoàn thành kế hoạch Cổ phần hóa BIDV (cấu phần bán chiến lƣợc) và hƣớng đến xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức quản trị, tăng cƣờng năng lực điều hành các cấp tạo nền tảng vững chắc để phát triển thành Tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.

2) Tập trung tái cơ cấu toàn diện các mặt hoạt động kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả và chất lƣợng; chủ động kiểm soát rủi ro và tăng trƣởng bền vững;

3) Cấu trúc lại hoạt động và nâng cao hiệu quả kinh doanh của các công ty con, công ty liên kết; cơ cấu lại danh mục đầu tƣ tập trung vào lĩnh vực kinh doanh chính;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4) Duy trì và phát triển vị thế, tầm ảnh hƣởng của BIDV trên thị trƣờng tài chính, nỗ lực tiên phong thực thi có hiệu quả chính sách tiền tệ quốc gia;

5) Nâng cao năng lực Quản trị rủi ro; chủ động áp dụng và quản lý theo các thông lệ tốt nhất phù hợp với thực tiễn kinh doanh tại Việt Nam;

6) Phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ, nắm giữ thị phần lớn thứ 2 trên thị trƣờng về dƣ nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;

7) Nâng cao năng lực khai thác ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh, tạo đột phá để tăng hiệu quả, năng suất lao động;

8) Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lƣợng cao, lực lƣợng chuyên gia, nâng cao năng suất lao động;

9) Phấn đấu trở thành một trong những ngân hàng đƣợc xếp hạng tín nhiệm tốt nhất tại Việt Nam bởi các tổ chức định hạng tín nhiệm quốc tế;

10) Bảo vệ, duy trì và phát huy giá trị cốt lõi; Xây dựng văn hoá Doanh nghiệp và phát triển thƣơng hiệu BIDV;

- Hệ thống chỉ tiêu chiến lƣợc giai đoạn 2014-2016

Các chỉ tiêu chiến lƣợc đƣợc xây dựng trên cơ sở lƣợng hóa các mục tiêu chiến lƣợc theo 04 phƣơng diện gồm Tài chính, Khách hàng, Quy trình nội bộ và Đào tạo và Phát triển.

- Phƣơng diện tài chính bao gồm 05 nội dung: Chủ động cải thiện các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, cải thiện mức độ và sự ổn định của thu nhập, đa dạng hóa và mở rộng đầu tƣ, kiểm soát rủi ro và tỷ lệ rủi ro theo quy định; nâng cao khả năng tiếp cận thị trƣờng vốn.

- Phƣơng diện khách hàng bao gồm 05 nội dung: Tăng trƣởng doanh thu từ khách hàng, tăng thị phần, phát triển thị trƣờng và sản phẩm, phát triển thƣơng hiệu và dịch vụ chất lƣợng cao, tăng cƣờng bán chéo.

- Phƣơng diện quy trình nội bộ bao gồm 05 nội dung: Tăng cƣờng quản lý rủi ro, tăng năng suất lao động, hoàn thiện mô hình tổ chức, cải tiến quy trình kinh doanh, phát triển hệ thống thông tin quản lý.

- Phƣơng diện Đào tạo và Phát triển bao gồm 04 nội dung: Tăng cƣờng kỹ năng chuyên môn của cán bộ nhân viên, tăng cƣờng động lực và sự hài lòng về công việc, Sự gắn kết của chƣơng trình phát triển nguồn nhân lực với kế hoạch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

chiến lƣợc, phát triển văn hóa bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Kế hoạch kinh doanh từ năm 2014 - 2016 đƣợc BIDV thể hiện qua các chỉ tiêu ƣớc tính nhƣ sau:

Bảng 4.1. Kế hoạch kinh doanh từ năm 2014-2016

TT Chỉ tiêu Thực hiện

2013

Giai đoạn 2014-2016

I Tăng trưởng quy mô (bình quân giai đoạn)

1 Tổng tài sản 11% 18%-19%/năm

2 Huy động vốn -3% 19%-20%/năm

3 Dƣ nợ tín dụng 15,6% 17%-18%/năm

II Cơ cấu (đến cuối kỳ)

1 Cơ cấu dƣ nợ ròng/Tổng tài sản 72,4% ≤ 68% 2 Dƣ nợ trung dài hạn/Tổng dƣ nợ 44,9% ≤ 35% 3 Dƣ nợ bán lẻ/Tổng dƣ nợ 13,9% ≥ 19% 4 Cơ cấu huy động vốn dân cƣ/ Huy động vốn 53,6% ≥ 60%

III Chất lượng - an toàn (đến cuối kỳ)

1 Tỷ lệ Thu ngoài lãi /Tổng thu nhập hoạt động 18% đạt 23%-26%

2 Tỷ lệ nợ xấu 2,96% ≤ 2,5%

3 Tỷ lệ nợ nhóm 2 11,8% < 8% 4 CAR (theo qui định hiện hành) 10,59% ≥ 10%

IV Hiệu quả

1 Tăng trƣởng bình quân lợi nhuận trƣớc thuế -8,7% ≥ 24%/năm 2 Chi phí hoạt động/Tổng thu nhập hoạt động 43,2% ≤ 45%

3 ROA 0,83% 1,0%-1,1%

4 ROE 13,16% 18%-20%.

(Nguồn:Nghị Quyết số 1155/NQ-HĐQT ngày 22.08.2012 của BIDV Việt Nam về việc: phê duyệt chiến lược phát triển của BIDV đến năm 2020 và KHKD 2014-2016)

Các chương trình giải pháp chiến lược:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mƣời hai (12) chƣơng trình giải pháp chiến lƣợc đƣợc xây dựng nhằm đảm bảo BIDV sẽ thực hiện thành công các nội dung chiến lƣợc cốt lõi nhƣ sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu ƣu tiên đã đƣợc lƣợng hóa thành các chỉ tiêu chiến lƣợc trên các phƣơng diện tài chính, khách hàng, quản trị nội bộ, đào tạo và phát triển. Các chƣơng trình giải pháp chiến lƣợc này bao gồm:

i) Giải pháp chiến lƣợc nâng cao năng lực tài chính và hiệu quả hoạt động NH. ii) Giải pháp chiến lƣợc về tín dụng.

iii) Giải pháp chiến lƣợc về huy động vốn. iv) Giải pháp chiến lƣợc về hoạt động đầu tƣ.

v) Giải pháp chiến lƣợc về quản trị rủi ro và giám sát tuân thủ. vi) Giải pháp chiến lƣợc về phát triển ngân hàng bán lẻ. vii) Giải pháp chiến lƣợc về phát triển ngân hàng bán buôn.

viii) Giải pháp chiến lƣợc về Thƣơng hiệu và phát triển mạng lƣới. ix) Giải pháp chiến lƣợc về phát triển tổ chức và nhân sự.

x) Giải pháp chiến lƣợc về phát triển Công nghệ thông tin.

xi) Giải pháp chiến lƣợc về hoạt động kinh doanh Vốn và tiền tệ. xii) Giải pháp chiến lƣợc về cải cách quy trình nội bộ.

4.1.2.Định hướng hoạt động tín dụng của NH TMCP ĐT&PT Vĩnh Phúc

- Về cơ cấu tín dụng: Cơ cấu khách hàng sẽ đƣợc chuyển dịch phù hợp.

Với xu hƣớng hiện nay, đó là ƣu tiên phát triển tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Cho vay theo ngành nghề cũng sẽ trú trọng ƣu tiên tín dụng xuất nhập khẩu bên cạnh kiểm soát chặt chẽ và giảm dần tỷ trọng cho vay phục vụ xây lắp. Cơ cấu tín dụng cũng sẽ đƣợc quy hoạch phù hợp với tiềm năng từng địa bàn, khu vực mở rộng cho vay các địa bàn kinh doanh hiệu quả khả năng sinh lời cao.

-Về chất lượng hoạt động: Thực hiện nghiêm túc đánh giá xếp hạng.

Khách hàng và phân loại nợ xấu: trích đủ DPRR, tăng cƣờng kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh, tích cực và quyết liệt trong xử lý nợ xấu. Nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ cung ứng cho khách hàng, đảm bảo tính cân đối giữa tài sản nợ và tài sản có.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

+ Nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động thông qua điều chỉnh cơ cấu tài sản nợ, tài sản có, giảm dần tỷ trọng tín dụng trung dài hạn, tín dụng ngoài quốc doanh đối với các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả.

+ Nâng dần tỷ trọng thu dịch vụ trên lợi nhuận trƣớc thuế, tăng trƣởng và phát triển dịch vụ cả về quy mô ứng dụng cũng nhƣ hiệu quả sản phẩm.

+ Đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ tinh thông nghiệp vụ, đáp ứng tốt yêu cầu hội nhập ngân hàng, đặc biệt giáo dục phẩm chất đạo đức cho cán bộ.

* Trƣớc sự biến động của thị trƣờng tài chính tiền tệ trong và ngoài nƣớc, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt linh hoạt nhằm thực hiện cao nhất quản lý và kinh doanh tín dụng trong thời gian tới, lãnh đạo BIDV Vĩnh Phúc đã đặt ra yêu cầu với hoạt động tín dụng trong chi nhánh đó là:

- Chi nhánh triển khai vận hành thông suốt mô hình tổ chức theo dự án TA2, gắn việc chuyển đổi mô hình tổ chức với việc tuân thủ các quy trình liên quan đến hoạt động tín dụng nhƣ: Quy trình về trật tự, thủ tục cấp tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp; Quy trình về trình tự, thủ tục cấp tín dụng bán lẻ; Thẩm quyền phán quyết tín dụng đối với các cấp điều hành; Quy chế hoạt động của Hội đồng tín dụng các cấp.

- Hỗ trợ chia sẻ thiết thực, có hiệu quả cho khách hàng vƣợt qua khó khăn để tiếp tục hợp tác đồng hành cùng phát triển.

- Tiếp tục thực hiện quản lý, điều hành hoạt động tín dụng thông qua việc giao các chỉ tiêu giới hạn tín dụng cho các phòng theo tháng, quý nhằm kiểm soát tốc độ tăng trƣởng tín dụng.

- Phân loại khách hàng để có chính sách chia sẻ hỗ trợ phù hợp, có biện pháp xử lý kịp thời với các doanh nghiệp phá sản hạn chế thấp nhất rủi ro, tổn thất cho Ngân hàng.

- Nâng cao chất lƣợng kiểm soát tín dụng, đƣa công tác kiểm tra chéo lẫn nhau giữa các phòng trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.1.3. Định hướng quản lý và xử lý nợ xấu tại NHTMCP ĐT&PT Vĩnh Phúc

- Từng bƣớc đa dạng hoá lĩnh vực cho vay, hạn chế tiếp cận khách hàng có nhu cầu vốn lớn, lĩnh vực kinh doanh tiềm ẩn nhiều rủi ro, tích cực chủ động tiếp thị khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay bán lẻ để xây dựng nền khách hàng bền vững, nâng cao hiệu quả hoạt động của Chi nhánh.

- Đối với các khách hàng khó có khả năng cải thiện nhóm nợ và có nguy cơ phát sinh nợ xấu. Thực hiện cho vay giảm dần dƣ nợ, giám sát chặt chẽ hoạt động của khách hàng, giám sát tiến độ thu tiền hàng để thu nợ kịp thời và yêu cầu từng bƣớc bổ sung thêm tài sản.

- Nâng cao khả năng quản trị rủi ro, thực hiện quản lý tín dụng chi tiết theo từng ngành nghề, doanh nghiệp, kiểm soát việc tăng trƣởng tín dụng với mục tiêu tăng trƣởng phải đi đối với an toàn.

- Nghiêm túc thực hiện công tác định hạng tín dụng nội bộ để đánh giá đƣợc đúng thực chất dƣ nợ tín dụng từ đó có các giải pháp kịp thời nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh.

4.2. Giải pháp quản lý và xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP đầu tƣ và phát triển Vĩnh Phúc triển Vĩnh Phúc

4.2.1. Nhóm giải pháp chung

- Tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn song song với việc cơ cấu lại nguồn vốn. - Hƣớng nâng cao tỷ trọng nguồn vốn VND, nguồn vốn từ dân cƣ, duy trì và mở rộng nguồn vốn từ tổ chức kinh tế. Phát huy tốt những giải pháp huy động vốn trung dài hạn, coi đây là cơ sở để phát triển các hoạt động về tín dụng và dịch vụ.

- Cung ứng các sản phẩm dịch vụ mới theo khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại của BIDV. Thiết lập mối quan hệ giao dịch đa sản phẩm giữa khách hàng và chi nhánh (gửi, vay, dịch vụ NH). Tăng cung ứng thêm tiện ích đối với khách hàng ít giao dịch và tăng chất lƣợng dịch vụ, giảm chi phí sử dụng dịch vụ đối với khách hàng có nhiều giao dịch với chi nhánh.

- Đa dạng các hình thức huy động vốn, sử dụng lãi suất huy động mềm dẻo, đảm bảo cân đối đầu vào, đầu ra, thực hiện tốt dịch vụ thanh toán kết hợp với việc mở rộng và phát triển mạng lƣới. Phát triển hơn nữa hình thức thanh toán thẻ, tập trung phát triển các dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, thẻ ATM, chi trả lƣơng và thu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hộ tiền tại địa điểm đơn vị.

- Với phƣơng châm giữ vững thị phần, thu hút chọn lọc thêm khách hàng mới, tăng thị phần tín dụng với mục tiêu tín dụng phải đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả an toàn. - Tiếp tục cơ cấu lại khách hàng, tăng tỷ trọng dƣ nợ có tài sản đảm bảo tăng tỷ trọng cho vay với doanh nghiệp vừa và nhỏ, DN ngoài quốc doanh và dân cƣ, đảm bảo đúng luật pháp và tăng doanh lợi.

- Tăng cƣờng công tác quản lý tín dụng nhằm quản lý chặt chẽ danh mục đầu tƣ, cảnh báo, phát hiện, quản lý rủi ro ở từng bộ phận. Thực hiện chƣơng trình kiểm tra, giám sát thực hiện tuân thủ quy chế, quy trình tín dụng ở tất cả các khâu, đảm bảo hồ sơ pháp lý, đề xuất cho vay, đảm bảo nợ, giải ngân, thu nợ, thu lãi, uỷ quyền, phán quyết. Phân loại tài sản có theo mức độ rủi ro và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định.

- Nâng cao công tác thẩm định kinh tế kỹ thuật đối với các dự án đầu tƣ cải tạo các phƣơng án sản xuất kinh doanh, thực hiện nghiêm túc văn bản chỉ đạo và giới hạn tín dụng.

- Thực hiện nghiêm túc quy chế cho vay theo QĐ 1627 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và quy trình hiện đại hoá đảm bảo tăng trƣởng gắn với an toàn, hiệu quả. Đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ, sắp xếp bố trí cán bộ hợp lý đúng năng lực sở trƣờng để thẩm định tốt các dự án, phƣơng án sản xuất kinh doanh, xác định đúng thời gian cho vay, kỳ hạn trả nợ.

- Nắm chắc tình hình tài chính của doanh nghiệp, thƣờng xuyên kiểm tra sử dụng vốn vay gắn với công tác kiểm tra nội bộ, tăng cƣờng kiểm tra tài sản đảm bảo nợ vay trƣớc trong và sau khi cho vay, đảm bảo vay có hiệu quả thu đƣợc nợ và lãi vay.

4.2.2. Nhóm giải pháp phòng ngừa nợ xấu phát sinh

4.2.2.1. Chú trọng tới các chính sách rủi ro tín dụng

Định kỳ, thực hiện phân tích, đánh giá lại sự phù hợp của chính sách tín dụng với những diễn biến vĩ mô cũng nhƣ chiến lƣợc của ngân hàng trong từng giai đoạn. Xây dựng hạn mức tín dụng và đa dạng hoá danh mục tín dụng dựa trên cơ sở phân tích cơ cấu nguồn vốn, phân tích và dự báo xu hƣớng phát triển đối với các lĩnh vực, ngành nghề, thành phần kinh tế mà ngân hàng dự định cho vay. Đối với các nhóm khách hàng có tình trạng nợ xấu cao, chi nhánh có thể xem xét hạn chế cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (Trang 92)