Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh VĩnhPhúc

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (Trang 50)

6. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Khái quát tình hình kinh tế xã hội tỉnh VĩnhPhúc

Vĩnh Phúc là tỉnh mới tái lập tháng 01/1997, tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú cũ. Toàn tỉnh có 9 huyện thị, 137 xã, phƣờng, thị trấn, diện tích tự nhiên 1.236,50 km2, dân số 1.014.598 ngƣời (tính đến hết năm 2012). Vĩnh Phúc là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Vĩnh Phúc có vị trí địa lý khá thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội: Nằm giáp với thủ đô Hà Nội, có mối liên hệ trực tiếp với tam giác kinh tế phía bắc Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, nằm trên cửa ngõ đi các tỉnh phía bắc và tây bắc, có hệ thống giao thông thuận lợi chạy qua nhƣ: Quốc lộ 2, đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai đi tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), đƣờng thuỷ phát triển trên các tuyến Sông Hồng, Sông Lô và sông Phó đáy, tiếp giáp với sân bay quốc tế Nội Bài. Đƣờng cao tốc xuyên á Cảng Cái lân - Nội Bài - Nam Ninh (Trung Quốc) đã triển khai xây dựng năm 2009, đi qua tỉnh Vĩnh Phúc trên 40km; Vĩnh Phúc là điểm đến của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc.

Do đặc điểm vị trí địa lý nên nơi đây hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: Đồng bằng, trung du và miền núi hết sức thuận tiện cho phát triển nông - lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Một trong những ƣu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du, có đặc tính cơ lý tốt thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp.

Từ năm 1997 tái lập tỉnh (sau 28 năm hợp nhất với tỉnh Phú Thọ) kinh tế của tỉnh nhanh chóng đƣợc phát triển, nhịp độ tăng trƣởng bình quân (1998-2008) là 17,22%/ năm; cơ cấu kinh tế chuyển dịch nhanh, năm 1997, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng trong GDP ( giá thực tế) là 18,58%, dịch vụ là 37,36%, Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản 44,06%, năm 2008 tỷ trọng tƣơng ứng là: 58,34% - 23,95% - 17,71%. Tổng thu ngân sách của tỉnh khi mới tái lập trên 100 tỷ đồng, đến năm 2008 tổng thu ngân sách trên địa bàn đạt 9.228,2 tỷ đồng ( trong đó thu nội địa đạt 7.340 tỷ đồng);

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Năm 1997 số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh có 136 doanh nghiệp (trong đó 36 doanh nghiệp Nhà nƣớc); sau khi tái lập tỉnh đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh và tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển nhƣ: mặt bằng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo lao động và xúc tiến thƣơng mại ….

Với lợi thế về địa lý - kinh tế và văn hóa, từ khi tái lập tỉnh đến nay, Vĩnh Phúc đã có bƣớc tiến nhanh và đạt đƣợc những thành tựu to lớn, kinh tế liên tục tăng trƣởng với tốc độ cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp thuỷ sản. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân giai đoạn 1998 - 2000 rất cao, đạt 18,12%/năm; Giai đoạn 2001-2005 đạt 15,02%/năm; Giai đoạn 2006 - 2010 đạt trên 18%/năm. Thu ngân sách hiện nay xếp thứ 8 trên cả nƣớc. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1997 xếp thứ 45, từ năm 2007 đến nay xếp thứ 7 cả nƣớc. GDP bình quân đầu ngƣời năm 1997 chỉ đạt 144 USD, năm 2010 đã đạt 1.765 USD. Từ năm 2005 trở lại đây, chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) và chỉ số phát triển con ngƣời (HDI) của Vĩnh Phúc thƣờng xuyên đƣợc xếp trong nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu của cả nƣớc. Về văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đƣợc nâng lên rõ rệt.

Cùng với sự đổi mới của cả nƣớc, Vĩnh Phúc cũng đang trên đà phát triển đổi mới khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát huy thế mạnh của mình, mở rộng giao lƣu quốc tế, nhất là sự phát triển của các khu công nghiệp, khu chế xuất thu hút đƣợc nhiều doanh nghiệp nƣớc ngoài đến đầu tƣ nhƣ khu công nghiệp HONDA, TOYOTA Nhật Bản, Khu công nghiệp Khai Quang, Khu công nghiệp Bình Xuyên….

Nhìn chung Vĩnh Phúc là tỉnh có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế toàn diện, là địa phƣơng có chuyển dịch kinh tế nhanh. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, vị trí địa lý, giao thông, thông tin liên lạc, dịch vụ du lịch, nguồn lao động... là những tiềm năng rất lớn. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc vẫn còn có những khó khăn nhƣ: cơ sở vật chất hạ tầng còn hạn chế, diện tích đất canh tác ít, ngƣời lao động có kỹ thuật thiếu nhiều. Tuy nhiên những yếu tố chuyển dịch cơ cấu và phát triển trong những năm qua, cũng nhƣ xu thế phát triển sắp tới, cùng với những thuận lợi nói trên có thể nói Vĩnh Phúc là tỉnh đang phát triển và phát triển với tốc độ khá.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển nhánh Vĩnh Phúc

Sự hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam: Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam là ngân hàng thƣơng mại, với tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam đƣợc thành lập ngày 26/4/1957. Trải qua hơn 55 năm xây dựng và trƣởng thành, ngân hàng đã trải qua 3 giai đoạn phát triển chính với các tên gọi khác nhau phù hợp với từng thời kỳ và mục tiêu hoạt động:

Ngày 26/04/1957, Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính đƣợc thành lập theo Quyết định số 177/TTg của Thủ tƣớng Chính phủ.

Ngày 24/06/1981, Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam theo Quyết định số 259/CP của Hội đồng Chính phủ.

Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam thuộc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam theo Quyết định số 401/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng.

Ngày 01/05/2012 Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam chuyển đổi thành Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam theo Giấy phép thành lập số 84/GP-NHNN ngày 23/4/2012 của Thống Đốc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam.

BIDV hoạt động kinh doanh trên các lĩnh vực:

Ngân hàng: cung cấp đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích trên thị trƣờng hiện nay.

Bảo hiểm: cung cấp các sản phẩm Bảo hiểm phi nhân thọ, đƣợc thiết kế phù hợp trong tổng thể các sản phẩm trọn gói của BIDV tới khách hàng.

Chứng khoán: cung cấp đa dạng các dịch vụ môi giới, đầu tƣ và tƣ vấn đầu tƣ cùng khả năng phát triển nhanh chóng hệ thống các đại lý nhận lệnh trên toàn quốc.

Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tƣ các dự án, trong đó nổi bật là vai trò chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nƣớc

Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc là một trong 114 chi nhánh của BIDV, đƣợc thành lập ngay sau khi tái lập Tỉnh Vĩnh Phúc vào tháng 01/1997 có trụ sở chính đặt tại địa chỉ Số 08, Đƣờng Kim Ngọc, Phƣờng Ngô Quyền, Thành phố Vĩnh Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc. Phạm vi lĩnh vực hoạt động của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

BIDV Vĩnh Phúc bao gồm:

- Huy động vốn: Huy động vốn bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng bằng nội và ngoại tệ, phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu, và các giấy tờ có giá khác để huy động vốn, vay từ các định chế tài chính trong nƣớc và các hình thức vay vốn khác theo quy định của NHNN và sự phê duyệt của BIDV.

- Hoạt động tín dụng: Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh chính của BIDV Vĩnh Phúc. Các hoạt động tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc bao gồm cấp tín dụng bằng đồng nội và ngoại tệ, bảo lãnh, cho vay cầm cố và chiết khấu các loại giấy tờ có giá và các hình thức cấp tín dụng khác, theo quy định của NHNN và phân cấp uỷ quyền của BIDV.

- Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: BIDV Vĩnh Phúc tập trung cung cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ cho khách hàng, bao gồm thanh toán trong nƣớc và quốc tế, thu chi hộ khách hàng, thu chi bằng tiền mặt và séc, quản lý và trông giữ hộ tài sản quý hiếm, giấy tờ có giá.

- Các hoạt động khác: Bên cạnh các dịch vụ kinh doanh chính, BIDV Vĩnh Phúc cung cấp một số dịch vụ bổ sung cho khách hàng bao gồm các hoạt động đại lý và ủy thác, bảo hiểm, dịch vụ quản lý vốn, bảo lãnh phát hành trái phiếu, dịch vụ thấu chi, dịch vụ thẻ, gửi và giữ tài sản, dịch vụ thu hộ, dịch vụ ngân hàng điện tử, tƣ vấn tài chính, tƣ vấn thu xếp vốn…

3.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (BIDV Vĩnh Phúc)

3.1.3.1. Kết quả kinh doanh năm 2013

Một số kết quả kinh doanh chủ yếu tính đến thời điểm 31/12/2013 của BIDV Vĩnh Phúc nhƣ sau: + Tổng tài sản đạt: 2.411 tỷ đồng. + Huy động vốn đạt: 2.282 tỷ đồng + Dƣ nợ tín dụng đạt: 1.578 tỷ đồng, chiếm 7,19% thị phần tín dụng trên địa bàn. + Trích lập dự phòng rủi ro: 10,06 tỷ đồng. + Lợi nhuận trƣớc thuế: 66,76 tỷ đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

BIDV Vĩnh Phúc là một trong các chi nhánh ngân hàng, có số lƣợng khách hàng lớn nhất so với các ngân hàng trên địa bàn, thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

3.1.3.2. Mô hình tổ chức

Căn cứ vào quyết định số 4589/QĐ-TCCB2 về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ chính của các Phòng/Tổ nghiệp vụ thuộc Chi nhánh, Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam. BIDV Vĩnh Phúc hiện nay gồm 5 khối gồm 14 phòng, đƣợc đặt ở các cụm dân cƣ trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên và các huyện Vĩnh Tƣờng, Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tƣờng, cụ thể nhƣ sau:

* Khối quan hệ khách hàng:

- Phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp: Chức năng và nhiệm vụ của Phòng trực tiếp đề xuất cấp hạn mức tín dụng và đề xuất cấp tín dụng ngắn, trung và dài hạn, Có trách nhiệm theo dõi, quản lý và giám sát tình hình hoạt động đối với các khách hàng thuộc phạm vi phân cấp ủy quyền của Phòng. Thực hiện tiếp thị và phát triển khách hàng doanh nghiệp và tổ chức.

- Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân: Trực tiếp cấp tín dụng đối với khách hàng cá nhân trong phạm vi phân cấp ủy quyền, công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ, thực hiện công tác tiếp thị và phát triển khách hàng cá nhân.

* Khối tác nghiệp:

- Phòng Giao dịch khách hàng: Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng, tiếp nhận chứng từ giao dịch, tiếp nhận nhu cầu khách hàng và thực hiện giao dịch theo yêu cầu của khách hàng; Tiếp nhận tiền gửi, thanh toán trực tiếp với khách hàng; trực tiếp quảng cáo tiếp thị giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

- Phòng Quản lý và dịch vụ kho quỹ: Là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định NHNN và BIDV Việt Nam. Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất, nhập quỹ, tạm ứng và thu tiền cho các PGD, thu chi hộ tiền mặt cho các DN. Đề xuất các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các sản phẩm dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, qui trình quản lý và an toàn kho quỹ.

- Phòng Quản trị tín dụng: Là phòng thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro; Lƣu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ; quản lý hồ sơ thông tin khách hàng.

* Khối nội bộ:

- Phòng Tài chính Kế toán: Quản lý và thực hiện công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ, hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh. Hƣớng dẫn triển khai thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ, biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bộ, hợp lý và đúng chế độ; Thực hiện báo cáo quyết toán tài chính theo niên độ. Tham mƣu cho Giám đốc về kế hoạch lợi nhuận, định mức chi phí, biện pháp tiết kiệm chi phí hàng năm.

- Phòng Kế hoạch Tổng hợp và điện toán: Thu thập thông tin phục vụ công tác xây dựng kế hoạch và tổng hợp số liệu, chỉ tiêu kinh doanh hàng tháng, quý, năm. Triển khai, theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; Thực hiện các công tác nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ. Thực hiện quản trị hệ thống công nghệ thông tin theo đúng thẩm quyền, đúng quy định, quy trình công nghệ thông tin; Đảm bảo hệ thống tin học tại Chi nhánh vận hành liên tục, thông suốt. Tham mƣu cho Giám đốc về xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm đảm bảo có hiệu quả và phát triển bền vững.

- Phòng Tổ chức Hành chính: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức và đào tạo cán bộ, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; triển khai thực hiện và quản lý công tác tiền lƣơng, thi đua khen thƣởng của Chi nhánh. Thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh. Tham mƣu cho Giám đốc kế hoạch phát triển mạng lƣới, chuẩn bị nhân sự cho mở rộng mạng lƣới, phát triển các kênh phân phối sản phẩm; thực hiện các công tác hành chính, quản trị và hậu cần đảm bảo điều kiện vật chất cho hoạt động của Chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh, an toàn Chi nhánh.

* Khối quản lý rủi ro:

- Phòng Quản lý rủi ro: Thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng; Tiếp nhận và trình Lãnh đạo Chi nhánh phê duyệt đối với các Khách hàng vay vƣợt thẩm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quyền phán quyết cấp tín dụng của Phòng QHKH doanh nghiệp, QHKH cá nhân, Phòng giao dịch trực thuộc và các khách hàng vƣợt thẩm quyền phán quyết tín dụng của Chi nhánh để trình BIDV phê duyệt; quản lý rủi ro tác nghiệp và giám sát hệ thống quản lý chất lƣợng. Thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ và phòng chống rửa tiền; và thực hiện các công tác khác theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh trong từng thời kỳ.

* Khối trực thuộc:

Khối trực thuộc tại Chi nhánh gồm 06 Phòng giao dịch: PGD Vĩnh Yên; PGD Bình Xuyên; PGD Vĩnh Tƣờng; PGD Yên Lạc, PGD Nam Vĩnh Yên; Phòng giao dịch Đồng Tâm.

Các phòng Giao dịch đóng vai trò nhƣ một Chi nhánh nhỏ đều có các nghiệp vụ xuyên suốt: Trực tiếp giao dịch với khách hàng nhƣ: Huy động vốn; thực hiện dịch vụ thanh toán, Cung ứng các sản phẩm tín dụng nhƣ cho vay, bảo lãnh và chiết khấu, cầm cố giấy tờ có giá; Cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tiếp nhận thông tin khách hàng.

Sơ đồ 3.1: Mô hình tổ chức BIDV Vĩnh Phúc

3.1.3.3. Nhân sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngũ cán bộ nhân viên đƣợc đào tạo cơ bản có trình độ chuyên môn nhiệm vụ tốt, đặc biệt có kinh nghiệm công tác, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp đáp ứng tốt trong lĩnh vực ngân hàng. Ban lãnh đạo bao gồm Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)