Kinh nghiệm quản lý và xử lý nợ xấu của ngân hàng tại Thành phố

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (Trang 41 - 43)

6. Kết cấu của luận văn

1.4.2.Kinh nghiệm quản lý và xử lý nợ xấu của ngân hàng tại Thành phố

Chí Minh

Theo tác giả Hạnh Nhung, với bài đăng trên http://www.baomoi.com về Thành phố Hồ Chí Minh: Nhiều thuận lợi trong quá trình quản lý nợ xấu có nêu ra các điểm sau:

Theo thống kê từ các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn TPHCM, tính đến hết quý 1-2014, tổng nợ xấu trên địa bàn là 46.403 tỷ đồng, chiếm 4,85% tổng dƣ nợ. So với cuối năm 2013, nợ xấu tăng 1.705 tỷ đồng. Trƣớc sức ép về việc nợ xấu sẽ tăng khi áp dụng Thông tƣ 02/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD từ ngày 1-6-2014.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Nguyên nhân phát sinh nợ xấu thời gian qua là do khó khăn chung của nền kinh tế dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị thua lỗ, không trả đƣợc nợ vay ngân hàng. Đến cuối tháng 3-2014, trong 46.403 tỷ đồng nợ xấu trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, hiện đã xử lý đƣợc 3.534 tỷ đồng. Trong đó, thu nợ xấu bằng tiền là 910 tỷ đồng; sử dụng quỹ dự phòng rủi ro 501 tỷ đồng; bán tài sản đảm bảo để thu nợ là 141 tỷ đồng; bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) là 487 tỷ đồng; xử lý qua các kênh khác nhƣ chuyển nợ sang công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của TCTD (AMC), chuyển thành vốn góp, cơ cấu lại nợ theo QĐ 780 của NHNN là 1.490 tỷ đồng. Việc xử lý nợ xấu trên cơ bản vẫn đảm bảo tiến độ xử lý nợ xấu trên địa bàn TP.

Thành phố Hồ Chí Minh đã áp dụng QĐ 780. Hiện tổng số nợ đã đƣợc cơ cấu lại theo QĐ 780 trên địa bàn TPHCM lũy kế đến nay khoảng 200.000 tỷ đồng. Nếu không thực hiện cơ cấu lại nợ theo QĐ 780 thì nợ xấu trên địa bàn tƣơng đƣơng khoảng 9% trên tổng dƣ nợ. Việc cơ cấu theo QĐ 780 đƣợc các TCTD thực hiện rất chặt chẽ dƣới sự giám sát của NHNN và chỉ thực hiện cơ cấu lại nợ một lần đối với những DN có khả năng trả nợ. Việc này không chỉ giúp các TCTD giảm nợ xấu mà cũng góp phần hỗ trợ khách hàng vƣợt qua khó khăn, không phải chịu lãi phạt quá hạn và đƣợc tiếp tục vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh. Thực tế, nhiều DN đƣợc cơ cấu nợ đã vƣợt qua khó khăn và trả đƣợc nợ cho ngân hàng. Hơn nữa, số nợ mà các DN đƣợc cơ cấu thời gian trả nợ chủ yếu nằm ở nhóm 1 và nhóm 2 nên không hẳn sau khi hết thời hạn cơ cấu sẽ hoàn toàn là nợ xấu. Ngoài ra việc áp dụng thông tƣ 02 và Thông tƣ 09 sửa đổi, bổ sung Thông tƣ 02 cho phép các TCTD tiếp tục gia hạn việc cơ cấu lại nợ cho các DN cho đến ngày 1-4-2015.

Giải pháp xử lý nợ xấu hiện nay và trong tƣơng lai của Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện các TCTD đang tiếp tục cơ cấu lại nợ, tiếp tục hỗ trợ vốn tín dụng cho khách hàng vay phục hồi sản xuất kinh doanh, xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro, thu hồi nợ, xử lý tài sản bảo đảm, xử lý nợ xấu qua VAMC đồng thời tăng chất lƣợng tín dụng và đang hoàn thiện một số cơ chế, chính sách để tiếp tục giải quyết cũng nhƣ hạn chế nợ xấu gia tăng. Tuy nhiên, giải pháp chủ yếu hiện nay vẫn sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dụng quỹ dự phòng rủi ro để giải quyết nợ xấu, phối hợp với khách hàng để thu nợ bằng tiền từ các khoản nợ xấu và đẩy mạnh việc bán nợ xấu cho VAMC vì việc giải quyết nợ xấu liên quan đến tài sản bảo đảm, bất động sản theo quy trình hiện nay phải mất từ 2 - 3 năm.

Kế hoạch giải quyết nợ xấu trên địa bàn TPHCM. Mặc dù nợ xấu là quá trình đòi hỏi phải có thời gian và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, từ cơ chế chính sách liên quan đến xử lý tài sản bảo đảm nợ vay, thủ tục thi hành án đến môi trƣờng kinh tế vĩ mô, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Tuy nhiên, so với những năm trƣớc đây, đã xuất hiện các yếu tố thuận lợi hơn trong quá trình xử lý. Cụ thể nhƣ hệ thống ngân hàng trên địa bàn đã từng bƣớc củng cố và hoạt động ổn định, vƣợt qua giai đoạn khó khăn nhất gắn liền với quá trình tái cơ cấu. Đến nay, 11/14 ngân hàng TMCP có trụ sở chính tại TPHCM đã đƣợc Thống đốc NHNN phê duyệt phƣơng án cơ cấu lại giai đoạn 2013 - 2015. Lộ trình tái cơ cấu ngân hàng trên địa bàn đã đƣợc các TCTD triển khai rất tích cực. Các TCTD cũng đã có các giải pháp và hành động cụ thể, chủ động hơn đối với quá trình xử lý nợ xấu. Hoạt động mua bán nợ của VAMC đã và đang phát huy hiệu quả sẽ góp phần rất lớn trong việc hỗ trợ các TCTD xử lý nợ xấu… Với những giải pháp cùng với các điều kiện thuận lợi nhƣ đã nêu, NHNN sẽ phấn đấu để đẩy lùi nợ xấu trên địa bàn TPHCM xuống còn trên dƣới 3% vào cuối năm nay.

Một phần của tài liệu Quản lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Vĩnh Phúc (Trang 41 - 43)