Đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tuyên Quang

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 115 - 120)

5. Kết cấu của luận văn

4.4.3. Đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Tuyên Quang

- Để tạo điều kiện thúc đẩy huyện Sơn Dương phát triển mạnh mẽ, vững chắc, tạo động lực cho sự phát triển chung của cả tỉnh, kiến nghị Tỉnh ủy sớm xây dựng và ban hành Nghị quyết chuyên đề về phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH của huyện Sơn Dương đến năm 2020. Đồng thời UBND tỉnh tập trung lãnh đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, xây dựng cho huyện một số cơ chế, chính sách đặc thù, gắn với phân cấp mạnh trên các lĩnh vực, tạo điều kiện cho Sơn Dương phát huy tính năng động, sáng tạo hơn trong quá trình thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển.

- UBND tỉnh chỉ đạo các Sở Tài chính, Sở kế hoạch đầu tư, Cục thuế cần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phân cấp cho huyện về ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản. Cụ thể:

+ Trong phân cấp về ngân sách cần chú ý đến việc đẩy mạnh phân cấp nguồn thu để huyện có cơ cấu nguồn thu bền vững, chủ động cân đối được ngân sách cho chi thường xuyên và dành phần thích đáng cho chi đầu tư phát triển theo hướng sau: phân cấp toàn bộ việc quản lý thu đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trên địa bàn về Chi cục thuế Sơn Dương quản lý thu và điều tiết cho ngân sách huyện. Tính toán tỷ lệ điều tiết ngân sách các cấp theo hướng đảm bảo các xã, thị trấn tự cân đối được ngân sách, hạn chế tối đa trợ

cấp cân đối bổ sung; tính toán phân cấp nguồn vốn đầu tư phải phù hợp với nhiệm vụ chi đầu tư cấp huyện và cấp xã do HĐND tỉnh ban hành.

+ Trong phân cấp về đầu tư cần chú ý đến việc phân cấp về thẩm quyền trong đầu tư.

- UBND tỉnh sớm ban hành quy định về phân cấp và ủy quyền trên lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh nhằm thay thế cho các quy định hiện hành của Tỉnh không còn phù hợp sau khi Chính phủ ban hành các nghị định mới liên quan đến công tác này.

- UBND tỉnh cần điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp, cần chú trọng tăng định mức phân bổ chi cho sự nghiệp giao thông, sự nghiệp kiến thiết thị chính, sự nghiệp bảo vệ môi trường, định mức phân bổ chi thường xuyên của cấp xã, định mức phân bổ chi hành chính cho một biên chế để tạo đông lực thực hiện khoán chi hành chính.

- UBND tỉnh cần thực hiện nhất quán chính sách đền bù và giá đền bù giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ đầu tư XDCB trên địa bàn.

- UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo song trùng giữa chính quyền địa phương với ngành dọc trong quản lý thu chi ngân sách nhất là ngành thuế và kho bạc.

KẾT LUẬN

Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách đó là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự nỗ lực và hợp sức của mỗi cá nhân, mỗi cấp, mỗi ngành. Mỗi cán bộ quản lý ngân sách phải không ngừng trau dồi cả kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Một đòi hỏi không thể thiếu để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách đó là có sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan lãnh đạo và chuyên môn.

Nâng cao hiệu quả và hoàn thiện công tác quản lý NSNN không chỉ diễn ra ở cấp Huyện mà cần phải được thực hiện ở tất cả các cấp nhằm phát huy tối đa tiềm lực Tài chính Quốc gia, góp phần đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đặc biệt trong giai đoạn hội nhập mở cửa hiện nay thì việc hoàn thiện cơ cấu công tác quản lý ngân sách lại càng cần thiết. Thực hiện tốt được vấn đề này sẽ giúp cho chúng ta có được sức mạnh kinh tế lớn hơn và hội nhập nhanh hơn với nền kinh tế thế giới.

Trải qua quá trình hoạt động, Huyện Sơn Dương với tư cách là một cấp ngân sách đã, đang và sẽ không ngừng hoàn thiện hệ thống quản lý ngân sách của mình trên toàn bộ các mặt. Cùng với sự quan tâm và đồng lòng ủng hộ của quần chúng nhân dân và sự tập trung chỉ đạo của lãnh đạo các cấp cộng với sự cố gắng của đơn vị Phòng Tài chính Huyện thì nhất định Ngân sách của Huyện sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế của Huyện phát triển.

Những kết quả luận văn đã đạt được: Làm rõ cơ sở lý luận về quản lý NSNN; Tập trung phân tích đánh giá thực trạng quản lý ngân sách huyện Sơn Dương giai đoạn 2011 – 2013 để tìm ra những tồn tại và nguyên nhân hạn chế. Trên cơ sở phân tích khoa học và tổng kết kinh nghiệm từ hoạt động thực tiễn, đề xuất một số giải pháp để tăng cường quản lý ngân sách huyện Sơn Dương trong thời gian tới.

Với khả năng nhận biết và thới gian có hạn nên bài luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý, chỉ bảo của thầy cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật NSNN số 01/2002/QH11 của Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam ngày 16/12/2002 về NSNN.

2. Báo cáo quyết toán NSNN, chi NSĐP huyện Sơn Dương các năm 2011 – 2013; Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng huyện Sơn Dương năm 2013.

3. Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/06/2003 của Chính phủ - Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật NSNN.

4. Nghị định số 73/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/06/2003 của Chính phủ - Ban hành quy chế xem xét quyết định dự toán và phân bổ NSĐP phê chuẩn quyết toán NSĐP.

5. Nghị định số 73/2003/NĐ- CP ngày 23/6/2003 của chính phủ ban hành quy chế xem xét quyết định dự toán và phân bổ NSĐP.

6. Nghị quyết số 207/NQ-HĐND ngày 08 tháng 01 năm 2011 của HĐND huyện khoá XVIII, kỳ họp thứ 15 về việc phê duyệt dự toán thu chi NSĐP năm 2011.

7. Nghị quyết số 08/2010/NQ-HĐND ngày 21/7/2010 của HĐND tỉnh Tuyên Quang về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách tỉnh, ngân sách huyện, thành phố và ngân sách xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang năm 2011 và áp dụng cho thời kỳ ổn định NSĐP giai đoạn 2011-2015.

8. Nghị quyết số 09/2010/NQ-HĐND ngày 21/7/2010 của HĐND tỉnh Tuyên Quang về việc quy định định mức phân bổ và định mức chi thường xuyên ngân sách năm 2011 và áp dụng cho thời kỳ ổn định NSĐP giai đoạn 2011-2015.

9. Nghị quyết số 208/NQ-HĐND ngày 08 tháng 01 năm 2011 về phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã năm 2011.

10. Nghị quyết của HĐND huyện khóa XIX, kỳ họp thứ 3 ngày 23 tháng 12 năm 2011; Nghị quyết số 84/NQ-HĐND về việc phê duyệt dự toán thu NSNN, chi NSĐP huyện Sơn Dương năm 2012.

11. Nghị quyết số 86/NQ-HĐND về việc phê duyệt phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã năm 2012.

12. Nghị quyết của HĐND huyện khóa XIX, kỳ họp thứ 5 ngày 26 tháng 12 năm 2012: Nghị quyết số 96/NQ-HĐND về việc phê duyệt dự toán thu NSNN, chi NSĐP huyện Sơn Dương năm 2013

13. Nghị quyết số 99/NQ-HĐND về việc phê duyệt phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện và ngân sách cấp xã năm 2013 và Nghị quyết số 100/NQ- HĐND về nhiệm vụ phát triển KT - XH, đảm bảo quốc phòng - an ninh năm 2013.

14. Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang.

15. Quyết định số 387/2003/NQ – UBTVQH của UBTVQH ngày 17/3/2003 về việc ban hành qui chế lập, thẩm tra, trình QH quyết định dự toán NSNN, phương án phân bổ NSTW và phê chuẩn quyết toán NSNN.

16. Quyết định số 63/2008/QĐ-BTC ngày 01/08/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính - Về việc ban hành mã nhiệm vụ chi NSNN.

17. Quyết định số 456/QĐ-UBND ngày 28/12/2010 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước và dự toán NSNN năm 2011 cho huyện Sơn Dương.

18. Quyết định số 58/QĐ-UBND ngày 19/01/2012 của UBND huyện về việc giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước và dự toán NSNN năm 2011.

19. Quyết định số 558/QĐ-UBND ngày 28/12/2011 của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước và dự toán NSNN năm 2012.

20. Quyết định số 1388/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của UBND huyện về việc giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước và dự toán NSNN năm 2012.

21. Quyết định số 468/QĐ-UBND ngày 26/12/2012 của UBND tỉnh Tuyên Quang về việc giao chỉ tiêu kế hoạch nhà nước và dự toán NSNN năm 2013.

22. Quyết định số 09/QĐ-UBND ngày 09/01/2013 của UBND huyện Sơn Dương về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán NSNN năm 2013.

23. Thông tư số 59/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 23/6/2003 - Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60 của Chính phủ.

24. Thông tư 03/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 13/01/2004 hướng dẫn kế toán các đơn vị hành chính sự nghiệp thực hiện Luật NSNN và khoán chi hành chính do Bộ Tài chính ban hành.

25. Thông tư số 107/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 20/11/2006 hướng dẫn một số điểm về tổ chức thực hiện dự toán NSNN.

26. Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Sơn Dương lần thứ XIX.

27. Nguyễn Việt Cường (2001): “Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý NSNN”, Luận văn thạc sĩ - Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội.

28. Phạm Hồng Đức (2002): “Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương”, Luận án tiến sĩ - Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội.

29. Lê Công Toàn (2003): “Sử dụng công cụ chính sách tài chính để phát triển nền kinh tế trong quá trình hội nhập”, Luận án tiến sĩ - Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội.

30. Nguyễn Thế Tràm (1996): “Về việc quản lý thu thuế trên địa bàn các tỉnh Duyên hải miền Trung”, Luận án tiến sĩ - Học viện Chính trị quốc gia Hồ chí Minh.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 115 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)