Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý thu,ch

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 93)

5. Kết cấu của luận văn

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém trong công tác quản lý thu,ch

3.4.3.1. Về công tác quản lý thu NSNN

* Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, hệ thống thuế chưa thực sự hoàn thiện

Hệ thống thuế qua nhiều lần cải cách vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu; chưa chuyển hướng kịp thời để thích nghi với môi trường kinh tế ngày càng đổi mới; chưa dự báo hết những chuyển biến nhanh chóng của quá trình phát triển KT-XH;chính sách thuế chưa bao quát hết mọi nguồn thu trong nền kinh tế, chưa khuyến khích và bảo hộ có chọn lọc, có thời hạn sản xuất trong nước. Các chế tài về thuế còn hạn chế, chưa đủ sức răn đe việc vi phạm pháp luật về thuế, sự phối hợp giữa các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan thuế trong một số trường hợp xử lý vi phạm chưa được chặt chẽ, chưa thể hiện tính

nghiêm minh của pháp luật. Một thời gian dài chưa coi trọng đúng mức công tác tuyên truyền giáo dục, giải thích chính sách thuế để nâng cao sự hiểu biết, tự giác tuân thủ pháp luật của đối tượng nộp thuế.

Thứ hai, nhận thức của người dân về thuế còn lệch lạc

Trình độ nhận thức của xã hội về thuế còn thấp, đại bộ phận người dân chưa hiểu rõ bản chất tốt đẹp và lợi ích của công tác thuế, chưa thấy được việc thực hiện nghĩa vụ thuế là trách nhiệm của mọi công dân, chưa phê phán mạnh mẽ các trường hợp gian lận về thuế, chưa hỗ trợ tích cực cho cơ quan thuế thu thuế; ý thức chấp hành pháp luật về thuế của các đối tượng nộp thuế còn thấp, tính trạng trốn thuế, gian lận thuế, nợ đọng thuế diễn ra khá phổ biến vừa thất thu vừa không công bằng trong xã hội.

* Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, trình độ nhận thức của cán bộ huyện còn yếu, tồn tại tình trạng ỷ lại vào ngân sách cấp trên

Nhận thức của một số cán bộ và nhân dân địa phương, đặc biệt là cấp cơ sở xã, thị trấn còn thụ động trước kế hoạch ngân sách hàng năm mà cấp trên giao cho mình, không chủ động triển khai thực hiện ngay từ đầu năm, còn nặng về trông chờ ỷ lại vào ngân sách cấp trên, chuyển biến trong nhận thức còn chậm, việc thực hiện các chủ trương đối mới chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa được đúng mức.

Đội ngũ cán bộ quản lý thu ngân sách còn yếu, một số cán bộ làm công tác quản lý thu NSNN trình độ hiểu biết chuyên môn nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu quản lý thu hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu. Một số trường hợp chưa tận tuỵ, công tâm, khách quan giữa quyền lợi Nhà nước và quyền lợi người nộp thuế nên chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các Luật thuế.

Bên cạnh đó, do địa phương quản lý rộng, trình độ cán bộ kế toán một số đơn vị và cán bộ kế toán xã không đồng đều, có nơi kiêm nhiệm; một số đơn vị chưa lập được dự toán theo đúng mục lục NSNN và các văn bản hướng dẫn.

Thứ hai, chưa có biện pháp bồi dưỡng nguồn thu

Hiện nay, huyện Sơn Dương vẫn chưa có biện pháp để bồi dưỡng, mở rộng nguồn thu một cách thỏa đáng. Điều này có thể dẫn đến tình trạng lạm thu và xa hơn là mất nguồn thu. Ngoài ra do việc chưa quan tâm bồi dưỡng nguồn thu nên phần lớn các cơ sở SXKD không có điều kiện để tái đầu tư, hiện đại hóa công nghệ, mở rộng sản xuất, tạo thêm nhiều sản phẩm cho xã hội, điều đó càng thu hẹp nguồn thu ngân sách.

3.3.3.2. Về công tác quản lý chi NSNN

* Nguyên nhân khách quan

Hệ thống các văn bản pháp luật trên lĩnh vực NSNN không ngừng được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nhưng còn những vấn đề cần phải tiếp tục được nghiên cứu điều chỉnh, các văn bản dưới luật còn thiếu, chưa đồng bộ, đôi khi còn chồng chéo, ban hành chậm so với yêu cầu.

Ảnh hưởng của lạm phát nên một số chế độ chính sách và giá cả vật tư có nhiều biến động phải điều chỉnh, bổ sung tổng mức đầu tư nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.

Một số khoản chi Ngân sách tỉnh cấp bổ sung vào cuối năm do đó phải chuyển nguồn sang năm sau thực hiện. Điều này dẫn đến chi chuyển nguồn các năm vẫn còn lớn.

Công tác hoàn thiện hồ sơ thanh toán, quyết toán XDCB của các Ban quản lý công trình và các đơn vị tham gia thực hiện dự án đầu tư còn chậm. Nhiều công trình đầu tư xây dựng đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa có hồ sơ quyết toán.

* Nguyên nhân chủ quan

Công tác quán triệt Luật NSNN đến các đơn vị sử dụng ngân sách chưa sâu sắc, chưa đạt được mục tiêu đề ra, do vậy nhận thức về luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN của các cơ quan đơn vị và của cán bộ còn hạn chế.

Một số công chức tài chính tinh thần trách nhiệm chưa cao nên còn sử dụng tài sản công vào việc cá nhân, dẫn đến lãng phí NSNN

Một số xã do không có nguồn bố trí cho một số nhiệm vụ phát sinh nên sử dụng nguồn dự phòng ngân sách chưa đúng quy định.

Thứ hai, chất lượng các đơn vị thực hiện thi công chưa đạt yêu cầu Các chủ đầu tư còn lúng túng trong việc lập các thủ tục đầu tư theo quy định, triển khai thi công các công trình, dự án chậm so với kế hoạch, công tác bồi thường, GPMB ở một số công trình chậm do chưa có biện pháp kiên quyết; Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thuộc diện GPMB của một số cấp uỷ, chính quyền địa phương chưa được quan tâm.

Thứ ba, bộ máy quản lý chưa đáp ứng yêu cầu

Công tác kiểm tra, giám sát tài chính tại các đơn vị cơ sở của cơ quan tài chính chưa được thường xuyên. Việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật Tài chính ở một số đơn vị cơ sở chưa thật nghiêm túc. Đội ngũ kế toán trường học, các xã, thị trấn đã được củng cố và tập huấn nghiệp vụ nhưng vẫn còn hạn chế về quản lý thu, chi, hoạch toán kế toán và quyết toán ngân sách.

Công tác tham mưu đề xuất tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác XDCB của các phòng ban chuyên môn chưa được kịp thời. Một số cán bộ tài chính do năng lực, trình độ có mặt còn hạn chế nên chưa phát huy được tính năng động, sáng tạo trong công tác tham mưu đề xuất để thực hiện công việc được giao.

Chƣơng 4

QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THU, CHI NSNN TẠI HUYỆN SƠN DƢƠNG

4.1. Phƣơng hƣớng phát triển kinh tế - xã hội và phƣơng hƣớng hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN tại huyện Sơn Dƣơng

4.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội

Trước xu thế hội nhập kinh tế, Đảng và Nhà nước chủ trương huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân huyện, đã có quan điểm phát triển kinh tế như sau:

- Xây dựng nền kinh tế huyện gắn bó chặt chẽ với kinh tế toàn tỉnh và mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. Trên cơ sở khai thác những tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trên địa bàn, tiến hành đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa những vẫn mang bản sắc riêng. Cần tiến hành đầu tư cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, đào tạo nguồn lực có chất lượng cao có khả năng đáp ứng những khoa học công nghệ mới.

- Phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu cốt lõi nhưng song song với đó là việc nâng cao mức sống đại bộ phận người dân, giảm một cách tối đa chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương phục vụ phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng không ảnh hưởng đến môi trường

- Đẩy mạnh trao đổi hàng hóa, phát triển các ngành dịch vụ nhưng cũng cần chú trọng đến vấn đề an ninh, xã hộị.

Trước hết huyện đã xác định một số phương hướng, mục tiêu chủ yếu về phát triển KT - XH là “ huy động tối đa nguồn lực, khắc phục những khó khăn tiến hành phát triển kinh tế theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Tiến hành đầu tư xây dựng CSHT kiên cố hóa kênh mương phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp…”

Về kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế cần phải đạt tốc độ tăng từ 8,5% trở lên và năm sau cao hơn năm trước.

- Đối với công nghiệp – xây dựng : Tiến hành xây dựng khu công nghiệp tập trung nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân. Bên cạnh đó cũng cần tận dụng những điều kiện phát triển một số ngành khác phát triển. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhưng vẫn đảm bảo môi trường sinh thái.

- Đối với nông nông nghiệp thủy sản : Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa vật nuôi, cây trồng. Tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khuyến khích mở rộng mở rộng mô hình vườn ao chuồng, các trang trại chăn nuôi tập trung. Tiến hành nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy đảm bảo vấn dề phục vụ sản xuất.

- Đối với ngành du lịch: Hình thành mạng lưới sản xuất buôn bán hàng hóa giữa các vùng trên địa bàn. Xây dựng và củng cố phát triển khu thương mại, chợ đầu mối buôn bán, chợ nông thôn ở các xã, thị trấn.

- Đối với ngành vận tải: Cho phép các ngành vận tải hành khách phát triển phục vụ việc đi lại của đại bộ phận người dân thực hiện loại bỏ dần các phương tiện vận tải không đảm an toàn, quá hạn sử dụng song song với đó là giáo dục người dân về luật giao thông đường bộ.

- Đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, khoa học công nghệ và tư vấn : Tiếp tục hoàn thiện về hoạt động tài chính - ngân hàng phục vụ cho việc phát triển thu ngân sách.

- Đối với giao thông bưu điện: Tiến hành nâng cấp các hệ thống giao thông, tiến hành bê tông hóa các tuyến đường từ các xã tới các tuyến đường chính.

- Cấp thoát nước: xây dựng các công trình nước sạch tập trung trên địa bàn các xã, đảm bảo dân cư ở vùng nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.

Về các vấn đề xã hội

- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%, tiến hành xóa đói giảm nghèo, phấn đấu đến năm 2020 trên 80% số hộ gia đình được dùng nước hợp vệ sinh, xây dựng thêm nhiều làng xã, khu dân cư văn hóa.

- Đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia như y tế, xã hội…theo sự chỉ đạo của các ngành thuộc chung ương và tỉnh khuyến khích phát triển sản xuất giải quyết công ăn việc làm chăm lo sức khỏe cho người dân đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

- Đảm bảo tốt công tác an ninh, quân sự địa phương, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng của cán bộ viên chức về trình độ, kỹ năng làm việc.

- Về y tế, giáo dục - đào tạo: Tiến hành xây dựng, sửa sang những CSHT đã xuống cấp, đã quá thờì hạn sử dụng tranh thủ sự giúp đỡ của chính phủ nâng cấp các trang thiết bị hiện đại phục vụ việc dạy học, những thiết bị y tế phải được đổi mới đáp ứng được công tác chuẩn đoán và điều trị bệnh tốt ngay từ tuyến huyện, các trạm xá có đủ khả năng về trình độ y bác sĩ khám và chữa bệnh thông thường giảm đến mức thấp nhất số bệnh nhân phải đưa lên tuyến trên. Đảm bảo phổ cập trung học phổ thông, đào tạo nghề ngay khi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, nâng cao ngày càng nhiều tỷ lệ học sinh ở các trường trung học phổ thông thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Cải tạo nâng cấp trạm y tế xã, CSHT, nâng cấp Trung tâm dạy nghề huyện thành trường trung cấp nghề của huyện để đào tạo phục vụ cho các khu công nghiệp đang có xu hướng xây dựng trên địa bàn

- Đối với lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục thể thao: Cho tiến hành nâng cấp, xây dựng hệ thống nhà văn hóa trung tâm văn hóa cấp huyện; huy động các nguồn vốn đóng góp của nhân dân để xây dựng nhà văn hóa xã, thị trấn đáp ứng nhu cầu hội họp. Trang bị nhiều thiết bị phát thanh truyền hình đưa những kiến thức, chuyển giao khoa học công nghệ đến người dân.

4.1.2. Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN

Tiến hành thực hiện nghiêm luật NSNN và các luật thuế theo quy định của nhà nước, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí NSNN; thực hiện quản lý NSNN theo sự chỉ đạo thống nhất của các cấp, các ngành

Tập trung cơ cấu lại NSNN theo hướng phân định rõ nguồn thu và nhiệm vụ chi của NSNN cấp huyện, xã.

Mở rộng nguồn thu ngân sách mới bên cạnh việc tập trung khai thác các nguồn thu đang có. Thuế, phí, lệ phí vẫn được xác định là nguồn thu chủ yếu của ngân sách huyện.

Tăng tỉ lệ chi NSNN cho đầu tư phát triển CSHT, đường xá cầu cống, tạo cơ sở cho sự phát triển KT – XH bền vững, lâu dài.

Đổi mới và nâng cao hiệu quả điều hành ngân sách trên địa bàn huyện; giảm thiểu thủ tục hành chính; nâng cao năng lực cán bộ tài chính; áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào việc điều hành quản lý thu – chi ngân sách trên địa bàn huyện; nghiêm khắc xử lý theo quy định của pháp luật đối với những cán bộ tham nhũng không làm tròn chức năng và nhiệm vụ và nhà nước giao.

4.2. Quan điểm hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN tại huyện Sơn Dƣơng Sơn Dƣơng

Sơn Dương là một trong những huyện giữ vị trí chiến lược trong đường lối phát triển kinh tế của tỉnh Tuyên Quang. Việc hoàn thiện công tác quản lý thu, chi NSNN của huyện là yêu cầu tất yếu đối với quá trình phát triển đi lên của huyện Sơn Dương trong những năm tới đặt ra yêu cầu phải tiếp tục. Quản lý thu, chi ngân sách phải góp phần tạo ra sự ổn định về KT - XH trên địa bàn tạo lập, phân phối và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, mở rộng đầu tư để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển KT-XH của huyện đến năm 2020.

Muốn thực hiện được các mục tiêu đó, việc hoàn thiện quản lý thu, chi NSNN của huyện Sơn Dương trong thời gian tới cần quát triệt các quan điểm sau:

Thứ nhất, hoàn thiện quản lý thu - chi ngân sách trên địa bàn huyện Sơn Dương phải dựa theo quan điểm của Đảng và Nhà nước là phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, liên kết đầu tư phát triển với các huyện khác; ra sức cần kiệm để đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh tế và đầu tư. Trên cơ sở quán triệt đường lối, chính sách phát triển KT-XH của Huyện uỷ, UBND huyện Sơn Dương, hoàn thiện quản lý thu - chi NSNN phải đáp ứng thực hiện tốt các mục tiêu phát triển KT-XH, phù hợp với trình độ phát triển của huyện trong điều kiện kinh tế mở cửa, hội nhập trước những thách thức và cơ hội.

Theo đó, bên cạnh việc phải quản lý nguồn thu một cách chặt chẽ thì đồng thời phải tạo điều kiện để khuyến khích các thành phần kinh tế hoạt

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)