5. Kết cấu của luận văn
1.4. Kinh nghiệm của một số huyện ở các tỉnh của Việt Nam về công tác
quản lý thu, chi NSNN và bài học rút ra cho huyện Sơn Dƣơng, tỉnh Tuyên Quang
1.4.1. Kinh nghiệm của một số huyện của Việt Nam về quản lý thu, chi NSNN
1.4.1.1. Kinh nghiệm quản lý thu, chi NSNN huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
Được sự chỉ đạo của cấp trên cùng với sự nỗ lực của các ban, ngành, Ngân sách huyện Quế Võ đã ngày càng thể hiện được vai trò của mình trong
sự phát triển của nền kinh tế. Các khoản thu phải được khai thác, huy động, tập trung ngày một lớn. Các khoản chi được tiết kiệm, hiệu quả. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công đã đạt được vẫn còn tồn tại một số hạn chế đòi hỏi phải được quan tâm, giải quyết kịp thời.
Thành tựu đạt được:
Việc phân cấp quản lý điều hành NSNN của các cấp chính quyền địa phương từ huyện đến xã, thị trấn đã có nhiều tiến bộ góp phần quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tăng cường nguồn lực tài chính cho các cấp chính quyền địa phương và thực hiện quản lý sử dụng ngân sách đạt hiệu quả tiết kiệm.
Phân định rõ trách nhiệm quản hạn của HĐND và UBND các cấp, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, đơn vị trong lĩnh vực ngân sách như; việc quyết định phân bổ dự toán ngân sách và phê chuẩn tổng quyết toán ngân sách của HĐND và UBND trách nhiệm của các cấp các ngành và đơn vị trong tổ chức quản lý khai thác nguồn thu và sử dụng tiết kiệm hiệu quả ngân sách được giao.
Chất lượng các mặt công tác lập dự toán phân bổ chấp hành và quyết toán ngân sách ngày càng được nâng cao bảo đảm thời gian theo quy định.
Công tác quản lý điều hành và thực hiện tài chính ngân sách được nâng lên. Tất cả các khoản thu, chi ngân sách được hạch toán vào ngân sách qua hệ thống KBNN được quản lý chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả; quy trình quản lý thu nộp và cấp phát ngân sách đảm bảo theo luật, xoá bỏ được các hình thức cấp phát gán thu bù chi, hạn chế ghi thu, ghi chi, khắc phục tình trạng cấp phát vòng vèo, nhiều kênh cấp phát cho một đối tượng, một mục đích. Hầu hết các đơn vị, cá nhân nộp ngân sách, đơn vị sử dụng ngân sách đã nhận thức được trách nhiệm thực hiện tài chính ngân sách theo luật định.
Hạn chế tồn tại:
Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác quản lý Ngân sách huyện còn một số hạn chế nhất định xuất phát từ cả nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
Khó khăn bao trùm là ngân sách huyện được hình thành từ một nền kinh tế thấp, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế hạn chế tốc độ tăng thu ngân sách chậm, nguồn tăng thu chủ yếu từ thu tiền sử dụng đất.
Huyện đã thực hiện quyền phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho các cấp chính quyền địa phương. Các cấp chính quyền chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa mạnh dạn, chưa khuyến khích địa phương chủ động tăng thu, nhiệm vụ chi còn chồng chéo, chưa hiệu quả.
Một số nhiệm vụ chi chưa được phân cấp đồng bộ gây hạn chế cho việc quản lý điều hành và phát triển của cấp quản lý trực tiếp, như chi sự nghiệp y tế cơ sở là nhiệm vụ chi của ngân sách xã nhưng ngân sách huyện chi lương và phụ cấp lương, ngân sách xã chi các khoản còn lại.
1.4.1.2. Kinh nghiệm quản lý thu, chi NSNN huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu Thành tựu đạt được:
Các cơ quan quản lý ngân sách đã triển khai thực hiện tốt các văn bản chính sách, chế độ và pháp luật về tài chính ngân sách kế toán, kiểm toán trên địa bàn huyện. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của nhà nước và của địa phương về lĩnh vực tài chính ngân sách theo phân cấp. Việc huy động đóng góp của các tổ chức cá nhân thuộc thẩm quyền cấp huyện trình lên các cơ quan có thẩm quyền cao hơn, hướng dẫn các cơ quan nhà nước, đơn vị dự toán nhà nước thuộc cấp huyện, UBND xã, thị trấn xây dựng dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của chính phủ và hướng dẫn của cơ quan tài chính cấp trên. Đặc biệt đã thực hiện tốt vai trò của mình về việc hướng dẫn kiểm tra việc quản lý tài chính ngân sách.
Thực hiện tốt công tác báo cáo tài chính ngân sách theo luật NSNN và các quy định của cơ quan tài chính cấp trên tổ chức thâm tra quyết toán các dự án đầu tư đã hoàn thành trình UBND huyện phê duyệt, đặc biệt là nguồn NSĐP được phân cấp, quản lý nguồn kinh phí được ủy quyền của cấp trên.
Các khoản thu NSNN đều thực hiện qua sổ sách kế toán tương đối rõ ràng, sự tham gia của chính quyền đến công tác thu NSNN đã có những tác động tích cực: Các khoản thu thực hiện thuận lợi hơn, hoàn thành trước thời gian quy định. Tình trạng lạm thu vượt chi trái với quy định được chấn chỉnh, tình trạng nợ sinh hoạt phí, tiền lương không còn tồn tại.
Hạn chế tồn tại:
Việc phân cấp nguồn thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương, tỷ lệ % phân chia ngưồn thu giữa các cấp NSĐP còn nhiều điểm chưa hợp lý. Thực hiện cơ chế cân đối thu tiền sử dụng đất trong cân đối NSĐP phục vụ đầu tư CSHT kinh tế xã hội và sử dụng một phần từ nguồn thu phục vụ công tác đo đạc, lập cơ sở dữ liệu, hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất còn hạn chế.
Thời gian phân bổ giao dự toán thu ngân sách còn chồng chéo, các cơ quan quản lý thu tuy đã tổ chức triển khai thực hiện ngay từ đầu năm, nhưng đôi khi chưa đảm bảo chỉ tiêu thu. Công tác thực hiện luật quản lý thuế, tình hình sử dụng đất thu phí, lệ phí còn chưa sát thực tế.
Thu nghĩa vụ công ích ngày càng giảm, đặt các khoản thu phí lệ phí còn sai chế độ chưa thực hiện công khai hóa các khoản thu.