Phương hướng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 97 - 100)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Phương hướng phát triển kinh tế xã hội

Trước xu thế hội nhập kinh tế, Đảng và Nhà nước chủ trương huy động tối đa mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho người dân huyện, đã có quan điểm phát triển kinh tế như sau:

- Xây dựng nền kinh tế huyện gắn bó chặt chẽ với kinh tế toàn tỉnh và mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. Trên cơ sở khai thác những tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trên địa bàn, tiến hành đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa những vẫn mang bản sắc riêng. Cần tiến hành đầu tư cho các ngành nông nghiệp, công nghiệp, đào tạo nguồn lực có chất lượng cao có khả năng đáp ứng những khoa học công nghệ mới.

- Phát triển kinh tế là mục tiêu hàng đầu cốt lõi nhưng song song với đó là việc nâng cao mức sống đại bộ phận người dân, giảm một cách tối đa chênh lệch về thu nhập giữa nông thôn và thành thị. Khai thác tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương phục vụ phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất nhưng không ảnh hưởng đến môi trường

- Đẩy mạnh trao đổi hàng hóa, phát triển các ngành dịch vụ nhưng cũng cần chú trọng đến vấn đề an ninh, xã hộị.

Trước hết huyện đã xác định một số phương hướng, mục tiêu chủ yếu về phát triển KT - XH là “ huy động tối đa nguồn lực, khắc phục những khó khăn tiến hành phát triển kinh tế theo con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa phấn đấu tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước. Tiến hành đầu tư xây dựng CSHT kiên cố hóa kênh mương phục vụ hoạt động sản xuất nông nghiệp…”

Về kinh tế

- Tăng trưởng kinh tế cần phải đạt tốc độ tăng từ 8,5% trở lên và năm sau cao hơn năm trước.

- Đối với công nghiệp – xây dựng : Tiến hành xây dựng khu công nghiệp tập trung nhằm giải quyết việc làm tại chỗ cho người dân. Bên cạnh đó cũng cần tận dụng những điều kiện phát triển một số ngành khác phát triển. Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nhưng vẫn đảm bảo môi trường sinh thái.

- Đối với nông nông nghiệp thủy sản : Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, đa dạng hóa vật nuôi, cây trồng. Tiến hành chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi khuyến khích mở rộng mở rộng mô hình vườn ao chuồng, các trang trại chăn nuôi tập trung. Tiến hành nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy đảm bảo vấn dề phục vụ sản xuất.

- Đối với ngành du lịch: Hình thành mạng lưới sản xuất buôn bán hàng hóa giữa các vùng trên địa bàn. Xây dựng và củng cố phát triển khu thương mại, chợ đầu mối buôn bán, chợ nông thôn ở các xã, thị trấn.

- Đối với ngành vận tải: Cho phép các ngành vận tải hành khách phát triển phục vụ việc đi lại của đại bộ phận người dân thực hiện loại bỏ dần các phương tiện vận tải không đảm an toàn, quá hạn sử dụng song song với đó là giáo dục người dân về luật giao thông đường bộ.

- Đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng, khoa học công nghệ và tư vấn : Tiếp tục hoàn thiện về hoạt động tài chính - ngân hàng phục vụ cho việc phát triển thu ngân sách.

- Đối với giao thông bưu điện: Tiến hành nâng cấp các hệ thống giao thông, tiến hành bê tông hóa các tuyến đường từ các xã tới các tuyến đường chính.

- Cấp thoát nước: xây dựng các công trình nước sạch tập trung trên địa bàn các xã, đảm bảo dân cư ở vùng nông thôn được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh.

Về các vấn đề xã hội

- Giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%, tiến hành xóa đói giảm nghèo, phấn đấu đến năm 2020 trên 80% số hộ gia đình được dùng nước hợp vệ sinh, xây dựng thêm nhiều làng xã, khu dân cư văn hóa.

- Đảm bảo việc thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia như y tế, xã hội…theo sự chỉ đạo của các ngành thuộc chung ương và tỉnh khuyến khích phát triển sản xuất giải quyết công ăn việc làm chăm lo sức khỏe cho người dân đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh.

- Đảm bảo tốt công tác an ninh, quân sự địa phương, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng của cán bộ viên chức về trình độ, kỹ năng làm việc.

- Về y tế, giáo dục - đào tạo: Tiến hành xây dựng, sửa sang những CSHT đã xuống cấp, đã quá thờì hạn sử dụng tranh thủ sự giúp đỡ của chính phủ nâng cấp các trang thiết bị hiện đại phục vụ việc dạy học, những thiết bị y tế phải được đổi mới đáp ứng được công tác chuẩn đoán và điều trị bệnh tốt ngay từ tuyến huyện, các trạm xá có đủ khả năng về trình độ y bác sĩ khám và chữa bệnh thông thường giảm đến mức thấp nhất số bệnh nhân phải đưa lên tuyến trên. Đảm bảo phổ cập trung học phổ thông, đào tạo nghề ngay khi học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, nâng cao ngày càng nhiều tỷ lệ học sinh ở các trường trung học phổ thông thi vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp. Cải tạo nâng cấp trạm y tế xã, CSHT, nâng cấp Trung tâm dạy nghề huyện thành trường trung cấp nghề của huyện để đào tạo phục vụ cho các khu công nghiệp đang có xu hướng xây dựng trên địa bàn

- Đối với lĩnh vực văn hóa, thông tin, thể dục thể thao: Cho tiến hành nâng cấp, xây dựng hệ thống nhà văn hóa trung tâm văn hóa cấp huyện; huy động các nguồn vốn đóng góp của nhân dân để xây dựng nhà văn hóa xã, thị trấn đáp ứng nhu cầu hội họp. Trang bị nhiều thiết bị phát thanh truyền hình đưa những kiến thức, chuyển giao khoa học công nghệ đến người dân.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)