Lập dự toán thu,chi ngân sách huyện

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 32 - 36)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Lập dự toán thu,chi ngân sách huyện

1.3.1.1. Yêu cầu của việc lập dự toán thu, chi ngân sách huyện

Dự toán NSNN hàng năm được lập căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT - XH và bảo đảm quốc phòng an ninh. Việc lập dự toán thu, chi ngân sách huyện cũng không nằm ngoài những điều kiện trên.

Các khoản thu trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở tăng trưởng kinh tế, các chỉ tiêu có liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách.

Các khoản chi ngân sách trong dự toán ngân sách phải được xác định trên cơ sở mục tiêu phát triển KT - XH, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Đối với đầu tư phát triển việc lập dự toán phải căn cứ vào quy hoạch, chương trình, dự án đầu tư đã có quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt, ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai thực hiện các chương trình, dự án. Đối với chi thường xuyên, việc lập dự toán phải căn cứ vào nguồn thu từ thuế, phí, lệ phí và tuân theo các chế độ, tiêu chuẩn, định mức do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

Dự toán thu, chi ngân sách huyện được tổ chức xây dựng, tổng hợp từ cơ quan thu, đơn vị sử dụng ngân sách, đảm bảo đúng thời gian và biểu mẫu quy định; tổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi ngân sách và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên, chi đầu tư phát triển.

Dự toán ngân sách huyện phải đảm bảo cân đối theo nguyên tắc cân bằng thu, chi ngân sách.

1.3.1.2. Căn cứ lập dự toán thu, chi ngân sách huyện

Dự toán thu, chi ngân sách huyện nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển KT - XH và đảm bảo quốc phòng an ninh; chỉ tiêu nhiệm vụ của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện KT - XH và tự nhiên của huyện.

Để đảm bảo cho việc quản lý thu, chi ngân sách huyện được tốt, hiệu quả thì công tác lập dự toán thu, chi ngân sách huyện phải dựa trên các căn cứ sau:

- Phải trên cơ sở nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh của huyện; chỉ tiêu nhiệm vụ của năm kế hoạch và những chỉ tiêu phản ánh quy mô, nhiệm vụ, đặc điểm hoạt động, điều kiện kinh tế - xã hội và tự nhiên của huyện.

- Phải bám sát các luật, pháp lệnh thuế, chế độ thu; định mức phân bổ ngân sách; chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách do cấp có thẩm quyền quy định. Trường hợp cần sửa đổi, bổ sung phải được nghiên cứu và ban hành trước thời điểm lập dự toán ngân sách hàng năm. Trong đó:

+ Đối với thu ngân sách, việc lập dự toán phải căn cứ vào mức tăng trưởng kinh tế của huyện, các chỉ tiêu liên quan và các quy định của pháp luật về thu ngân sách.

+ Đối với chi đầu tư phát triển, việc lập dự toán phải căn cứ vào các dự án phù hợp với quy hoạch được duyệt, những dự án có đủ điều kiện bố trí vốn theo quy định của quy chế quản lý vốn đầu tư xây dựng và phù hợp với khả năng bố trí ngân sách hàng năm, kế hoạch tài chính 5 năm; đồng thời ưu tiên bố trí đủ vốn phù hợp với tiến độ triển khai các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

+ Đối với chi thường xuyên, với việc lập dự toán phải tuân theo các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn định mức do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

- Đối với dự toán ngân sách cấp xã: việc lập dự toán căn cứ vào tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức cân đối bổ sung từ ngân sách huyện đã được giao; căn cứ vào chế độ phân cấp ngân sách và dự toán thu, chi ngân sách của xã, thị trấn.

Đối với các đơn vị sử dụng ngân sách, việc lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan cấp trên trực tiếp. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (thường không phải là đơn vị dự toán cấp I) xem xét, tổng hợp do đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I.

Các tổ chức được NSNN trợ cấp kinh phí phải lập dự toán thu, chi ngân sách phạm vi nhiệm vụ được giao gửi cơ quan Tài chính - Kế hoạch cấp huyện.

Đối với các cơ quan hành chính thực hiện chế độ khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đơn vị sự nghiệp có thu, việc lập dự toán thực hiện theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

- Đối với chi trả nợ, đảm bảo bố trí trả đủ các khoản nợ đến hạn (kể cả gốc và lãi) theo đúng nghĩa vụ trả.

- Đối với vay bù đắp thiếu hụt NSNN, việc lập dự toán phải căn cứ vào cân đối ngân sách, khả năng từng nguồn vay, khả năng trả nợ và mức bội chi ngân sách theo quy định của cấp có thẩm quyền.

- Những quy định về phân cấp quản lý kinh tế - xã hội, phân cấp quản lý ngân sách.

- Tình hình thực hiện dự toán ngân sách của một số năm trước và một số năm gần kề.

1.3.1.3. Nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của phòng Tài chính - Kế hoạch huyện trong quá trình lập dự toán Ngân sách huyện

Hàng năm cùng các cơ quan đơn vị thụ hưởng ngân sách trên địa bàn, UBND cấp xã thảo luận về dự toán ngân sách. Được phép yêu cầu lập lại dự toán về các khoản thu chưa đúng với khả năng và tình hình thực tế của đơn vị, của UBND cấp xã và các khoản chi trong dự toán chưa đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức, chưa tiết kiệm, chưa phù hợp với khả năng Ngân sách và định hướng phát triển KT - XH. Trong quá trình thảo luận để tổng hợp và lập dự toán Ngân sách, nếu còn có ý kiến khác nhau, cơ quan tài chính ở cấp địa phương báo cáo xin ý kiến với UBND cùng cấp quyết định.

Chủ trì phối hợp với cơ quan thuế và đơn vị khác liên quan trong việc tổng hợp lập dự toán Ngân sách và phương án phân bổ dự toán Ngân sách của cấp mình.

Phối hợp với đơn vị Ban quản lý dự án đầu tư XDCB, phòng Kinh tế và Hạ tầng trong việc lập và phân bổ dự toán chi đầu tư XDCB cho từng đơn vị, từng dự án, công trình.

Tham mưu, đề xuất ý kiến về giải pháp và các phương án cân đối NSĐP nhằm tăng cường thực hiện chính sách tăng thu ngân sách, tiết kiệm chi Ngân sách, đảm bảo đúng chế độ chính sách.

Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện xem xét dự toán của các đợn vị thuộc NSĐP, dự toán thu do cơ quan thuế lập, dự toán thu, chi Ngân sách của

các xã, thị trấn lập. Tổng hợp dự toán trình UBND huyện để báo cáo thường trực HĐND xem xét, báo cáo UBND tỉnh, đồng gửi Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh.

1.3.1.4. Phân bổ, giao dự toán Ngân sách huyện

Sau khi UBND huyện nhận được quyết định về việc phân bổ dự toán thu, chi NSNN của UBND tỉnh, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện có nhiệm vụ tham mưu giúp cho UBND huyện trình HĐND huyện ra Nghị quyết phê chuẩn dự toán thu, chi Ngân sách huyện. Căn cứ vào Nghị quyết của HĐND huyện, UBND huyện ra quyết định về việc giao dự toán thu, chi Ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị thụ hưởng NSĐP và dự toán thu, chi Ngân sách cho từng xã, thị trấn.

1.3.1.5. Điều chỉnh dự toán Ngân sách

Hàng năm, khi có một số nhiệm vụ phát sinh đột xuất nằm ngoài dự toán tại các cơ quan đơn vị dự toán. Các đơn vị có nhiệm vụ phát sinh này lập tờ trình nộp phòng Tài chính - Kế hoạch huyện tổng hợp báo cáo UBND huyện xem xét trình HĐND dân huyện tại kỳ họp HĐND gần nhất phê duyệt. Sau khi có nghị quyết phê chuẩn của HĐND huyện, UBND huyện ra quyết định điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách cho các cơ quan đơn vị, các xã, thị trấn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)