Điều kiện tựnhiên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 53 - 55)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Điều kiện tựnhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Sơn Dương là một huyện miền núi, nằm phía Nam của tỉnh Tuyên Quang, có tọa độ địa lí: Vĩ độ bắc từ 24o05’ đến 24o40’, Kinh độ Đông từ 104o05’ đến 105040’. Huyện Sơn Dương cách Thành phố Tuyên Quang 30km theo quốc lộ 37, ranh giới lãnh thổ huyện Sơn Dương các phía: Phía Bắc giáp huyện Yên Sơn; Phía Đông giáp tỉnh Thái Nguyên; Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc; Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.

3.1.1.2. Địa hình, khí hậu, thuỷ văn

- Địa hình: Do cấu trúc của huyện chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam tạo ra diện mạo địa hình của vùng lãnh thổ này chủ yếu là địa hình vùng núi cao, đồi và núi đan xen, chèn kẹp nhau. Nhìn chung huyện Sơn Dương có địa hình đặc thù của vùng chuyển tiếp giữa trung du và miền núi, rừng núi chiếm 3/4 diện tích đất tự nhiên. Địa hình chia thành 2 vùng, vùng phía Bắc huyện có địa hình đồi núi cao, độ dốc lớn, xen lẫn núi đá vôi; vùng phía Nam có địa hình đồi núi bát úp, có độ dốc thấp, thoải dần.

- Khí hậu, thủy văn: Chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa đông hanh khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 - 240c (cao nhất từ 33 - 350c, thấp nhất từ 12 - 130c). Lượng mưa bình quân hàng năm 1.500mm - 1.800mm. Trên điạ bàn huyện có 2 con sông lớn chảy qua là sông Lô và sông Phó Đáy, ngoài ra còn hệ thống suối, khe, lạch tạo nguồn nước phong phú, thuận lợi cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp.

3.1.1.3. Tài nguyên đất

Huyện Sơn Dương có 6 nhóm đất với 11 loại đất chính như sau:

+ Nhóm đất: nhóm đất phù sa, nhóm đất dốc tụ, nhóm đất đen và nâu thẫm, nhóm đất vàng xám, nhóm đất đỏ và nâu vàng, nhóm đất mới biến đổi.

+ Loại đất: đất phù sa không được bồi, đất phù sa ngòi suối, đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, đất nâu đỏ trên đá macma trung tính và bazo, đất đỏ vàng trên đá biến chất, đất đỏ vàng trên đá phiến thạch, đất đỏ vàng trên đá macma axit, đất vàng nhạt trên đá cát, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit, đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa.

3.1.1.4. Tài nguyên nước

Hệ thống sông Phó Đáy: đây là hệ thống sông lớn nhất chảy dài, uốn lượn trên 100 km phân bố trên 2/3 lãnh thổ huyện Sơn Dương. Hệ thống sông này bắt nguồn từ 4 xã, có 3 suối chính hình thành từ 3 nhánh: suối Mơ, suối Đát, suối Hang, nhánh 1 từ xã Tân Trào, nhánh 2 từ xã Hợp Hòa, nhánh 3 từ xã Thượng Ấm. Nhánh 1 và 2 chạy qua Thị trấn Sơn Dương, xã Phúc Ứng gặp nhánh 3 để chảy sang xã Thái bình rồi đổ ra sông Lô.

Hệ thống sông Lô: phần chảy qua lãnh thổ Sơn Dương là trung của hệ thống sông Lô. Hệ thống sông Công chảy qua các xã Bình Ca, Thượng Ấm.

3.1.1.5. Tài nguyên khoáng sản

Ở Sơn Dương đã phát hiện 12 điểm có quặng thiếc, tổng trữ lượng cả quặng gốc và quặng sa khoáng đạt xấp xỉ 28.239 tấn SnO2; quặng Barit có các điểm thăm dò gồm: Ao Sen, Hang Lương, Thiện Kế, Ngòi Thia, Đùng Bùng; cao lanh - fenspat có rải rác ở Hào Phú (trữ lượng dự báo 1,411 triệu tấn) và Vân Sơn; ngoài ra còn có mỏ chì - kẽm …

3.1.1.6. Tiềm năng du lịch

Sơn Dương có nhiều khu di tích lịch sử nổi tiếng như: khu di tích lịch sử đặc biệt quốc gia Tân Trào - ATK; cụm di tích Bác Tôn; Ban thường trực Quốc Hội; mặt trận liên Việt ở xã Trung Yên; đình Hồng Thái; lán Nà

Lừa; làng Sảo; cụm 43 điểm di tích tại xã Tân Trào; cụm di tích phủ Chủ tịch, Thủ tướng Chính phủ tại thôn Lập Binh, xã Bình Yên; cụm di tích Nha Công an và các bộ ngành ở xã Minh Thanh. Ngoài những di tích lịch sử, Sơn Dương còn có những thắng cảnh đẹp như thác Đát (suối Tiên) xã Hợp Hoà, thác Cao Ngỗi xã Đông Lợi.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý thu chi ngân sách nhà nước tại huyện sơn dương, tỉnh tuyên quang (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)