5. Kết cấu của luận văn
4.3.3. Các biện pháp khác
4.3.3.1. Củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ quản lý tài chính ngân sách
Cán bộ quản lý chi ngân sách là người trực tiếp thực hiện, quyết định hiệu quả quản lý chi ngân sách. Do vậy, vấn đề đặt ra trước tiên là phải đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ năng lực phẩm chất của đội ngũ cán bộ nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới quản lý tài chính nói chung và quản lý chi ngân sách nói riêng trên địa bàn huyện. Công tác đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ làm công tác tài chính, kế toán của huyện được xem là một trong những giải pháp tích cực, góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả trong công tác quản lý điều hành NSNN địa phương.
Nội dung đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ phẩm chất của cán bộ chi ngân sách trên địa bàn huyện cần đáp ứng được những yêu cầu sau:
+ Nâng cao chất lượng và phẩm chất của cán bộ quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện nhằm củng cố quan điểm lập trường, tránh tiêu cực và hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao. Góp phần làm lành mạnh hoá lĩnh vực tài chính trên địa bàn huyện. Cán bộ quản lý chi ngân sách không chỉ hiểu sâu sắc nghiệp vụ quản lý chi ngân sách mà còn phải hiểu về nghiệp vụ và kỹ thuật tổ chức thực hiện.
+ Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý tài chính nói chung và quản lý chi ngân sách nói riêng: giảm bớt đầu mối, cải tiến lề lối làm việc, nâng cao trách nhiệm của mỗi cán bộ tài chính.
+ Xây dựng kế hoạch, chiến lược đào tạo và đào tạo lại gắn với tiêu chuẩn hóa từng chức danh và yêu cầu công tác của cán bộ tài chính. Thực hiện đào tạo đồng thời chuyên môn nghiệp vụ và kiến thức về QLNN, KTTT, ngọai ngữ, tin học… Gắn việc đào tạo bồi dưỡng với quá trình sử dụng phù hợp với sở trường của cán bộ tài chính.
Quá trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ huyện cần phải tiến hành đồng bộ cả về xây dựng thể chế, tổ chức, quản lý:
- Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy, rà soát chức năng nhiệm vụ của Phòng Tài chính - kế hoạch để đảm bảo đáp ứng yêu cầu quản lý tài chính trong giai đọan mới, thực hiện có hiệu quả các khoản chi ngân sách.
- Mở rộng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn vào công tác quản lý của Phòng Tài chính - Kế hoạch đồng thời nghiên cứu triển khai vào các lĩnh vực: kế hoạch đầu tư (chủ yếu là khâu thủ tục đầu tư), quản lý dự toán các đơn vị HCSN, quản lý cấp phát ngân sách xã.
4.3.3.2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác quản lý thu, chi NSNN
Công tác thanh tra tài chính giúp phát hiện, kịp thời chấn chỉnh và xử lý các sai phạm trên lĩnh vực tài chính, ngân sách, đồng thời qua đó phát hiện những sơ hở của cơ chế, chính sách, chế độ quản lý chi để kiến nghị sửa đổi bổ sung cho phù hợp.Vì vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát đòi hỏi phải đảm bảo chính xác, trung thực và khách quan, khi kết luận phải có căn cứ, có tác dụng tích cực đối với đơn vị được thanh tra, đồng thời chỉ rõ những việc làm được để phát huy và những việc chưa làm được để đơn vị có hướng khắc phục sửa chữa.
Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện cần tập trung vào các giải pháp sau:
- Xác định các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm cần tập trung thanh tra, đặt biệt là các lĩnh vực dễ xảy ra lãng phí, thất thóat vốn như: công tác
XDCB, mua sắm trang bị tài sản, tình hình sử dụng ngân sách của các đơn vị dự toán, công tác quản lý thu chi ngân sách của cấp xã, thị trấn.
- Nâng cao trình độ năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra, thường xuyên đào tạo, cập nhật các kiến thức mới không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, QLNN mà còn nhiều kiến thức tổng hợp khác.
- Đổi mới phương thức thanh tra, kiểm tra theo dự toán chi ngân sách và thực tế đã chi. Qua thanh tra cần kết hợp với việc đánh giá hiệu quả sau thực hiện chi ngân sách.
- Tăng cường công tác phối hợp với các cơ quan có chức năng thanh tra ở địa phương để tránh chồng chéo, trùng lắp trong quá trình thanh tra, gây khó khắn,ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của đơn vị được thanh tra.
- Xử lý nghiêm minh các sai phạm được phát hiện để nâng cao hiệu lực của công tác thanh tra. Tùy theo tính chất, mức độ của sai phạm mà kiến nghị xử lý cho phù hợp nhằm làm cho công tác quản lý tài chính đi vào nề nếp, răn đe sai phạm.
4.3.3.3. Thực hiện nghiêm việc công khai minh bạch trong công tác thu, chi NSNN
Công khai, minh bạch tài chính là biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức Nhà nước, tập thể người lao động và nhân dân trong việc thực hiện quyền kiểm tra, giám sát quá trình quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước; huy động,quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật. Thông qua đó để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vị vi phạm chế độ quản lý tài chính; đảm bảo sử dụng có hiệu quả NSNN, thực hành tiết kiệm,chống lãng phí.
Đẩy mạnh việc công khai, minh bạch trong công tác thu chi NSNN, các cấp ngân sách cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Lựa chọn hình thức công khai phù hợp với từng địa phương,đơn vị để nhân dân, cán bộ, công chức có thể nắm rõ nội dung công khai và giám sát được các nội dung này: đối với ngân sách huyện có thể công khai trên trang thông tin điện tử của UBND huyện; đối với xã, trị trấn cần đặt biệt chú ý đến việc công khai các khoản huy động nhân dân đóng góp xây dựng CSHT.
Các cơ quan có chức năng và các đòan thể chính trị cần tăng cường kiểm tra, giám sát việc công khai ngân sách ở các địa phương, đơn vị. Kịp thời đề xuất xử lý các đơn vị vi phạm chế độ công khai tài chính.