Phát hiện đột biến bằng phân tích trình tự nucleotide

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm vi rút học của vi rút cúm A/H1N1/09 đại dịch tại Việt Nam, 2009 - 2013 (Trang 99 - 102)

Sử dụng kết quả phân tích trình tự chuỗi nucleotide và dịch mã protein gen HA và NA trong nghiên cứu, kết quả phân tích protein HA (bảng 3.3) đã phát hiện:

- Có 05 vi rút xuất hiện đột biến từ Glycine (G) thành Glutamic (E) tại vị trí 155 (G155E) và Asparagine (N) thành Lysine (K) tại vị trí 156 (N156K) trên protein HA có liên quan đến giảm khả năng tƣơng tác của vi rút cúm A(H1N1)pdm09 với kháng huyết thanh chuẩn liên quan đến sự thay đổi đặc tính kháng nguyên (hình 3.11) gồm 1 vi rút có đột biến phân lập năm 2011 và 4 vi rút có đột biến phân lập năm 2013.

- Có 1 vi rút có xuất hiện đột biến Aspartic (D) thành Asparagine (N) tại vị trí 222 (D222N) trên protein HA liên quan đến sự khả năng tiến triển nặng của bệnh nhân nhiễm vi rút (hình 3.11) đƣợc phân lập trong năm 2013.

Hình 3.11 Đột biến G155E, N156K và D222N trên protein HA của vi rút cúm A(H1N1)pdm09.

- Có 01 vi rút có đột biến từ Histidine (H) thành Tyrosine (Y) tại vị trí 275 (H275Y) trên protein NA, có liên quan đến giảm nhạy cảm của vi rút với Oseltamivir (Taminflu) đƣợc phân lập trong năm 2013 (hình 3.12).

Hình 3.12 Đột biến H275Y trên protein NA của vi rút cúm A(H1N1)pdm09.

3.4.2. Kết quả thử nghiệm sinh học đánh giá ảnh hưởng của đột biến đến biểu hiện kiểu hình của vi rút cúm A(H1N1)pdm09.

3.4.2.1 Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu (HI) đánh giá khả năng thay đổi đặc tính kháng nguyên.

Phân tích cụ thể kết quả bảng 3.9, bảng 3.10 trong nghiên cứu kết hợp thu đƣợc từ phân tích protein HA cho thấy:

Bảng 3.11: Hiệu giá HI của các vi rút mang đột biến G155E và N156K.

Vi rút Năm phân lập Đột biến trên protein HA Nhóm/phân nhóm cây gia hệ HA Hiệu giá HI A/California/07/09 2009 Không 1 1280 A/ICD44 2011 G155E, N156K 6C 320 A/KX3937 2013 320 A/ISO213089 2013 320 A/0713035 2013 320 A/TB5501 2013 320

Kết quả bảng 3.11 cho thấy: toàn bộ các vi rút mang đột biến G155E và N156K trên protein HA đều có biểu hiện giảm khả năng tƣơng tác với kháng huyết thanh chuẩn 4 bậc và đƣợc nhận định đã có sự thay đổi về đặc tính kháng nguyên.

3.4.2.2 Xác định vi rút A(H1N1)pdm09 kháng thuốc trong nghiên cứu.

Trong quá trình giải trình tự phân đoạn gen NA, chúng tôi đã xác định đƣợc chủng A/Vietnam/IS0213167/2013 mang đột biến H275Y có liên quan đến kháng thuốc oseltamivir của vi rút cúm. Sử dụng kết quả thực hiện thử nghiệm ức chế neuraminidase đánh giá khả năng ức chế 50% số vi rút cúm của oseltamivir đã đƣợc thực hiện năm 2013 tại PTN Trung tâm Cúm Quốc gia - Viện Vệ sinh Dịch tễ TƢ, vi rút cúm A/Vietnam/IS0213167/2013 mang

giá trị IC50 125,02 thể hiện sự giảm mạnh độ nhạy cảm của vi rút với oseltamivir (số liệu PTN Cúm cung cấp).

Bảng 3.12 Kết quả thử nghiệm NAI với vi rút mang đột biến H275Y Vi rút Đột biến trên protein NA Giá trị IC50 (nM)±SD Giảm độ nhạy với Oseltamivir

A/Perth/265/2009s không 0,5 Không

A/Perth/265/2009r H275Y 191,3 382 lần

A/IS0213167/2013 H275Y 125,02 250 lần.

So sánh với vi rút chứng không mang đột biến (A/Perth/265/2009s), vi rút cúm A/IS0213167/2013 có giá trị IC50 cao hơn 250 lần và tƣơng tự vi rút chứng mang H275Y (A/Perth/265/2009r), vi rút nghiên cứu đƣợc nhận định là giảm khả năng tƣơng tác với oseltamivir (giảm độ nhạy) hoặc có biểu hiện kháng oseltamivir.

Một phần của tài liệu Một số đặc điểm vi rút học của vi rút cúm A/H1N1/09 đại dịch tại Việt Nam, 2009 - 2013 (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)