ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁ CAM (Seriola dumerili)

Một phần của tài liệu Đề tài quy trình và phương pháp nuôi cá biển (Trang 37 - 41)

Cá Cam (Seriola dumerili) là lồi cá cĩ giá trị kinh tế cao, hiện được sản xuất giống và nuơi ở nhiều nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, …Năm

1997, ở Nhật Bản cĩ 1.724 trại với 15.898 lồng nuơi cá Cam, đạt sản lượng 138.376 tấn và giá trị 147,5 tỷ yên. Hàn Quốc năm 1985, sản lượng cá Cam nuơi khoảng 3.000 tấn, nhưng đến năm 1997 sản lượng tụt xuống chỉ cịn vài trăm tấn, do chuyển sang nuơi các đối tượng khác như cá Bơn, cá Rockfish, … Đài Loan cá Cam được sản xuất giống đại trà và nuơi lồng trên biển với các đối tượng khác nhau, kích thước lồng từ (10 x 10 x 10m) đến (14 x 14 x 14m) năng suất đạt 6.000 – 15.000 kg/lồng.

Ngồi ra cá Cam cịn được nuơi ở Mỹ, Mexico và một số nước Châu Âu, Australia, Malaysia. Cá Cam nuơi ở các nước này chủ yếu là lồi Seriola lalandi.

Ở Việt Nam, cá Cam chủ yếu được nuơi ở Đà Nẳng là lồi Seriola dumerili và Seriola nigrofasticiata, nguồn giống thu gom từ tự nhiên, nuơi trong lồng nổi trên biển, thức ăn là cá tạp. Thị trường xuất khẩu chính là Nhật Bản, giá từ 80.000 – 120.000 đồng/kg, tuy nhiên sản lượng nuơi khơng lớn.

1. Phân loại và hình thái

a. Phân loại

Theo hệ thống phân loại cá Cam cĩ vị trí phân loại như sau: Ngành: Vertebrata Lớp: Osteichthyes Bộ: Perciformes Họ: Carangidae Giống: Seriola Lồi : S. lalandi S. dumerili S. nigrofasticiata

Tên tiếng Việt: cá Cam

Tên tiếng Anh: Greater Amberjack, Yellowtail kingfish

b. Hình thái

Lồi S. dumerili cĩ thân dạng hình thoi, dẹp bên. Chiều dài bằng 2,9 – 3,2 lần chiều cao. Hai vây lưng ở gần sát nhau, vây lưng thứ nhất cĩ một gai hướng về phía trước, thân cĩ màu xám hoặc màu ơ liu ở phía trên và màu trắng bạc ở phía dưới, vây màu xám sẫm.

Hình Hình dạng bên ngồi cá Cam S. dumerili

Hình Hình dạng bên ngồi cá Cam S. lalandi

2. Đặc điểm phân bố

Hinh Phân bố địa lý của cá Cam

Cá Cam phân bố ở vùng biển ấm nhiệt đới và cận nhiệt đới, tập trung nhiều ở Đại Tây Dương, từ Florida đến California, nam Brazil, số lượng lớn quanh tam giác quỷ Bermuda và vịnh Mexico. Đơng Đại Tây Dương, tìm thấy ở dọc bờ biển nước Anh, Marốc đến Nam Châu Phi và cả ở biển Địa Trung Hải. Ở vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương, cá Cam tìm thấy ở ngồi khơi Nam Mexico, đảo Hawaii, Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam, Philippine, dọc bờ biển phía Tây Nam Châu Phi đến vịnh Arabian. Ở Việt Nam, cá Cam phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận, tập trung nhiều ở vùng biển Đà Nẳng.

b. Phân bố sinh thái

Cá Cam là lồi cá nổi, chủ yếu sống ngồi khơi, nơi cĩ cấu trúc phức tạp ở đáy và di cư thành đàn theo các dịng hải lưu, thích nghi với mơi trường cĩ độ trong cao, độ mặn cao và ổn định 30 – 33 ppt. Cá thường sống ở độ sâu 20 – 80 m, những cá cỡ lớn cĩ thể phân bố ở độ sâu 200 m. Cá Cam thích nghi với nhiệt độ tương đối thấp từ 18 – 28 oC. Thích hợp nhất là 23 – 26 oC. Ở nước ta vào các tháng cuối Đơng đầu Xuân, nhiệt độ nước bắt đầu tăng lên là thời điểm cá bột cá Cam xuất hiện nhiều. Cá Cam khi cịn nhỏ thường sống theo các đám rong, bọt biển trơi nổi ở ngồi khơi.

3.Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng

a. Dinh dưỡng

Cá Cam là lồi cá nổi ăn động vật, giai đoạn cá con ăn động vật phù du, ấu trùng giáp xác, nhuyễn thể, ấu trùng cá, mảnh vụn hữu cơ, khi lớn ăn cá nổi, cá cĩ kích thước nhỏ, mực, giáp xác đặc biệt là cua bơi. Trong điều kiện nuơi, thức ăn là cá tạp và thức ăn tổng hợp dạng viên.

b. Sinh trưởng

Cá Cam là lồi cá cĩ tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Ngồi tự nhiên, cá tuổi 1+, cĩ chiều dài 50,8cm trọng lượng 1,7 kg; tuổi 2+ dài 63,5 cm trọng lượng 3,4 kg; tuổi 3+ dài 71,1 cm trọng lượng 4,5 kg; tuổi 4+ dài 78,7 cm, trọng lượng 6,0 kg; tuổi 5+ dài 83,8 cm trọng lượng 7,2 kg; tuổi 10+ dài 111,8 cm trọng lượng 15,9 kg; cở cá lớn nhất bắt được ngồi tự nhiên là 190 cm nặng 81 kg. Trong quá trình nuơi ở nước ta, cá bột cỡ 1 – 2 cm vớt ngồi tự nhiên, sau 20 ngày ương cĩ thể đạt 4 – 6 cm, sau 8 – 10 tháng cĩ thể đạt 600 – 800 g.

4. Đặc điểm sinh sản

Ở vùng biển cận nhiệt đới cá Cam thường để vào các tháng mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9. Cá phân bố ở vùng biển nhiệt đới như nước ta, mùa sinh sản từ

thước thành thục lần đầu của cá Cam là 3+ với chiều dài 71,1cm, cá biệt 2+ chiều dài 63,5 cm. Cá đẻ lần đầu chỉ đẻ một lần trong mùa sinh sản, những con đã đẻ nhiều lần, tuổi trên 7+ thì cĩ thể đẻ rải rác trong mùa sinh sản. Cá cĩ trọng lượng khoảng 9 kg, mỗi lần đẻ khoảng 950.000 trứng. Cá Cam là lồi đẻ trứng nổi, trứng cĩ màu vàng và kích thước nhỏ. Giai đoạn phát triển phơi và cá bột sống phù du. Ở nước ta, cá bột cá Cam thường xuất hiện nhiều từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau.

Một phần của tài liệu Đề tài quy trình và phương pháp nuôi cá biển (Trang 37 - 41)