ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ HỒNG (Lutjanus spp)

Một phần của tài liệu Đề tài quy trình và phương pháp nuôi cá biển (Trang 33 - 37)

Cá Hồng (Lusjanus spp) là đối tượng cĩ giá trị kinh tế cao, tốc độ tăng trưởng tương đối cao, thịt thơm ngon và được thị trường thế giới ưa chuộng, đặc biệt là thị trường Châu Á như Hồng Kơng, Đài Loan, Singapore,… Hiện đang được nuơi ở nhiều nước trên thế giới như: Hồng Kơng, Malaysia, Philippine, Indonesia, Thái Lan, Australia và một số nước Nam Mỹ khác. Hình thức nuơi là nuơi lồng trên biển và nuơi trong ao đất, nguồn giống thu từ tự nhiên và một phần giống sản xuất nhân tạo, thức ăn sử dụng chủ yếu là cá tạp.

Sản lượng cá Hồng nuơi trên thế giới năm 1997 khoảng 1.954 tấn, giá trung bình cá Hồng khoảng 5,4USD/kg. Sản lượng tập trung chủ yếu ở các nước như: Đài Loan, Hồng Kơng và Malaysia, cịn các nước khác như Thái Lan, Philippine… sản lượng khơng đáng kể.

1. Hình thái, phân loại

a. Hệ thống phân loại

Theo hệ thống phân loại, cá Hơng cĩ vị trí phân loại như sau: Ngành: Vertebrata Lớp: Osteichthyes Bộ: Perciformes Họ: Lutjanidae Giống: Lutjanus Lồi: L. argentimaculatus Forskal,1775

Tên tiếng Việt: Cá Hồng bạc, cá Hồng ánh bạc

Tên tiếng Anh: Mangrove red snapper hoặc Silver red snapper

Lồi : L. erythropterus Bloch, 1790 Tên tiếng Việt: Cá Hồng

Tên tiếng Anh: Crimson snapper, Redfin snapper

b. Hình thái nhận dạng

Cá Hồng bạc (L. argentimaculatus) thân hình thoi dẹp, chiều dài thân bằng 2,5 – 2,9 lần chiều cao thân. Thân cĩ màu nâu hồng tía, bụng cĩ màu trắng, xám bạc. Cá chưa trưởng thành cĩ một dãy gồm 8 vạch màu hơi trắng vắt qua hai bên, cĩ một hoặc hai sọc xanh ngang qua nắp mang. Chiều dài thân lớn nhất là 150cm.

Hình Hình dạng bên ngồi cá Hồng bạc (L. argentimaculatus)

Cá Hồng đỏ (L. erythropterus) thân hình thoi dẹp, chiều dài thân bằng 2,4 – 2,6 lần chiều cao thân. Đầu to, miệng rộng, hàm trên mỗi bên cĩ hai răng nanh. Vảy dạng lược cứng bao phủ tồn thân, cả trên nắp mang và ở má. Thân cĩ màu đỏ tươi, bụng cĩ màu hồng nhạt, các vây màu đỏ, rìa sau vây đuơi cĩ màu đen xám. Chiều dài lớn nhất là 81,6 cm, thường gặp cỡ 40 – 50cm.

2. Đặc điểm phân bố

a. Phân bố theo địa lý

Giống cá Hồng (Lutjanus) cĩ 65 lồi, phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Từ Ấn Độ Dương – Tây Thái Bình Dương, Đơng Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, kéo dài từ Đơng Châu Phi đến Nhật Bản và Australia, chúng cĩ mặt ở hầu hết các nước Đơng Nam Á. Ở nước ta, cá Hồng phân bố khắp mọi nơi từ Bắc vào Nam, từ vùng nước nơng ven bờ lẫn ngồi khơi.

Hình phân bố địa lý của cá Hồng

b. Phân bố theo sinh thái

Chúng phân bố chủ yếu ở các vùng cửa sơng nước lợ và ngồi khơi, cá Hồng trưởng thành thường di cư từ vùng nước nơng ven bờ ra vùng nước sâu từ 10 – 100 m, nơi cĩ các rạn đá ngầm và san hơ để sống và đẻ trứng.

Cá Hồng sống và sinh trưởng tốt ở nhiệt độ 16 – 33 oC. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp nhất là từ 26 – 30 oC. Khi cịn nhỏ, chiều dài khoảng 2,5 cm , cá sống chủ yếu ở khuc vực nước lợ cửa sơng và rừng ngập mặn, nơi cĩ độ mặn trên 15 ppt. Khi trưởng thành cá thường sống ở gần đáy và di cư ra vùng nước sâu nơi cĩ độ mặn cao và pH ổn định, chất đáy là rạn đá, san hơ, đá sỏi hoặc các nên đá cứng.

3. Đặc điểm dinh dưỡng

Cá Hồng là lồi cá dữ ăn thịt, hàm trên cĩ những đơi răng nanh khỏe. Cường độ bắt mồi mạnh nhất vào lúc gần tối, thức ăn chủ yếu là các lồi cá nhỏ,

giáp xác và các lồi động vật khơng xương sống khác. Giai đoạn cá con ăn động vật phù du, ấu trùng giáp xác, ấu trùng nhuyễn thể, giai đoạn ấu niên ăn tơm, cá nhỏ. Trong sịnh sản nhân tạo, khi cá mới nở cho ăn Rotifer nhỏ (kích thước < 100 µ) và trứng nhuyễn thể kích thước 60 – 90 µ. Khi cá đạt chiều dài 1cm cho ăn Artemia nauplii, copepoda, khi cá cỡ 4 – 5 cm trở lên cho ăn Artemia trưởng thành, cá tạp băm nhỏ, thức ăn tổng hợp. Trong nuơi thương phẩm và cá bố mẹ cho ăn cá tạp, giáp xác, mực.

4. Đặc điểm Sinh trưởng

Cá Hồng cĩ tốc độ sinh trưởng tương đối nhanh: Khi mới nở cĩ chiều dài1,57 - 1,87 mm, sau thời gian ương 33 ngày đạt chiều dài 31mm; sau 3 tháng đạt chiều dài 75 mm trọng lượng 7,5 g. Cá giống cỡ 34g sau 10 tháng nuơi đạt trọng lượng trên 900 g và đạt 2300g sau 22 tháng nuơi.

5. Đặc điểm sinh sản

Tuổi thành thục lần đầu của cá khoảng 3+ – 4+, trọng lượng cơ thể 3 – 4 kg/con. Sức sinh sản lần đầu là từ 100.000 – 500.000 trứng/cá cái.

Mùa sinh sản của cá Hồng từ cuối tháng 1 đến tháng 11, tuy nhiên cá đẻ rộ vào tháng 4 đến tháng 8. Cá đẻ vào buổi tối, thường từ 1 – 4 giờ sáng, trùng với khi thủy triều lên. Bãi đẻ là nơi cĩ độ sâu 18 – 37 m, chất đáy là cát hoặc cát san hơ, nơi cĩ độ mặn cao và ổn định. Trứng sau khi thụ tinh cĩ đường kính khoảng 0,78 – 0,81 mm, đường kính giọt dầu khoảng 0,15 – 0,16 mm. Thời gian phát triển của phơi phụ thuộc vào nhiệt độ nước, sau 15 – 24 giờ trứng sẽ nở ra cá bột. Giai đoạn phát triển phơi và cá bột mới nở sống trơi nổi, được sĩng , giĩ, thủy triều đưa vào vùng nước nơng ven bờ để sinh trưởng và phát triển.

Trong điều kiện nhân tạo, ở nhiệt độ 28 – 30 oC, độ mặn 33 ppt, 15 – 17 giờ sau khi thụ tinh trứng sẽ nở ra cá bột. Ở nhiệt độ 34,5 oC thời gian nở là 12 giờ, nhiệt độ 25 oC thời gian nở là 24 giờ. Cá bột mới nở cĩ chiều dài từ 1,56 – 1,87 mm và cĩ khối nỗn hồng to ở bên dưới, ở phía trước cĩ giọt dầu nhỏ giúp cá cĩ thể nổi trong nước. Sắc tố phân bố rải rác ở cả đầu, khắp cơ thể và cả trên bề mặt khối nỗn hồng. Sau 3 ngày tuổi nỗn hồng tiêu gần hết, cá đạt chiểu dài 3,13 mm và bắt đầu ăn thức ăn ngồi. Khi đạt chiều dài 28,4 mm, lúc này cá cĩ hình dạng giống cá trưởng thành.

Một phần của tài liệu Đề tài quy trình và phương pháp nuôi cá biển (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w