Một số mô hình đào tạo nghề

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG hệ THỐNG QUẢN lý TÍCH hợp NHẰM đảm bảo CHẤT LƯỢNG đào tạo NGHỀ tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP (Trang 25)

1. Mô hình đào tạo nghề theo chu trình:

Theo Sloman M. và Taylor H., mô hình đào tạo theo chu trình (Circular Training Model) được ra đời từ những năm 60 của thế kỷ trước ở Hoa Kỳ và ngày nay đang được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới.

Mô hình này, mỗi khoá đào tạo đều được thực hiện theo một chu trình gồm 4 bước: Xác định nhu cầu đào tạo; Lập kế hoạch và thiết kế đào tạo; Triển khai đào tạo và Đánh giá kết quả đào tạo và sau đào tạo. Trong đó, xác định nhu cầu đào tạo được coi là xuất phát điểm của chu trình đào tạo trong cơ chế thị trường.

2. Mô hình đào tạo ASK.

Mô hình này phân tích lĩnh vực đào tạo thành những nhân tố hoàn toàn độc lập và sau đó hệ thống hóa chúng thành ba phạm trù cơ bản về: thái độ, kỹ năng, kiến thức.

- “A - Attitudes” thể hiện những khía cạnh hành vi tích cực, phù hợp của học viên đối với học tập và nghề nghiệp. Mô hình đào tạo đánh giá cao việc tập trung rèn luyện thái độ nghiêm túc, tư duy tích cực trong quá trình học tập để tạo tiền đề vững chắc cho sự nghiệp trong tương lai.

- “S - Skills” thể hiện được những kỹ năng cần thiết cho phép học viên giải quyết được những vấn đề nghề nghiệp trong tương lai một cách chuyên nghiệp nhất. Các kỹ năng được rèn luyện theo quá trình, theo các mô hình thực tế để đảm bảo rằng người học luôn luôn sẵn sàng để xử lý tốt những vướng mắc trong thực tế.

- “K - Knowledge” thể hiện kiến thức chuyên môn cho phép học viên nghĩ và hành động như một người thạo nghề. Đây cũng là cơ sở cho việc tích lũy kinh nghiệm nghề nghiệp và sự phát triển cá nhân về sau.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG hệ THỐNG QUẢN lý TÍCH hợp NHẰM đảm bảo CHẤT LƯỢNG đào tạo NGHỀ tại TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)