3. Mô hình đào tạo CDIO.
1.3. THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI VIỆT NAM.
Tính đến cuối năm 2011 ở VN có khoảng 1293 cơ sở dạy nghề, tuy nhiên việc phân bố còn nhiều bất cập: Các trường, trung tâm dạy nghề chủ yếu tập trung ở các thành thị, các khu công nghiệp tập trung, các vùng kinh tế trọng điểm. Trong khiđó, vùng nông thôn, số trường, trung tâm dạy nghề rất ít ỏi. Đến nay còn 163 huyện chưa có trung tâm dạy nghề công lập cấp huyện, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho người dân ở các vùng này được học nghề, đồng thời khó triển khai các chủ trương học tập suốtđời.
Trong thời gian qua, đặc biệt là 10 năm trở lại đây, dạy nghề Việt Nam đã được Nhà nước và xã hội quan tâm cả về đầu tư tài chính và các nguồn lực khác, nên đã có bước phát triển tích cực, từng bước đáp ứng được nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề cho các ngành kinh tế, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, các ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên thực trạng mạng lưới cơ sở dạy nghề, giáo viên,
tình trạng tuyển sinh và việc làm học sinh sau tốt nghiệp, cơ sở vật chất thiết bị… của các cơ sở dạy nghề vẫn còn rất nhiều những bất cập, rất ít các trường nghề đáp ứng được 100% quy mô đào tạo, đa phần mới đáp ứng được trên 50% quy mô đào tạo theo tiêu chuẩn.
Chương trình dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu xã hội, còn nặng về lý thuyết thiếu tính thực hành. HSSV sau khi tốt nghiệp theo quá trình điều tra của tổng cục dạy nghề (báo cáo tổng cục dạy nghề 10/2012) tỷ lệ học sinh sau khi tốt nghiệp làm việc tại doanh nghiệp chỉ khoảng 46% đối với trình độ sơ cấp nghề và trung cấp nghề và khoảng 23% đối với trình độ cao đẳng nghề.
Chất lượng dạy nghề mặc dù ngày càng được nâng cao, có nhiều phương pháp đào tạo mới tiên tiến được áp dụng nhưng vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu của thị trường lao động; kĩ năng nghề, năng lực nghề nghiệp của lao động Việt Nam vẫn còn khoảng cách lớn so với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới.
Cơ cấu đào tạo nghề theo trình độ đào tạo chưa hợp lí, thiếu gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng địa phương; chưa đáp ứng được nhu cầu nhân lực kĩ thuật chất lượng cao cho sản xuất và thị trường lao động. Chưa thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp với các cơ sở dạy nghề, sự tham gia của doanh nghiệp vào hoạt động dạy nghề còn thụ động.
Chưa có chính sách đủ mạnh (tuyển dụng, sử dụng, tiền lương và môi trường làm việc…) để tạo động lực thu hút người dạy nghề và người học nghề.
Các điều kiện đảm bảo chất lượng dạy nghề còn bất cập; giáo viên dạy nghề còn thiếu về số lượng, yếu kĩ năng nghề; quản lí nhà nước về dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển dạynghề (đặc biệt là cơ chế, chính sách).
Trình độ quản lý của từng cơ sở dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa có một mô hình chuẩn nào để đảm bảo chất lượng đào tạo, còn nhiều bất cập trong việc kiểm định chất lượng dạy nghề (chưa có kiểm định chương trình dạy nghề, không có tổ chức kiểm định độc lập,…). Vì vậy để nâng cao chất lượng đào tạo nghề ta phải có nhiều biện pháp đồng bộ; đặc biệt là trong hoạt động ĐBCL và tiêu chuẩn hóa việc quản lý theo các mô hình hiện đại.
Tóm tắt chương 1:
15T14T
Chất lượng, sản phẩm, khách hàng là những khái niệm rất quen thuộc của loài người từ thời xa xưa, rất dễ nhận diện trong các lĩnh vực khác, trong dạy nghề khái niệm về nó trừu tượng, đa diện, đa chiều. Phần tổng quan về hệ thống quản lý chất lượng dạy nghềđã nêu lên những khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nêu một số mô hình đào tạo nghề hiện nay đang áp dụng; cơ sở, lợi ích tích hợp 2 hay nhiều hệ thống QLCL khi áp dụng hơn 01 hệ thống QLCL.
15T14T
Trong Chương 1, luận văn đã khái quát một số yêu cầu về chất lượng đào tạo nghề theo yêu cầu KĐCL và tiêu chuẩn quốc tế về QLCL, quản lý chất lượng và thực trạng đào tạo nghề Việt Nam, các yêu cầu và khó khăn khi úng dụng vào QLCL. Lựa chọn mô hình quản lý phù hợp cho từng trường là một vấn đề khó khăn, khi ứng dụng phải có kế hoạch cụ thể, từng bước không nóng vội và đòi hỏi mọi thành viên trong nhà trường quyết tâm thực hiện, quyết tâm cải tiến vì sự nghiệp phát triển của nhà trường.
15T14T
Tóm lại, việc chọn lựa mô hình QLCL phù hợp phụ thuộc và nhiều yếu tố, điều kiện của mỗi trường. Nhận thấy mô hình tích hợp hệ thống ISO 9001 vào bộ tiêu chuẩn KĐCLDN đảm bảo được yêu cầu thực tế, tăng cường quản lý quá trình có thể mở ra triển vọng cho trường tồn tại và phát triển với thương hiệu chất lượng, đạt được mục tiêu cuối cùng là năng lực hành nghề của HSSV tốt nghiệp, đáp ứng nhu cầu TTLĐ, nhu cầu của xã hội trong điều kiện kinh tế nước nhà đang hội nhập quốc tế.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ ĐỒNG THÁP
15T14T