Sinh hoạt cộng đồng của tín đồ Cao Đài Tây Ninh Sinh hoạt lễ hội cộng đồng

Một phần của tài liệu Đạo cao đài hiện nay và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người việt vùng đông nam bộ (Trang 89 - 102)

Sinh hoạt lễ hội cộng đồng

Có thể nói rằng, không có thờ cúng, không có lễ hội thì không có tôn giáo. Lễ hội là sinh hoạt văn hoá tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, thưởng thức, giao lưu văn hoá tinh thần và tâm linh của con người. Lễ hội Cao Đài Tây Ninh cũng mang những đặc trưng cơ bản của lễ hội dân gian Việt Nam, đồng thời có những nét rất riêng, phản ánh giáo lý tôn giáo Cao Đài và tâm thức của người dân Nam Bộ, người dân Tây Ninh.

Cũng như các lễ hội cổ truyền khác, lễ hội Cao Đài gồm hai phần chính: phần lễ và phần hội. Lễ là phần nghi thức tế lễ diễn ra trong Thần điện và diễn xướng diễn ra bên ngoài Thần điện, thể hiện quan hệ người – Thần của đời thiêng. Hội là hoạt động văn hoá, vui chơi, hội hè, thể hiện quan hệ người – người của đời thường, gắn bó với lễ về nội dung, không gian và thời gian. Phần hội của lễ hội Cao Đài mang đậm màu sắc dân gian, với các loại hình văn hoá cổ truyền như: múa Tứ linh, Rồng nhang, triển lãm quả phẩm, biểu diễn trống Sayam, dàn nhạc dân tộc, múa võ, các tích truyện bằng hình nộm, đặc biệt là

rước Cộ Tiên. Có thể nói, lễ hội Cao Đài là kết quả vận động của sự hội nhập giữa lễ và hội diễn ra trong quá trình lịch sử trong đời sống tinh thần và tâm linh của con người. Chẳng hạn như lễ “Hội yến Diêu Trì Cung” – một trong những lễ hội quan trọng và tiêu biểu nhất của Đạo Cao Đài, được tổ chức vào ngày rằm tháng tám (15/8 âm lịch) gồm phần đại lễ được tiến hành tại gian chính điện của Báo Ân Từ (Điện thờ Phật Mẫu) và phần hội được tổ chức bên ngoài trên phần sân của Báo Ân Từ với những gian triển lãm các quả phẩm vật lễ của các Phận đạo trong tỉnh và Đạo Cao Đài ở một số tỉnh miền Tây. Triển lãm phẩm vật là dịp để các nghệ nhân thể hiện tài nghệ độc đáo của mình. Đặc biệt, lĩnh vực này thường đem lại sự náo nhiệt và sinh động nhất của phần hội là đám rước Cộ Tiên. Cộ Tiên chỉ xuất hiện mỗi năm một lần vào đêm cuối của lễ “Hội yến Diêu Trì”. Cộ Tiên vừa mang tính chất lễ, lại vừa mang tính chất hội; chất lễ thể hiện qua tượng Diêu Trì Kim Mẫu và Cửu vị Tiên Nương với đám rước trọng thể; chất hội đựơc thể hiện do đám rước được tổ chức bên ngoài Thần điện và cuộc diễu hành diễn ra cho tín đồ chiêm ngưỡng chứ không theo một nghi lễ bắt buộc nào. Cộ Tiên là một hình thức đặc sắc kế thừa tín ngưỡng thờ Nữ thần và tục rước tượng Nữ thần trong các lễ hội dân gian.

Lễ hội Cao Đài Tây Ninh là một hệ thống lễ hội vừa mang ý nghĩa tôn giáo nói riêng và ý nghĩa văn hoá nói chung ở Tây Ninh. Hệ thống lễ hội Cao Đài rất phong phú, đa dạng và khá độc đáo so với nhiều lễ hội truyền thống và lễ hội tôn giáo khác. Cả phần lễ (phần mang đậm nét tín ngưỡng, tôn giáo, thờ phụng…) cũng như phần hội (phần thiên về sinh hoạt văn hoá cộng đồng của cư dân Tây Ninh theo Đạo Cao Đài) đều rất phong phú và lưu giữ những giá trị văn hoá truyền thống.

Trước hết phải kể đến giá trị văn hoá trong những lễ nghi tại các Thánh thất, Điện thờ ở các địa phương và những hội lớn mang màu sắc văn hoá tôn

giáo. Những ngày Sóc, Vọng (mồng một và rằm), tại các Điện thờ, Thánh thất thường diễn ra việc cúng Đàn, nổi nhạc và lễ dâng Tam bửu, đặc biệt là các ngày Tam ngươn (15/1, 15/7, 15/10) các Thánh thất, Điện thờ đều treo phướn, cờ và rung chuông nhiều đợt, lôi cuốn tín đồ đến tham dự tự nguyện.

Về tổ chức tiến hành hội lễ, Cao Đài Tây Ninh có những nét đặc thù so với các phái Cao Đài ở các địa phương khác: quy mô lớn hơn, nghi lễ phức tạp hơn về lịch định kỳ tổ chức lễ hội cũng khác. Trong lễ hội Cao Đài thì lễ “Vía Đức Chí Tôn” và lễ “Vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu” là quan trọng và tiêu biểu nhất vừa mang màu sắc lễ hội tôn giáo vừa đan xen những yếu tố của lễ hội dân gian truyền thống. Vì những nét độc đáo và đặc sắc, quy mô, mức độ sầm uất của nó, hai lễ này thường thu hút sự tham gia không chỉ của cư dân có Đạo Cao Đài ở Tây Ninh mà còn lôi cuốn các tầng lớp cư dân ở các địa phương khác cũng như khách du lịch trong và ngoài nước.

Những nét đặc sắc của văn hoá lễ hội trong lễ hội Cao Đài Tây Ninh cũng là sự quy định lễ thức chặt chẽ từ lễ phục (cách phục sức tuỳ theo phẩm trật, chức sắc) rất đa dạng đến lễ bái, cách thức niệm (tưởng nhớ bằng khấn cầu), đến cách dâng phẩm vật cũng như các hành vi của buổi lễ…

Kèm theo phần lễ bao giờ cũng có phần hội rất đông vui, long trọng đó là: các hội múa Tứ linh, rước Cộ Tiên, triển lãm phẩm vật, biểu diễn trống Sayam và dàn nhạc dân tộc, múa võ, ăn cơm lấy lộc ở Trai đường . .v..v… với sự tham gia của người trong và ngoài đạo.

Lễ hội tại các Thánh thất, Điện thờ trong những ngày đại lễ hay ngày Sóc, Vọng là nét độc đáo mang giá trị văn hoá tôn giáo đan xen, giá trị văn hoá lễ hội nói chung, lễ hội dân gian nói riêng đều được đan lồng trong lễ hội Thánh thất, Điện thờ. Điều này nói lên vì sao lễ hội Cao Đài có sức thu hút lớn đối với tín đồ và cả người ngoại đạo.

Ở đấy sự dung hợp, pha trộn của các yếu tố văn hoá Phật giáo, văn hoá Nho giáo, văn hoá Thiên Chúa giáo và văn hoá dân gian truyền thống kết thành giá trị văn hoá lễ hội tổng hợp dễ có sức lôi cuốn. Bên cạnh lễ hội tại các Điện thờ, Tòa Thánh là các nghi lễ và tổ chức thờ phụng tại gia, các lễ cưới, hỏi, tang ma ..v.v… cũng rất phong phú trong lễ hội Cao Đài Tây Ninh. Trong các nghi lễ này cũng chứa đựng những giá trị văn hoá về đạo đức và giáo dục nhân cách con người: tưởng nhớ, ghi công, thờ cúng Đức Chí Tôn cùng các vị trong Tam giáo (lễ Thiên đạo) và những nghi lễ thuộc về chăm lo, cầu vọng phần đời của từng con người trong đạo hữu (lễ Nhân đạo).

Mỗi một gia đình theo Đạo Cao Đài đều lập Thiên bàn (bàn thờ Đức Chí Tôn tại tư gia) nơi trang nghiêm nhất của căn nhà để thờ Thiên Nhãn, đặt các đồ tế lễ và bài kinh, lễ cúng lấy thành tâm là chính, với lễ vật đơn giản: hoa quả, bình hoa, trà, rượu bên cạnh lư hương hoặc nến… Lễ thức này vừa mang những nét của sinh hoạt lễ thức tôn giáo vừa pha trộn, kế thừa tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên, tưởng nhớ người thân hoặc người có công với dòng họ, làng xã…. mà văn hoá làng xã Việt Nam vốn kết tụ lâu đời.

Các lễ sinh nhật, khi trẻ sinh ra được 3 ngày thì vị chức sắc (Giáo nhi) trong Tòa Thánh sẽ đến làm lễ sinh nhật, lễ thức này ít nhiều mang dáng vẻ của lễ rửa tội cho trẻ sơ sinh trong lễ nghi của Thiên Chúa giáo lại vừa mang dáng dấp của lễ mừng sinh nhật hay lễ đầy tháng của người theo Đạo Phật hay không theo đạo trong cư dân người Việt vốn truyền lại từ lâu đời.

Lễ cưới với các lễ thức lễ hỏi, lễ nghinh hôn, lễ hôn phối được tổ chức tại các Thánh thất, Điện thờ với sự chứng kiến của gia đình và làng xóm; cũng là những lễ thức tổng hoà các lễ thức cưới hỏi của phong tục tập quán Việt Nam truyền thống với những lễ thức của cưới hỏi của Thiên Chúa giáo. Việc “hành pháp hôn phối” và kết thúc với việc đưa tờ hôn thú cho 2 bên cha mẹ cô dâu,

chú rễ ký vào, vừa mang những nét lễ thức tôn giáo vừa mang sắc thái đời thường hiện đại trong tổ chức cưới ở làng quê Việt Nam.

Lễ tang ở tín đồ Cao Đài cũng phải tuân theo những quy định chặt chẽ, tỉ mỉ và khá phức tạp của lễ thức Cao Đài. Giáo lý Đạo Cao Đài cho rằng cái chết chỉ là một khâu bình thường trong chuỗi luân hồi nên rất đề cao việc tổ chức trang trọng chu đáo (được quy định rõ trong “Tài liệu thực hành nghi tiết cũng lễ của đạo”) với những lễ thức rất chi tiết dành cho các loại đối tượng cụ thể: nam, nữ, trẻ, già, các bậc phẩm trật với những bài kinh tụng riêng cho từng loại. Tang lễ Đạo Cao đài không chú trọng nhiều đến tính bi thảm của cái chết và đám tang mà rất quan tâm đến tính nghiêm trang với lễ thức phức tạp và cầu kỳ.

Trong các lễ hội Cao Đài, các loại hình văn hoá nghệ thuật mang đậm các yếu tố văn hoá cổ truyền, tính cộng đồng và tính lịch sử của cư dân vùng đất Tây Ninh, chính những yếu tố này đã tạo nên sự đặc sắc cho lễ hội Cao Đài, làm cho hội thêm hào hứng và có tính thẩm mỹ cao:

- Cộ Tiên và rước Cộ vừa là biểu hiện của truyền thống tôn thờ Nữ thần, vừa là sự biểu dương sức mạnh cộng đồng, phô diễn cái đẹp cái hay, gợi mở tình cảm cộng đồng trong mối quan hệ giữa quá khứ và hiện tại, một biểu hiện sinh động của lễ hội cổ truyền .

- Múa Tứ linh và Rồng nhang là một loại hình văn hóa truyền thống của nhân dân Việt Nam , biểu hiện tính thiêng và phúc lành .

- Dàn nhạc dân tộc trong lễ hội Cao Đài là dàn nhạc dân tộc với các nhạc cụ cổ truyền.

- Múa trống Sayam là hình thức nghệ thuật dân gian độc đáo của người Khmer, loại hình nghệ thuật này chứng tỏ vai trò của người Khmer trong những ngày đầu hình thành vùng đất Tây Ninh, hình thành Đạo Cao Đài, thể hiện sự phong phú của cộng đồng cư dân ở Tây Ninh.

- Các loại phẩm vật trưng bày , các tích truyện bằng con rối bộc lộ sự tài hoa của các nghệ nhân dân gian; đây cũng là một loại hình nghệ thuật cổ truyền cần tôn tạo, gìn giữ .

Có thể nói, Đạo Cao Đài đã góp phần giữ gìn và tôn tạo các giá trị văn hóa cổ truyền thông qua các loại hình sinh hoạt văn hóa nghệ thuật của lễ hội, dẫu rằng những giá trị này không còn nguyên vẹn, mà đã bị pha trộn đi rất nhiều.

Lễ hội tôn giáo cũng như những lễ hội khác bao giờ cũng thể hiện tâm linh của con người hướng về những cái được xem là thiêng liêng, cao cả, huyền bí, mà người trần chỉ cảm thấy chứ không nhìn thấy. Cái thiêng liêng của lễ hội được tạo thành bằng những hành vi thẩm mỹ, bằng chính tính thẩm mỹ của lễ hội; lễ hội Cao Đài cũng chứa đựng những giá trị thẩm mỹ trong ứng xử.

Thẩm mỹ ứng xử đầu tiên thể hiện mối quan hệ con người với đấng thiêng liêng với những hành vi thành kính, nghiêm trang của các tín đồ; hành vi khi tế, dâng hương, rước kiệu. Tính thẩm mỹ còn thể hiện trong cách ăn mặc khi dự lễ: chức sắc mặc đại phục như qui định, mới và lộng lẫy, tín đồ và khách hành hương đi lễ cũng ăn mặc đẹp hơn những ngày thường.

Thẩm mỹ ứng xử thứ hai là giữa con người với con người: những người đi lễ hội Cao Đài đều có chung một niềm tin, một thái độ thành kính khi đến với lễ hội, họ đối xử với nhau tốt đẹp trên cơ sở là “đạo hữu”. Điều đó dễ dàng nhận thấy trong khi tham gia, thưởng thức các loại hình của hội, khi cùng ăn cơm lấy lộc tại Trai đường. Hành vi ứng xử ấy còn thể hiện rõ nét trong việc tham dự lễ cưới, lễ tang trong Đạo, có thể xem đó là một biểu hiện tốt đẹp nhất mà các tôn giáo khác trong tỉnh chưa đạt được.

Trong thẩm mỹ ứng xử với biểu tượng (vật thờ, kiến trúc di tích) những người tham dự lễ hội Cao Đài cũng có sự sùng kính đặc biệt. Trong những ngày

lễ hội các biểu tượng này càng được tín đồ chăm sóc tốt hơn để trở thành những vật đẹp nhất trong lễ hội .

Lễ hội là môi trường văn hóa, ý nghĩa văn hóa toát ra từ biểu tượng hội (di tích, vật phẩm, vật thiêng …), từ cảnh quan (thiên nhiên, đường sá, cờ quạt), từ người tổ chức hội đến người dự hội . Đó là sự tổng hòa con người với thiên nhiên, con người với Thần linh, cá nhân với cộng đồng; cảnh quan với biểu tượng; ngôn ngữ với hành vi …... Xét từ sự cộng cảm đa chiều đó, có thể coi lễ hội là môi trường đậm tính văn hóa nhất , bởi ở đây biểu lộ nhiều loại hình văn hóa ứng xử khác nhau, giữa con người với Thần linh, giữa con người với thiên nhiên và với chính mình. Toàn bộ mối quan hệ bộc lộ trong lễ hội, khiến trung tâm của lễ hội trở thành một đời sống của ước vọng, đời sống cộng đồng được thu nhỏ và tinh chắt lại.

Với ý nghĩa đó, lễ hội Cao Đài Tây Ninh với khả năng lưu giữ những giá trị văn hóa, có thể coi như môi trường lý tưởng của khoan dung, hòa đồng, cộng cảm và đầy nhân tính .

Là một sinh hoạt văn hoá tinh thần, lễ hội Cao Đài mang nhiều yếu tố văn hoá và những giá trị xã hội tích cực. Cũng như các lễ hội khác, là một bộ phận của văn hoá dân gian, lễ hội dân gian Tây Ninh, lễ hội Cao Đài đã dung hợp các yếu tố của văn hoá truyền thống của Việt Nam với các tôn giáo mà người Việt du nhập nên những giá trị văn hoá thường có ý nghĩa tiếp biến văn hoá. Những yếu tố truyền thống của văn hoá phong tục, tập quán, âm nhạc, diễn xướng dân gian..v.v… cũng được pha trộn và kế thừa trong sinh hoạt, văn hoá, lễ hội của Đạo Cao Đài. Tuy nhiên, cũng như những lễ hội tín ngưỡng – tôn giáo khác, lễ hội Cao Đài còn có những mặt hạn chế nhất định về hình thức tổ chức, về chiều sâu tư tưởng.

Sinh hoạt gia đình, bạn bè, chức sắc

Gia đình là “tế bào xã hội”, điều này trước hết chỉ ra rằng, gia đình và xã hội có quan hệ mật thiết, trình độ phát triển mọi mặt của xã hội quyết định đến hình thức, tính chất, kết cấu và cả quy mô gia đình. Đồng thời với tư cách là tế bào xã hội, gia đình tác động tích cực đến tiến trình phát triển của xã hội.

Với chủ trương xây dựng một thế giới đại đồng hoà hợp, một cuộc sống an lạc, tiến bộ trong xã hội, … Đạo Cao Đài rất chú tâm đến việc giáo dục nề nếp, gia phong của tín đồ. Trong sinh hoạt gia đình, Đạo Cao Đài dựa trên cơ sở văn hoá gia đình của Phật, Lão, Nho và các tín ngưỡng tôn giáo truyền thống của người Việt.

Đối với Phật giáo, Đạo Cao Đài đã kế thừa những nét văn hoá gia đình nhất định như đề cao công đức cha mẹ, đề cao lòng hiếu thiện và tu hành, trau dồi về đạo đức, con cái tu hành tốt là để báo hiếu cho cha mẹ và ngược lại, quan tâm đến quan hệ vợ chồng, đề cao vợ hiền, vợ tốt như là bầu bạn. Sự kế thừa tư tưởng Phật giáo trong nếp sinh hoạt gia đình của Đạo Cao Đài còn thể hiện ở việc giáo dục các thành viên nếp sống thanh bần lạc đạo, yên phận, không bon chen, ăn uống đạm bạc, nhu cầu sống hạn chế.

Là học thuyết đề cao Đạo làm người, Nho giáo quan tâm đến tu thân tề gia, trị quốc như là một hệ thống hợp lý. Nho giáo quan tâm đến xã hội, đạo đức, gia đình, chú trọng quan hệ vợ chồng, cha con, anh em, đề cao chữ hiếu trong gia đình, đặt vấn đề gia đình một cách thiết thực… Tất nhiên trong quan hệ gia đình của Nho giáo, sự coi thường phụ nữ, coi thường cá nhân, đề cao gia trưởng… là

Một phần của tài liệu Đạo cao đài hiện nay và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người việt vùng đông nam bộ (Trang 89 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)