PHÁT HUY NHÂN TỐ TÍCH CỰC TRONG CÔNG TÁC TÔN GIÁO ĐỐI VỚI ĐẠO CAO ĐÀI
Đối với tín đồ, tín đồ Cao Đài là những nông dân nghèo khổ, bị áp bức, có tinh thần yêu nước và gắn bó chặt chẽ với cộng đồng. Họ theo Đạo không chỉ vì lạc hậu và mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc ở cõi vĩnh hằng mà còn vì ước vọng có một nền tự do dân chủ cho đất nước. Đó là ước vọng chính đáng, nhưng nó không thể được thoả mãn khi chỉ theo Đạo Cao Đài. Do sự nhận thức giản đơn, nông cạn, một bộ phận nông dân Nam Bộ đã trở thành đối tượng lôi kéo của những kẻ cơ hội đội lốt tôn giáo vào hoạt động chính trị. Tuy nhiên,
trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng Xã hội Chủ nghĩa và công cuộc đổi mới hiện nay, quần chúng tín đồ Cao Đài đã cùng toàn dân đóng góp một phần quan trọng trong tiến trình cách mạng Việt Nam. Xuất phát từ đặc điểm, tình hình và những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử, đối với tín đồ Cao Đài cần phải:
- Đảm bảo cho họ được sinh hoạt tôn giáo bình thường, có nơi thờ tự, có kinh sách, đồ dùng trong việc Đạo và có chức sắc hướng dẫn việc Đạo theo nghi thức như: hành lễ, giảng đạo, cầu nguyện, thờ cúng… miễn là không trái với chủ trương chính sách Pháp luật của Nhà nước, không làm cản trở lao động sản xuất, học tập của nhân dân, không làm thiệt hại đến lợi ích của công dân.
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục quần chúng tín đồ Cao Đài các chủ trương chính sách đại đoàn kết dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước, âm mưu thủ đoạn diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, làm cho quần chúng tín đồ phân biệt được tín ngưỡng tôn giáo và các hành vi lợi dụng tôn giáo, phân biệt đúng sai và tham gia đấu tranh chống lại các hành vi lợi dụng Cao Đài làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc, của dân tộc. Mục tiêu của công tác vận động tuyên truyền là nâng cao tinh thần yêu nước, tinh thần độc lập, ý thức bảo vệ Tổ quốc, chống âm mưu diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch, tinh thần đoàn kết dân tộc trong quần chúng tín đồ, làm cho họ hướng tới sự thực hiện tôn giáo Việt Nam độc lập, gắn với dân tộc và phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ , văn minh, con người hạnh phúc.
- Quá trình tổ chức tuyên truyền, giáo dục quần chúng tín đồ Cao Đài phải được tiến hành thường xuyên và bằng nhiều hình thức, phương pháp thích hợp như thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, bằng việc lồng vào các nội
dung đó trong các kỳ sinh hoạt, hội họp ở địa phương, cũng như thông qua các phong trào khác. Uỷ ban nhân dân Tỉnh cần phải quan tâm chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền, giáo dục tín đồ Cao Đài để họ hiểu được chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước đối với Cao Đài. Cũng cần nắm vững tâm tư, diễn biến tình cảm, nguyện vọng của quần chúng tín đồ và hàng ngũ chức sắc Cao Đài để kịp thời giải quyết những yêu cầu chính đáng về đời sống và hoạt động tôn giáo thuần tuý của họ.
- Chăm lo đời sống vật chất, văn hoá, nâng cao trình độ mọi mặt cho tín đồ. Thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo, giúp quần chúng tín đồ đang gặp khó khăn vươn lên ổn định cuộc sống. Tăng cường giáo dục tinh thần yêu nước, yêu Chủ nghĩa Xã hội, tạo điều kiện để tín đồ tham gia các hoạt động lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Tăng cường đoàn kết toàn dân, trong đó đoàn kết tốt giữa đạo và đời, chống mọi biểu hiện chia rẽ, mọi thành kiến, khuyến khích và phát huy tín đồ làm tốt việc thiện, có ích nước lợi nhà, gắn bó tôn giáo với dân tộc, động viên tín đồ tích cực góp phần phát triển kinh tế, văn hoá xã hội, giữ gìn an ninh chính trị trật tự ở địa phương, tích cực tham gia các hoạt động đoàn thể ở xóm ấp, giúp đỡ nhau trong đời sống, lao động sản xuất.
Một khi nhu cầu chính đáng của tín đồ của quần chúng tín đồ được mãn nguyện thì chính họ là người bảo vệ tôn giáo họ được lành mạnh, là người cương quyết chống lại những phần tử lợi dụng đức tin của họ vào những mưu đồ đen tối về chính trị, văn hoá, kinh tế.
Đối với chức sắc Cao Đài , cần tạo điều kiện cho họ hoạt động để đáp ứng yêu cầu tín ngưỡng hợp lý của tín đồ, quy định họ phải thực hiện theo đúng Pháp luật. Cho phép Cao Đài được đào tạo, bổ nhiệm các chức sắc hành đạo theo đúng quy định của Nhà nước. Bởi vì, việc đào tạo chức sắc là một nhu cầu
vừa cấp bách, vừa rất lớn đối với Đạo Cao Đài. Chức sắc Cao Đài từ trước đến nay chỉ qua cầu phong, cầu thăng chứ chưa được đào tạo cơ bản, trình độ chung rất hạn chế. Các chức sắc hành đạo phải có trách nhiệm trước Pháp luật của Nhà nước trong phạm vi hoạt động của mình, từ người phụ trách các Thánh thất đến những người phụ trách bên trên. Khuyến khích chức sắc Cao Đài tham gia vào các hoạt động xã hội với tư cách quyền và nghĩa vụ của công dân.
Tổ chức Giáo hội và chức sắc Cao Đài phải tích cực động viên tín đồ hăng hái tham gia thực hiện các nhiệm vụ và chỉ tiêu kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước ở địa phương, góp phần đẩy mạnh phát triển sản xuất hướng vào mục tiêu “xoá đói giảm nghèo” làm cho “dân giàu nước mạnh”, góp phần đắc lực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao đời sống nhân dân.
Chức sắc Cao Đài phải tham gia vào công cuộc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc làm trọng tâm trên tinh thần “nước vinh, đạo sáng”.
Đối với tôn giáo Cao Đài , cần phải động viên khuyến khích các hoạt động xã hội từ thiện, nhưng không chấp nhận cho thiết lập tổ chức riêng mà phải nhập vào hệ thống tổ chức phúc lợi chung do Nhà nước cho phép thành lập.
Cao Đài muốn đặt quan hệ chính thức hoặc tham gia các tổ chức nước ngoài phải xin phép Nhà nước. Các tổ chức tôn giáo nước ngoài muốn đặt quan hệ với Cao Đài phải có sự thoả thuận của nước ta trước khi công bố xuất, nhập cảnh vì lý do tôn giáo. Viện trợ nhân đạo có liên quan đến tôn giáo nói chung và Cao Đài nói riêng, dù là viện trợ thuần tuý tôn giáo đều phải tuân theo Pháp luật và sự quản lý của Nhà nước.
Đối với Nhà nước, phải tăng cường quản lý Nhà nước bằng Pháp luật đối với Đạo Cao Đài, đào tạo đội ngũ cán bộ tôn giáo đông về số lương, am hiểu luật pháp và công tác quản lý đối với Đạo Cao Đài. Tập trung giải quyết mặt
nhận thức, bồi dưỡng kiến thức về Đạo Cao Đài, về những âm mua và thủ đoạn hoạt động lợi dụng Cao Đài của các phần tử thù địch, nhằm khắc phục lối suy nghĩ giản đơn, cách làm tuỳ tiện trong việc ứng xử đối với Cao Đài. Mặt khác, phải tiến hành rà soát, củng cố lực lượng công an xã, phường, có kế hoạch bồi dưỡng, bổ sung đủ số lượng và bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị nghiệp vụ, phương pháp vận động quần chúng cho họ. Quan tâm chăm lo, giải quyết chính sách hợp lý tạo điều kiện cho họ yên tâm công tác.
Phải củng cố, tăng cường công tác xây dựng Đảng, cần có những biện pháp tích cực để tăng số lượng Đảng viên xuất thân từ thành phần tín đồ, thậm chí đang là tín đồ Cao Đài. Bồi dưỡng họ thành cán bộ cốt cán ở cơ sở để họ có thể chia sẽ tâm tư tình cảm với tín đồ, hướng dẫn tín đồ hoạt động tôn giáo đúng Pháp luật, giáo dục tín đồ ý thức chống những biểu hiện lợi dụng tôn giáo…
Những hoạt động xã hội, giáo dục, y tế, từ thiện… của Đạo Cao Đài cần được khuyến khích và nên được tổ chức theo sự hướng dẫn của các ngành có liên quan, với sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc.
Giải quyết vấn đề Cao Đài dưới góc độ văn hoá thì giáo dục đóng vai trò quan trọng. Cần có một lượng tài liệu, hoặc bằng các phương tiện thông tin, hoặc phát hành những cuốn sách phổ thông, dễ hiểu, giới thiệu về Đạo Cao Đài và thái độ của Đảng và Nhà nước đối với Đạo Cao Đài… Như vậy, với trình độ hiểu biết về Đạo Cao Đài, người dân mới có được thái độ đúng đắn trong ứng xử với tôn giáo này, tìm thấy trong nó những điều cần thiết, hướng thiện và cũng xa lánh được những biểu hiện tiêu cực trong đời sống tôn giáo, đặc biệt là những điều mê tín, những hoạt động có tính chất phản văn hoá.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, Hội Chữ Thập Đỏ, Ban Tôn Giáo phải thường xuyên có chương trình kế hoạch và phối hợp công tác tôn giáo, nên phân công cán bộ chuyên trách theo chức năng của ngành. Đẩy mạnh việc tập hợp
quần chúng tín đồ vào các loại hình, đa dạng hoá tổ chức sở thích nghề nghiệp, xây dựng các phong trào thể dục thể thao, sinh hoạt văn hoá và các sân chơi lành mạnh, tăng cường chính sách kinh tế - xã hội, nhằm nâng cao đời sống và dân trí, tăng cường công tác giáo dục, văn hoá, thông tin, khoa học kỹ thuật, y tế, xã hội ở vùng Đạo Cao Đài. Chú ý xây dựng lực lượng cán bộ cốt cán của ta ở các cụm dân cư Đạo Cao Đài để nắm quần chúng, nắm tình hình hoạt động từ thiện xã hội giúp đỡ người nghèo, từng bước nâng cao lòng tin của quần chúng đối với Đảng.
Cần làm cho chức sắc, tín đồ nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của bọn phản động để họ chủ động, tự giác đấu tranh lại chúng nhằm bảo vệ tự do tín ngưỡng chính đáng của mình, bảo vệ an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội.
Hướng dẫn các chức sắc hoạt động tôn giáo phù hợp với chính sách và Pháp luật hiện hành, làm cho Đạo Cao Đài ngày càng gắn bó với dân tộc và sự nghiệp đổi mới, đồng thời thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của Giáo hội trong một nước độc lập, có chủ quyền, bình đẳng và hữu nghị với các nước trên thế giới.
Khi có một tổ chức thích hợp, tập hợp được các ban, ngành, dưới sự chỉ đạo thống nhất của Đảng và Nhà nước, với một đội ngũ cán bộ có tri thức, có năng lực công tác, sinh hoạt tôn giáo Cao Đài sẽ đi vào nề nếp, vai trò xã hội của Đạo Cao Đài sẽ được phát huy, khối đoàn kết giữ những người có tín ngưỡng Cao Đài và không tín ngưỡng được củng cố bền chặt trên cơ sở cùng nhau xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”.
Kết luận : Tồn tại trong khoảng thời gian non một thế kỷ, Đạo Cao Đài đã
nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trong đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng người Việt ở Đông Nam Bộ. Qua kết quả điều tra xã hội học cho thấy hệ thống giáo lý, nghi lễ thờ cúng, tổ chức Giáo hội Cao Đài ảnh hưởng rất lớn đến thế giới quan, nhân sinh quan và thái độ sống của cộng đồng người Việt ở Đông Nam Bộ. Hiện nay, nhu cầu thờ cúng, nhu cầu sinh hoạt tôn giáo là nhu cầu cần thiết không chỉ đối với các tín đồ mà còn đối với đông đảo quần chúng nhân dân. Đồng thời, chính những hoạt động tôn giáo và đời sống hiện đại là hai nhân tố ảnh hưởng đến việc hạn chế hoạt động mê tín dị đoan trong cộng đồng người Việt ở Đông Nam Bộ. Trong xu thế hội nhập hiện nay, khi mọi mặt của đời sống xã hội ngày càng phát triển trong đó có cả những mặt tiêu cực, nhưng cộng đồng người Việt ở Đông Nam Bộ vẫn giữ được nếp sống bao dung, hoà đồng, trọng tình cảm trên tinh thần Phật, Lão, Nho và các tín ngưỡng tôn giáo truyền thống mà Đạo Cao Đài đã kế thừa chọn lọc.
Đạo Cao Đài là một hiện tượng văn hoá – xã hội thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu, dưới nhiều góc độ khác nhau. Xung quanh vấn đề Cao Đài đã và đang phát sinh nhiều mâu thuẫn về nhận thức bản chất đích thực của nó và theo đó cũng có những quan điểm và cách ứng xử của ta đối với Cao Đài có lúc, có nơi đã phạm phải những sai sót đáng tiếc. Hậu quả của nó là trong một thời gian rất dài, quần chúng tín đồ đã nhận thức sai lầm về chính sách của Đảng và Nhà nước, nghi ngờ, mặc cảm với cách mạng, đối nghịch và xa lánh chính quyền Nhà nước và một bộ phận quần chúng đã ngã sang thế lực thù địch. Đành rằng, sự ra đời của Đạo Cao Đài có liên quan với ý đồ của Thực dân Pháp, chúng muốn lợi dụng hiện tượng Cao Đài để chống lại cách mạng Việt Nam.
Nhưng cho dù thế, chúng ta cũng phải thấy rằng Đạo Cao Đài ra đời hoàn toàn phù hợp với quy luật ra đời của một tôn giáo; bản thân nó cũng đã thiết lập một cơ cấu tổ chức chặt chẽ có cả bộ phận Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp dưới một hình thức Nhà nước, có hệ thống giáo lý và nghi lễ (dù chưa hoàn thiện), đây là một thực tế quan trọng. Chỉ khi nào chúng ta đánh giá Cao Đài là một tôn giáo thì mới thấy được tính chất phức tạp và lâu dài của nó, và đánh giá đúng bản chất mới có thể đưa ra giải pháp hợp lý.
Đạo Cao Đài là sản phẩm của con người, do cộng đồng dân cư Nam Bộ sáng tạo ra trong những điều kiện hiện thực nhất định nhằm thoả mãn những nhu cầu vật chất nhất định của con người trong cuộc sống. Vì lẽ đó, mặc dù Cao Đài phản ánh hiện thực một cách “hoang đường”, “hư ảo”, đồng thời mang nặng mê tín dị đoan; mặc dù bản thân nó đã từng bị các thế lực Thực dân, Đế quốc lợi dụng phục vụ cho mưu đồ chính trị của chúng; trong hàng ngũ chức sắc cũng có người mưu đồ chính trị cá nhân mà đã có những hoạt động làm ô danh Đạo. Song, bản thân Đạo Cao Đài trong quá khứ cũng như hiện tại vẫn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận cư dân vùng Đông Nam Bộ, nó không chỉ giúp họ bù đắp (hư ảo) về mặt tư tưởng mà còn giải quyết được những vấn đề của hiện thực. Để đánh giá đúng bản chất của Đạo Cao Đài cũng cần phải thấy được một vấn đề có tính quy luật là trong xã hội có giai cấp, ở đâu có tôn giáo thì ở đó sẽ có sự lợi dụng tôn giáo, Đạo Cao Đài là một tôn giáo nên nó cũng không tránh khỏi quy luật này. Là một tôn giáo nên Cao Đài là một phạm trù lịch sử, nó không tồn tại vĩnh viễn, nhưng nó cũng không dễ dàng mất đi nên chúng ta không thể nôn nóng thủ tiêu nó khi những điều kiện sinh ra nó vẫn còn tồn tại. Và nhu cầu tín ngưỡng của hàng triệu quần chúng nhân dân theo Đạo Cao Đài là nhu cầu thực sự chính đáng và phải được tôn trọng.
đồ, mà còn phải biết khơi dậy, biết khai thác những ảnh hưởng tốt của Cao Đài về đạo đức và hành vi xã hội. Đồng thời, tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất lẫn tinh thần của quần chúng tín đồ, kết hợp với việc tuyên truyền chính