NHỮNG THAY ĐỔI VỀ GIÁO LÝ, NGHI THỨC THỜ CÚNG VÀ TỔ CHỨC GIÁO HỘ

Một phần của tài liệu Đạo cao đài hiện nay và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người việt vùng đông nam bộ (Trang 70 - 84)

TỔ CHỨC GIÁO HỘI

Trên phương diện triết học, Đạo Cao Đài là một trong những hình thái ý thức xã hội, nó ra đời trong những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhất định, khi những điều kiện vật chất ấy thay đổi, tất nhiên đạo Cao Đài cũng thay đổi và thích ứng với những điều kiện vật chất hiện tại.

Về giáo lý, từ khi bị chia rẽ, phái Cao Đài Tây Ninh là một hệ phái duy trì, phát triển giáo lý gốc của Đạo Cao Đài. Những người đứng đầu phái Cao Đài Tây Ninh, suốt thời gian qua đã bổ sung, hoàn thiện giáo lý Cao Đài. Đặc biệt, Cao Đài Tây Ninh đề cao ý nghĩa thiêng liêng của việc cầu cơ, do không có giáo

chủ nên Cao Đài phải sử dụng Cơ bút (cầu cơ) để truyền đạo và giải quyết mọi vấn đề trong đạo, từ việc thiết lập bộ máy tổ chức đến việc giải thích, biện hộ cho các hoạt động chính trị của những người cầm đầu Đạo Cao Đài, đây là vấn đề phi tôn giáo, phản khoa học trong giáo lý Cao Đài. Thực chất, Cơ bút là sự thần thánh hoá những điều mà những người lãnh đạo Cao Đài nói ra, viết ra. Có thể nói, Cơ bút là vũ khí lợi hại của một số chức sắc lãnh đạo Cao Đài. Ngay trong nội bộ Cao Đài cũng có nhiều ý kiến về Cơ bút, chính ông Lê Văn Trung – Quyền Giáo tông của Cao Đài Tây Ninh, cũng đã nói lên sự tiêu cực của Cơ bút: “Hãy cẩn thận về Cơ bút, Đạo khai nhờ Cơ bút, Đạo thiêng liêng huyền diệu do Cơ bút. Đến khi Đạo chia rẽ thành nhiều chi phái cũng do Cơ bút. Nền Đạo bị đả phá khinh thường cũng tại Cơ bút”. Ông Phạm Công Tắc – Hộ pháp Chưởng quản Nhị hữu hình Đài, cho rằng: “ Cơ bút có đủ quyền tạo Đạo, nhưng cũng có quyền diệt Đạo”. Trên thực tế, Đạo Cao Đài ra đời nhờ Cơ bút, nhưng trong suốt quá trình tồn tại Cơ bút phục vụ cho tôn giáo thì ít mà phục vụ cho mục đích cá nhân những người lãnh đạo Cao Đài thì nhiều. Quả thật, sự tồn tại của Cơ bút là không cần thiết đối với những hoạt động tín ngưỡng đích thực của quần chúng tín đồ. Bởi thế, sau ngày Miền Nam giải phóng (1975), tự trong nội bộ Cao Đài Tây Ninh đã từ bỏ Cơ bút, đi vào hoạt động tôn giáo theo tinh thần giáo lý truyền thống của Đạo Cao Đài.

Về nghi lễ, tôn giáo nói chung, Đạo Cao Đài nói riêng, muốn tồn tại cần có những hành vi thờ cúng liên quan đến niềm tin, giáo lý tôn giáo được thực hiện bởi các chức sắc, tín đồ như tưởng niệm, kinh kệ, cầu xin, ăn chay, quỳ bái, lễ lại, dâng cúng lễ vật, hành hương..v.v... Những hành vi tôn giáo đó gọi là nghi lễ. Nghi lễ của Đạo Cao Đài nhằm mục đích giáo dục các tín đồ hay chức sắc am hiểu giáo lý, tuân thủ giáo luật, giữ được phẩm chất đạo đức theo mục đích của đạo. Nghi lễ làm cho nội dung giáo lý Cao Đài trở nên sống động, phổ quát. Nếu

giáo lý thu hút con người bằng lời, thì nghi lễ làm phong phú thêm lời nói bằng những hành vi, làm tăng thêm niềm tin của tín đồ đối với vị Thần tối cao toàn năng có thể cứu vớt họ. Thực hiện nghi lễ là một phương thức làm cho người tín đồ cảm thấy thoả mãn nhu cầu tâm linh, cảm thấy an toàn trong cuộc sống đạo cũng như đời.

Trong sinh hoạt cộng đồng, tín đồ Cao Đài hành đạo và xử thế theo những luật lệ, lễ nghi đã được qui định. “Ngũ giới cấm” của Đạo Phật được Cao Đài kế thừa và giảng giải thêm :“ Nhất bất sát sanh là chẳng nên sát hại sinh vật, nghĩa là không nên giết chết và cũng không nên đánh đập làm cho đau đớn không chỉ riêng con người hay cầm thú mà còn phải giữ không sát hại côn trùng và thảo mộc một cách vô ích; nhị bất du đạo là cấm trộm cướp, lấy ngang lường gạt của người, hoặc mượn vay không trả, hoặc chứa đồ gian, hoặc lượm lấy của rơi, hoặc sanh lòng tham của quấy, để ý hại cho người mà lợi cho mình, cờ bạc gian lận; tam bất tà dâm là cấm lấy vợ người, thả theo đàm điếm, xúi giục người làm loạn luân thường, hoặc thấy sắc dậy lòng tà…; tứ bất tửu nhục là cấm say mê rượu thịt, ăn uống quá độ, rối loạn tâm thần, làm cho náo động xóm làng…; ngũ bất vọng ngữ là cấm xảo trá, láo xựơc, gạt gẫm người, khoe mình, bày lỗi người, chuyện quấy nói phải, chuyện phải thêu dệt ra quấy, nhạo báng, chê bai, nói hành kẻ khác, xúi giục người hờn giận, kiện thưa xa cách, ăn nói lỗ mảng thô tục, chửi rủa người, huỷ bán tôn giáo, nói ra không giữ lời hứa” [17, 139 – 140]. Đạo đức của Nho giáo cũng đựơc yêu cầu thực hiện: Nam phải giữa Tam cang ( quân - thần cang, phụ - tử cang, phụ - thê cang), Ngũ thường ( nhân, nghĩa, lễ, trí, tín), đây chính là nguồn cội của Nhân đạo. Nữ thì phải Tam tùng (tùng phụ, tùng phu, tùng tử), Tứ đức ( công, dung, ngôn, hạnh). Khi ra giao thiệp với đời phải thực hiện Tứ đại điều qui, tức là phải tập và giữ tánh ôn hoà, cung kính, khiêm tốn,

nhường nhịn, đồng thời phải thực hiện ăn chay từ 6 ngày (lục trai) đến 10 ngày ( thập trai ) trong một tháng và ăn chay suốt đời (trường trai).

Người theo Đạo Cao Đài chia ra làm ba bậc : Hạ thừa là những tín đồ bình thường, tu tại gia, thực hiện Ngũ giới và Tứ đại Điều quy, ăn chay 6 ngày hoặc 10 ngày trong tháng ; Trung thừa là chức sắc bậc Lễ sanh, vừa duy trì cuộc sống sinh hoạt gia đình, vừa xuất gia tu hành theo luật đạo tại các Thánh thất hoặc trung tâm Tòa Thánh của từng phái (nửa tại gia, nửa xuất gia) ; Thượng thừa là những chức sắc từ bậc Giáo sư trở lên. Họ là người xuất gia, trọn đời hiến thân cho đạo, ăn chay trường, tu hành tại trung tâm Tòa Thánh.

Lễ nghi của đạo Cao Đài phản ánh sự dung hợp các tôn giáo thể hiện qua lễ phẩm, lễ nhạc, lễ phục. Lễ phẩm là năm cây hương tượng trưng cho tiến trình tu tập của người theo Đạo Phật: giới, định, tuệ, trì kiến, giải thoát ; rượu, trà, hoa tượng trưng cho Tinh, Khí, Thần theo quan niệm của Đạo Lão. Cách lấy dấu giống như Đạo Công giáo nhưng không phải biểu hiện của ba ngôi Thiên Chúa: Cha, Con, Thánh thần mà tượng trưng cho Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng. Lễ nhạc gồm có chuông trống và các nhạc cụ dân tộc. Lễ phục được cắt may cầu kỳ theo phẩm phục của các vua quan Phong kiến, lễ phục của tín đồ là màu trắng, của chức sắc dùng theo từng ngành : Thượng (thuộc Phật) màu vàng, Thái (thuộc Lão) màu xanh, Ngọc (thuộc Nho) màu đỏ. Kinh tụng được soạn theo văn vần, đọc giọng Nam ai hoặc Nam xuân.

Tuy nhiên, các sinh hoạt lễ nghi của Đạo Cao Đài rất gần gũi và phù hợp với trình độ nhận thức của số đông nông dân Nam Bộ trong hoàn cảnh kinh tế xã hội nhất định. Hơn thế nữa, nhiều luật lệ, lễ nghi, đã ăn sâu vào cuộc sống, trở thành phong tục tập quán, lối sống của đông đảo quần chúng tín đồ.

Đặc điểm quan trọng và rõ rệt nhất ở Đạo Cao Đài trong sinh hoạt lễ nghi là xây dựng một cơ sở xã hội mang tính cộng đồng. Đạo này đã tạo nên một cơ

sở xã hội vững chắc gồm các thành viên gắn bó nhau xung quanh Thánh thất và Điện thờ Phật Mẫu, với tư cách là trung tâm văn hóa tâm linh. Ở đây tính cộng đồng và đạo quyện chặt với nhau làm một ngay từ buổi đầu, có thể tự giác hay tự phát nhưng vẫn thành một tục lệ, một tập quán mà một thành viên nào không chấp nhận thì bị coi là lạc lõng. Mọi công việc trọng đại của mỗi gia đình (Như tang ma, cúng giỗ, cưới hỏi, sinh con, dựng nhà, ốm đau…) đều được tập thể cộng đồng tham gia một cách tự nguyện. Hình thức lễ nghi tôn giáo rất cầu kỳ, rườm rà, song tính thiêng liêng rất mờ nhạt, các nghi thức được thực hiện như một tập quán.

Tâm linh tôn giáo của quần chúng mang tính thực dụng, đạo vì đời hơn là đời vì đạo, họ theo Đạo Cao Đài nhưng sự hiểu biết về Cao Đài còn rất hạn chế. Các hoạt động tín ngưỡng thường ngày chủ yếu là làm theo xu hướng chung của cộng đồng, của người thân và gia đình hoặc làm theo thói quen do lan truyền tâm lý, do sự rủ rê lôi kéo hoặc o ép thành tập tục, vì thế, các tín đồ Cao Đài thiên về nghi lễ nhiều hơn là giáo lý.

Hiện nay hoà trong xu thế phát triển của thế giới, Việt Nam đã và đang trãi qua những biến động rất lớn về kinh tế, chính trị, xã hội. Trước những biến đổi to lớn đó, nghi lễ của Đạo Cao Đài cũng có những chuyển biến tương ứng. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự nâng cao trình độ dân trí, niềm tin về Đạo Cao Đài không còn mang tính toàn vẹn, tuyệt đối như xưa bởi sự chểnh mảng thờ ơ của tín đồ đối với giáo luật xưa nay vốn vẫn được thực thi nghiêm ngặt. Các phép bí tích, phép hôn phối, lễ Tam ngươn và các đại lễ của Cao Đài chỉ còn được xem như những dịp vui vẻ trong sinh hoạt đời thường hơn là mang một ý nghĩa tôn giáo thiêng liêng. Việc qui định tín đồ thực hiện hầu lễ 4 lần trong ngày gọi là cúng Tứ thời vào những giờ nhất định, hiện nay là không thể khi số đông tín đồ phải làm việc trong các xí nghiệp, nhà máy, công xưởng theo

giờ giấc qui định, theo ca kíp hoặc theo hệ thống sản xuất dây chuyền, hoặc các doanh nghiệp, trường học… Song song với tình hình trên, Cao Đài lại có sự phân rẽ thành nhiều hệ phái, sinh hoạt theo từng vùng dân cư nên những nghi thức tôn giáo có phần khác nhau về lễ phục, về kinh cúng Tứ thời (dâng Tam bửu), kinh Tang lễ… hoặc giọng tụng kinh cũng có những thay đổi nhất định cho phù hợp với văn hoá từng miền.

Về tổ chức Giáo hội, trong xây dựng tổ chức Cao Đài Tây Ninh đã dựa vào những yếu tố tập quán và thói quen của tín đồ để tạo bầu không khí văn hóa quen thuộc, đặc biệt là sử dụng lại các hình thức tổ chức cũ, chủ yếu từ các hình thức tôn giáo lớn du nhập từ lâu, nhất là mô hình tổ chức có hệ thống chặt chẽ của Đạo Kitô. Tòa Thanh Tây Ninh trở thành một thứ “Nhà nước trong một Nhà nước” như kiểu Tòa Thanh Vatican với số lượng đông đảo chức sắc phỏng theo hàng giáo phẩm của Đạo Kitô, nhưng được thay thế bằng những từ Hán - Việt cầu kỳ để tăng thêm vẽ huyền bí. Có thể nói, mô hình giáo hội Kitô là nguyên mẫu mô hình khởi thủy Đạo Cao Đài. Tuy nhiên, sau ngày lập đạo ít lâu hàng loạt các cơ quan khác lần lượt ra đời làm cho mô hình này biến đổi để trở thành chính nó như ngày nay.

Cơ quan Trung ương của Hội thánh Cao Đài Tây Ninh được tổ chức thành 3 bộ phận: Bát Quái Đài (là phần vô hình), Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài (còn gọi là Nhị hữu hình Đài).

Bát Quái Đài là cơ quan không có thực, đó là phần thể vô vi, là nơi thờ cúng các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật do Lý Thái Bạch thay mặt Thượng đế làm chưởng quản, Bát Quái Đài là cơ quan tượng trưng đại diện cho thần linh, trực tiếp điều khiển Hiệp Thiên Đài và Cửu Trùng Đài thông qua Cơ bút.

Hiệp Thiên Đài, vừa là cơ quan Lập pháp vừa là cơ quan Tư pháp trong cơ cấu tổ chức của Đạo Cao Đài Tây Ninh. Theo nghĩa danh xưng Hiệp Thiên

Đài là đài thông qua và hiệp nhất với Trời. Sự thật, Hiệp Thiên Đài là cơ quan hữu hình, có hai nhiệm vụ chính: nhiệm vụ phàm trần là bảo vệ Đạo pháp, nhiệm vụ thiêng liêng cao cả là nhận thánh chỉ của Đấng tối cao vô hình thông qua Cơ bút. Trong Hội thánh Cao Đài, chỉ có Hiệp Thiên Đài mới có quyền cầu cơ, vì thế Hiệp Thiên Đài giữ vị trí rất quan trọng trong quá trình hoạt động của Cao Đài.

Đứng đầu Hiệp Thiên Đài là Hộ pháp, có vai trò chưởng quản lãnh đạo toàn bộ Hiệp Thiên Đài, là người cha thiêng liêng của Cao Đài Tây Ninh được tín đồ kính trọng. Trong lịch sử của Đạo Cao Đài Tây Ninh, Phạm Công Tắc là Hộ pháp đã nắm quyền điều hành lãnh đạo từ 1932 -1959, trở thành nhân vật số một của nền Đạo. Dưới Hộ pháp là Thượng phẩm và Thượng sanh. Thượng phẩm có nhiệm vụ chỉ huy cầm quyền về phần đạo, thay mặt và làm theo sự chỉ đạo của Hộ pháp về công việc hành chính. Bênh vực và giúp đỡ các chức sắc, tín đồ trong tố tụng… ngôi vị Thượng phẩm của Cao Đài Tây Ninh lúc đầu do ông Cao Quỳnh Cư đảm nhận, sau khi ông chết cho đến nay không có người kế vị. Song song với ngôi vị Thượng phẩm là Thượng sanh có nhiệm vụ chỉ huy chi “Thế” trong Hiệp Thiên Đài, cầm quyền về phần đời, làm chủ việc cáo luật (công tố, kiểm sát) có quyền tố tụng đối với chức sắc và bất cứ ai ngăn cản con đường tu tiến của “Nhơn sanh”, có quyền xem xét sự hành đạo của chức sắc. Chức vị này của Cao Đài Tây Ninh bị bỏ trống trong nhiều năm, đến khi ông Phạm Công Tắc mất, ông Cao Hoài Sang mới nắm giữ vị trí này và lãnh đạo Cao Đài Tây Ninh.

Dưới Thượng phẩm, Thượng sanh và Hộ pháp có Thập nhị Thời quân, là 12 ngôi vị “Thiên phong” thể hiện sự hiện diện của Đức Chí Tôn nơi thế gian. Các Thời quân là người chịu trách nhiệm chủ yếu về mặt xét xử hàng ngũ chức sắc, những vấn đề liên quan đến đạo, tín đồ. Chức năng của Thập nhị Thời quân

được chia thành 3 chi (giống như 3 cơ quan nhỏ), mỗi chi có 4 vị: chi Pháp, trên cao nhất của chi này là Hộ pháp sau đó đến các bậc: Tiếp pháp, với chức năng tiếp nhận hồ sơ cáo trạng của chi “Thế”, hồ sơ khiếu nại của chi “Đạo” nếu đúng thì chuyển lên Khai pháp. Khai pháp xem xét báo cáo Cửu Trùng Đài sau đó báo cáo cho Hộ pháp và chuyển lên “Hiến pháp”. Hiến pháp giữ nhiệm vụ điều tra nội vụ một lần nữa rồi chuyển lên Bảo pháp. Bảo pháp là người đứng đầu văn phòng Hộ pháp có nhiệm vụ xem xét nội vụ thêm một lần nữa rồi chuyển lên Hộ pháp; chi Thế, gồm các chức vị: Tiếp thế, Khai thế, Hiến thế, Bảo thế. Bốn ngôi vị này có chức năng tiếp nhận, xem xét trình báo lên Hiệp Thiên Đài những cáo trạng của người ngoài đạo, tín đồ kiện cáo hàng ngũ chức sắc bất kể là phẩm vị nào; chi Đạo, ngôi vị cao nhất của chi này là Thượng phẩm, sau đó đến: Tiếp đạo, Khai đạo, Hiến đạo, Bảo đạo (người đứng đầu văn phòng Thượng phẩm). Chức năng của 4 ngôi vị này là tiếp nhận, xem xét và xử lý các cáo trạng. Trong 3 chi của Thập nhị Thời quân thì 2 chi “Pháp” và “Thế” giữ vai trò quan trọng, bao quát hầu hết các hoạt động của Hiệp Thiên Đài.

Dưới chi có các cơ quan giúp việc như: Bộ Pháp chánh và Ban Thế Đạo. Bộ Pháp chánh có nhiệm vụ theo dõi kiểm soát luật đạo, với các ngôi vị như sau: Tiếp dẫn Đạo nhơn, Chưởng ấn, Cải trạng, Giám đạo, Thừa sử, Truyền trạng, Sĩ tải, Luật sự, Hàn lâm viện, với 12 chức sắc chuyên môn gọi là Thập nhị Bảo quân, trong coi các vấn đề về Thần linh học, Thiên văn học, Luật pháp, Nghệ thuật, Giáo dục, Kinh tế, Y tế…; Ban Thế Đạo, là cơ quan do Hộ pháp Phạm Công Tắc lập ra nhằm mục đích “đạo đức hoá” phần “đời” nhằm thu hút những người ngoài đạo, chưa thể nhập đạo, là những người hiền tài có khả năng hoạt động chính trị trong xã hội. Chức vị trong Ban Thế Đạo gồm: Phu tử, Đại

Một phần của tài liệu Đạo cao đài hiện nay và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người việt vùng đông nam bộ (Trang 70 - 84)