THẦN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở ĐÔNG NAM BỘ
Tồn tại trong khoảng một đời người, Đạo Cao Đài đã nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình trong đời sống văn hoá và tinh thần của cộng đồng người Việt ở Đông Nam Bộ. Nghiên cứu và xác định sự ảnh hưởng này về mặt định tính lẫn định lượng là công việc khó khăn. Về nguyên tắc cần khẳng định rằng chỉ có thể xác định đúng mức độ ảnh hưởng của Đạo Cao Đài đối với cộng đồng người Việt bằng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp, đặc biệt là các phương pháp xã hội học và kỹ thuật nghiên cứu. Về đối tượng khảo sát, chúng tôi chọn Tây Ninh là địa điểm thuận lợi nhất để thực hiện các điều tra xã hội học. Chọn Tây Ninh là đối tượng khảo sát bởi vì Tây Ninh trước hết là thủ phủ của Cao Đài Tây Ninh, với rất nhiều những điển hình cho việc khảo sát ảnh hưởng của Cao Đài đối với đời sống văn hoá tinh thần của cộng đồng người Việt ở Đông Nam Bộ. Cộng đồng tín đồ mà chúng tôi thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi gồm 330 người với độ tuổi từ 18 đến 71 tuổi, trong đó nam chiếm tỷ lệ 42,9% và nữ là 57,1%. Trình độ học vấn là: (Tỷ lệ % so với 330 người) Trình độ học vấn Tỷ lệ (%) Mù chữ 6% Cấp 1 8,3% Cấp 2 14,4% Cấp 3 43,7% Cao đẳng, đại học 33%
Bảng thống kê trình độ học vấn cho thấy sự phản ánh mặt bằng là khá cao so với vùng Đông Nam Bộ.
Số lượng theo tôn giáo như sau:
Tôn giáo Tỷ lệ (%) Độ tuổi Tỷ lệ (%)
Tín đồ Công giáo 2,8% Từ 18 – 35 27,9% Tín đồ Phật giáo 6,6% Từ 36 – 50 61,3% Tín đồ Cao Đài 55,5% Từ 51 – 71 10,7% Không theo tôn giáo nào 35%
Bảng thống kê này cho thấy số lượng tín đồ Cao Đài là đông nhất, có tỷ lệ cao nhất.
Về nghề nghiệp của nhóm đối tượng khảo sát:
Thành phần Tỷ lệ (%) Nông dân 16% Công nhân 3,1% Thợ thủ công 1,2% Thương nghiệp (dịch vụ) 1,8% Làm thuê 3,7% Nghề tự do khác 8% Cán bộ công chức 64,9% Chức sắc tôn giáo 1,2%
Bảng 1F cho thấy đối tượng mà chúng tôi phỏng vấn gồm nhiều thành phần có nhiều nghề nghiệp khác nhau, có thể đại diện cho cộng đồng người Việt tại Tây Ninh.
Về mức sống của họ Mức sống Tỷ lệ (%) Rất nghèo 3% Nghèo 7,4% Đủ sống 81,2% Tương đối khá 9,8% Sung túc 1,2%
Mức sống gia đình của nhóm đối tượng khảo sát là trung bình, số có đời sống ở mức trung bình (đủ sống) có tỷ lệ cao hơn hẳn 81,2%. Điều này cho thấy đời sống xã hội ở Tây Ninh không phân hoá và quá chênh lệch về mức sống. Và đời sống nói chung của họ là theo chiều hướng tốt hơn, qua bảng thống kê về mức sống thay đổi so với 5 năm trước
Mức sống Tỷ lệ (%)
Khá hơn trước 55,3%
Không bằng trước 4,3%
Không thay đổi 37%
Khó trả lời 3,4%
Bảng hỏi và phỏng vấn của chúng tôi được xây dựng trên khung lý thuyết như sau: ảnh hưởng của Đạo Cao Đài đối với cộng đồng người Việt vùng Đông Nam Bộ được thực hiện theo cơ chế : Đạo Cao Đài ảnh hưởng thông qua các bộ phận cấu thành của nó là: nhận thức tôn giáo, hệ thống nghi lễ thờ cúng, tổ chức Giáo hội. Các bộ phần này thể hiện sinh động, thực tế bởi các chức năng của Cao Đài với tư cách là tôn giáo: chức năng thế giới quan, chức năng liên kết cộng đồng, chức năng điều chỉnh..v.v… ta có sơ đồ:
Sơ đồ khung giả thuyết
* Ghi chú: : chỉ sự tác động
Bằng hệ thống giáo lý, hệ thống nghi lễ thờ cúng của Cao Đài với một tổ chức rất chặt chẽ của Giáo hội; về mặt định tính, chúng ta có thể thấy chức năng thường trực của Cao Đài được phát huy hết vai trò của nó và đây là ảnh hưởng mang tính trực tiếp nhất tới cộng đồng người Việt ở Đông Nam Bộ, thể hiện ở niềm tin và nhu cầu tâm linh của cộng đồng người Việt, chúng ta có thể xác định được mức độ của niềm tin và nhu cầu.
Trước hết về nhu cầu, các bảng thống kê cho thấy nhu cầu đến với Đạo, nhu cầu thờ cúng, nhu cầu được sinh hoạt tôn giáo là có thực không chỉ trong các tín đồ mà còn đông đảo quần chúng nhân dân. Trong câu hỏi số 37: có ăn chay thường xuyên theo quy định của giáo luật không, chúng ta có kết quả: việc ăn chay thường xuyên hàng tháng theo 10 ngày có tỷ lệ cao 55,8% (phụ lục, trang