ẢNH HƯỞNG VỀ MẶT THẾ GIỚI QUAN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở ĐÔNG NAM BỘ

Một phần của tài liệu Đạo cao đài hiện nay và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người việt vùng đông nam bộ (Trang 114 - 128)

NGƯỜI VIỆT Ở ĐÔNG NAM BỘ

Theo từ điển Triết học:

“Thế giới quan là hệ thống những nguyên tắc, quan điểm, biểu tượng về toàn bộ thế giới về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó” [140, 72].

Thế giới quan nói chung về vai trò to lớn trong hoạt động, đời sống của con người; nó là cơ sở của nhân cách, đạo đức và chi phối mạnh mẽ thái độ, hành vi sống của con người.

Trong lịch sử nhận thức của nhân loại, chúng ta biết đã có ba loại hình cơ bản thế giới quan: thế giới quan thần thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học.

Theo B.C. Burianốp trong tác phẩm: “Thế giới quan khoa học” thì thế quan tôn giáo là:

“Hệ thống những quan niệm, biểu tượng, kinh nghiệm về thế giới siêu nhiên và mối quan hệ giữa con người về thế giới siêu nhiên đó” [14, 56].

Để xác định mức độ ảnh hưởng về mặt thế giới quan của Đạo Cao Đài đối với cộng đồng người Việt ở Đông Nam Bộ, chúng ta phải có những khảo sát, điều tra cụ thể để xác định về định lượng. Song, trước hết chúng ta cần làm rõ nội dung và cấu trúc thế giới quan của Cao Đài.

Một trong những nội dung cơ bản trong thế giới quan của Đạo Cao Đài là bức tranh chỉnh thể về vũ trụ và các biểu tượng Thần, Thánh.

Giải thích về nguồn gốc vũ trụ, Cao Đài quan niệm rằng cơ sở, cội nguồn của tất cả vũ trụ là“Đạo”. Trong kinh Đại thừa Chơn giáo nói:”Đạo là gì? Đạo hư vô chi khí. Đạo rất nhiệm mầu sâu kín, cao siêu. Trước khi có trời đất đã có Đạo. Vậy Đạo nên càn khôn, vũ trụ hoá sanh vạn vật muôn loài. Muôn loài vạn vật phải thọ bẩm khí hư vô mà sanh hoá mãi mãi” [15, 25].

Vì chính Đạo đã “tạo dựng nên càn khôn vũ trụ” và “hoá sanh vạn vật muôn loài, lại có trước trời đất, muôn vận phải thọ bẩm khí hư vô của Đạo mà sanh hoá nên Đạo là nguồn cội của vũ trụ. Chính “Khí hư vô” trong Đạo đã là một động lực vĩnh cửu của biến hoá càn khôn. Vậy nó là mặt động của Đạo, mà giáo lý Cao Đài gọi thông thường là vô cực. Vô cực là khoảng không gian mịt mờ hỗn độn có trước Thái Cực. Theo kinh Đại thừa Chơn giáo:

“Trước khi chưa định ngôi Thái Cực thì trong khoảng không gian ấy còn mịt mịt, mờ mờ với khí hồng mông... không gian ấy là vô cực... Trong vô cực ấy lại có một cái nguyên lý thiên nhiên tuyệt diệu, tuyệt huyền, rồi lại có thêm một cái nguyên khí tự nhiên nữa. Lý với khí ấy tức là âm với dương trong buổi hồng nguyên thời đại. Lý với khí ấy lại lần lần ngưng kết với nhau mà đông tụ lại lâu đời nhiều kiếp mới thành ra một khối Tinh quang rất đủ đầy các sự tốt đẹp. Chừng đúng ngày giờ, khối ấy mới nổ tung ra, bèn có một điển Linh quang từ

trong tiếng nổ ấy văng ra. Ấy chính là ngôi Chúa tể của càn khôn vũ trụ đã biến hoá ra vậy. Vũ trụ từ đây có ngôi Thái Cực” [15, 30].

Để sáng tạo, bảo tồn và hoá sinh vạn vật, tự thân Đạo vận hành theo một chu trình chuyển hoá thành ba trạng thái vừa khác biệt vừa đồng nhất: Vô cực, Thái Cực và Hoàng cực. Vô cực biến sinh Thái Cực, Thái Cực biến sinh Hoàng cực, rồi Hoàng cực lại trở về Vô cực, đó là chu trình vận động tuần hoàn, tiếp diễn thay thế lẫn nhau của Tam cực. Nhưng về bản thể thì chúng là một. Từ Tam cực này mà sinh ra một Động, một Tĩnh, một Âm, một Dương mà vạn vật muôn loài bắt đầu hoá sanh. Đây chính là quan điểm về “Đạo” của Lão Trang. Đại thừa Chơn giáo viết:

“Khí âm, dương bắt đầu hoá sanh vạn vật, muôn loài, vạn vật cứ hoá sanh mãi mãi, đời nọ sang đời kia, không bao giờ ngừng nghỉ. Đó là một sanh hai, hai sanh ba, ba sanh vạn vật” [15, 30].

Như vậy, mỗi cực trong Tam cực đều có vai trò nhất định trong việc tạo tác vũ trụ. Nếu Vô cực gom tụ tinh ba nội tại để kết tinh nên Thái Cực thì Thái Cực phân lập Lưỡng Nghi để xuất hiện Hoàng cực. Còn Hoàng cực thì điều phối Tứ Tượng, tạo nên tâm linh và hình thức vạn vật.

Theo Đạo Cao Đài: “Vô cực biến sinh nên muôn ngàn cõi giới, bao gồm, Tam thiên thế giới, Tứ đại bộ châu, Thất thập nhị địa, Tam thập lục thiên...” [39, 27].

Như vậy, bức tranh về vũ trụ của Cao Đài về cơ bản là quan niệm về thế giới của Đạo giáo.

Vũ trụ quan của Đại Đạo còn cho rằng, vũ trụ tổng thể đó thực chất là hai chủ thể trung tâm là Thượng đế và con người. Thượng đế là Đạo và Đạo chính là Thượng đế, Thượng đế với tư cách là chủ thể vận hành sự biến hoá của vũ trụ biểu hiện ra nhiều trạng thái như: Vô cực, Thái Cực, Hoàng cực với nhiều danh

hiệu như: Chúa, Như lai, Đại ngã, Ngọc hoàng..v.v... Đạo có Tam cực, thì Thượng đế có ba ngôi, ngôi một là Vô cực, ngôi hai là Thái Cực, ngôi ba là Hoàng cực. Ba ngôi này hiện hữu ở khắp nơi, trong mỗi sự vật và hiện tượng.

Theo giáo lý Cao Đài, Thượng đế tồn tại, hiện hữu ở bốn lĩnh vực sau: 1. Thượng đế tồn tại trong tính quy luật của tự nhiên vũ trụ, vạn vật, con người đều chịu sự chi phối của những định luật, quy tắc bắt buộc. Những quy luật này được gọi là Thiên lý hay nguyên lý Tiên thiên. “Được hiểu là nguyên lý duy nhất và chân lý phổ quát của vũ trụ và đó chính là biểu hiện của Thượng đế với tư cách là quyền năng, nguồn gốc của mọi định luật, mọi quy luật cụ thể trong tự nhiên”. Về phương diện biểu tượng, tín đồ Cao Đài gọi là Thượng đế vô ngã ngoại tại [39, 39].

2. Thượng đế cũng tồn tại trong vạn vật: “vạn vật đều có Thượng đế tính” [39, 40].

Song, tuỳ theo trình độ tiến hoá của mỗi loài mà Thượng đế tính thể hiện ở những mức độ tương ứng khác nhau. Nếu ở loài sinh vật, động vật đó là bản năng, còn ở con người thì Thượng đế tính ấy biểu hiện là nhân tính. Giáo lý Cao Đài gọi là Thượng đế vô ngã nội tại” [39, 41].

3. Thượng Đế còn biểu lộ trong lĩnh vực hiện tồn. Đó là chủ thể có ý chí, có quyền năng siêu việt để sáng tạo, huỷ diệt, tái tạo và bảo tồn vạn vật. Ngài là chúa tể, ngự trị vạn vật quản lý và làm ra lịch sử vạn vật, là từ bi, sáng tạo vô biên, là mẫu mực hoàn hảo của chân, thiện, mỹ. Sự biểu lộ của Thượng đế qua nhiều tôn giáo với nhiều danh hiệu khác nhau vì thế Cao Đài gọi là Thượng đế hữu ngã ngoại tại hay Đức Chí Tôn của vạn linh. [39, 41].

4. Thượng đế còn hiện hữu ở trong chính nội tâm từng con người đó là chân tâm, là tiểu vũ trụ, song cũng vô hạn, vô biên, đa dạng như chỉnh thể vũ trụ, là chủ thể thật sự của con người. Chân tâm khống chế được bản năng con

người và chứng nghiệm được Thượng đế hữu ngã nội tại. Vì thế khi con người hiểu Đạo đều có thể tìm được chân tâm của mình, đều có thể chứng nhận được Thượng đế.

Theo giáo lý Cao Đài, con người là một sinh vật tối linh, là nấc thang tiến hoá cao nhất trong thế giới vật chất và là vị thế duy nhất có khả năng tự giải thoát khỏi thế giới vật chất để trở về với bản thể của Đạo. Nguồn gốc của con người là từ Hoàng cực; “Hoàng cực biến sinh nên các thể hồn, bao bọc điển Linh quang, tạo nên hình hài của vạn hữu. Đối với chúng sinh thuộc cõi hạ giới, Hoàng cực ứng hoá thành bảy thể hồn, gồm: “Tiên thể, kim thân, thượng trí, hạ trí, vía, phách và xác phàm”” [45, 29].

Đặc trưng cơ bản của con người, theo Đạo Cao Đài là vận động theo mục tiêu tiến hoá. Nếu vạn vật vô tri phải tiến hoá thành con người thì con người phải tiến hoá đến chổ huyền đồng với Đạo. Vì vậy “Thiên chức và sứ mạng của con người là đạt được sự tự do, tự tại của Linh quang để thoát khỏi vòng kiềm chế của vật chất, trở về với cội nguồn tiên thiên nguyên thuỷ” [45, 29].

Giữa con người và Đạo có mối liên quan không?

Giáo lý Cao Đài khẳng định mối quan hệ này thông qua nguyên lý: “Thiên địa vạn vật đồng nhất thể”. Nguyên lý này xác định rằng: “Vạn vật và con người cùng đồng nhất với vũ trụ, vì đều là những thực tại được biểu hiện ra từ bản thể duy nhất là vô cực... [39, 41].

“Người ta là tiểu Thiên địa đó Người với Trời đều có khác chi Hễ Trời có những món gì,

Người người đều cũng đủ y như Trời” [38, 38].

Vạn vật, con người đều có bản thể Linh quang đồng nhất, nhưng theo Cao Đài, chỉ có con người mới ở nấc thang tiến hoá đạt thành cấu thể của một tiểu

Thiên địa. Vì thế giữa con người với Thượng đế có sự thông linh, cảm ứng lẫn nhau.

“Trời với người cũng đồng một lý, một khí mà ra thì không cảm ứng nhau sau được” [38, 42].

Những phân tích về nội dung thế giới quan trên của Đạo Cao Đài, có thể rút ra những nhận xét sau:

1. Thế giới quan của Đạo Cao Đài chịu ảnh hưởng của thế giới quan của Đạo giáo và Phật giáo với một nội dung và cấu trúc phức tạp, nó có thể đáp ứng nhu cầu tinh thần, tâm linh của tầng lớp trung lưu ở Nam Bộ vào nửa đầu thế kỷ XX, song không dễ tiếp thu đối với đại bộ phận quần chúng nhân dân lao động. Vì vậy, các tín đồ, quần chúng nhân dân thường quan niệm một cách đơn giản về Trời, các vị Thần và mối liên hệ linh thiêng giữa họ với Trời. Đây chính là vấn đề mà trong khảo sát, điều tra phải tính đến để xác định được mức độ ảnh hưởng của thế giới quan thông qua niềm tin của họ. Chúng tôi đã khảo sát các biểu hiện của thế giới quan như quan niệm về thế giới, về con người và mối quan hệ của con người với thế giới siêu nhiên. Ta thấy số tin vào thế giới siêu nhiên là 10,9% và số nửa tin nửa ngờ là 30,3%, quan niệm về sự tồn tại ma quỷ, Thánh thần, số tin vào điều này là 7,6%, và nửa tin, nửa ngờ là 32% (phụ lục, trang 23). Số người tin vào sự hiển linh của Đức Hộ pháp của Cao Đài là 26,6% và nửa tin, nửa ngờ là 24,6% (phụ lục, trang 22), số người tin vào sự tồn tại của Đức Chí Tôn (Cao Đài Tiên Ông) là 33,8%, ngờ vực là 28,4%. (phụ lục, trang 23).

Phân tích sâu hơn ở các phân tổ ta thấy, về giới tính, trong số người tin tưởng vào những điều trên thì phụ nữ chiếm tỷ lệ cao hơn, chẳng hạn quan niệm về sự hiển linh của Đức Hộ pháp (61,4%), quan niệm về thế giới cực lạc và địa

ngục (54,8%), quan niệm về sự tồn tại của ma quỷ, Thánh thần (54,5%), quan niệm về sự tồn tại của Đức Chí Tôn (58,2%) (phụ lục, trang 94, 95)

Theo phân tổ trình độ học vấn, số người tin ở trình độ cấp 3 (39,7%) và Cao đẳng, Đại học (24,4%) chiếm tỷ lệ cao nhất; còn theo phân tổ tín đồ tôn giáo thì tín đồ Cao Đài luôn có niềm tin tuyệt đối vào sự hiển linh của Đức Hộ pháp (89,6%), về thế giới cực lạc và địa ngục (93,5%), về sự tồn tại của ma quỷ, Thánh thần (95,5%), về sự tồn tại của Đức Chí Tôn (86,1%) (phụ lục, trang 170 – 172).

Trong bảng phân tổ về nghề nghiệp, so với tất cả các ngành nghề khác thì chức sắc tôn giáo có niềm tin về sự hiển linh của Đức Hộ pháp, về thế giới cực lạc và địa ngục, về sự tồn tại của Đức Chí Tôn cao nhất 75%; 50%; 100%. Người nông dân cũng có tỷ lệ về niềm tin này là 29,2% so với tầng lớp nông dân được hỏi và là 18,2% so với tổng số người được hỏi. Số cán bộ công chức tin có tỷ lệ là 18,9% (trong tổng số cán bộ công chức) và tỷ lệ 45,5% so với tầng lớp khác. (phụ lục, trang 203 - 206)

Theo phân tổ mức sống gia đình, bảng câu 2 – câu 23

Mức sống của gia đình Quan niệm về sự hiển linh

của Đức Hộ Pháp Rất nghèo Nghèo Đủ sống Tương đối khá Sung túc Có 11,4% 77,2% 8,9% 2,5% Ngờ vực 1,4% 12,7% 73,2% 9,9% 2,8% Không 3,5% 88,8% 7,7%

Mức sống của gia đình Quan niệm về thế giới cực

lạc và địa ngục Rất nghèo Nghèo Đủ sống Tương đối khá Sung túc Có 6,5% 80,6% 12,9% Ngờ vực 1,2% 11,9% 72,6% 9,5% 4,8% Không 5,4% 86,1% 8,4% Mức sống của gia đình Quan niệm về sự tồn tại

của ma quỷ, Thánh thần Rất nghèo Nghèo Đủ sống Tương đối khá Sung túc Có 9,1% 72,7% 18,2% Ngờ vực 1,1% 15,2% 69,6% 10,9% 3,3% Không 2,9% 89,1% 7,5% 6% Mức sống của gia đình Quan niệm về sự tồn tại

của Đức Chí Tôn Rất nghèo Nghèo Đủ sống Tương đối khá Sung túc Có 10,9% 78,2% 9,9% 1% Ngờ vực 1,2% 9,6% 75,9% 9,6% 3,6% Không 3,6% 88,4% 8%

Ta thấy trong năm mức sống thì mức đủ sống chiếm tỷ lệ cao nhất 77,2%; 80,6%; 72,7%; 78,2% so với mức sống khác.

Chúng tôi phỏng vấn sâu hai đối tượng theo phân tổ: một chức sắc và một nông dân.

1. Ông: Lê Minh Khuyên, sinh năm 1927. Nghề nghiệp: Chức sắc Cao Đài

Chức vụ hiện nay: Cải Trạng (Hiệp Thiên Đài), Phó Hội trưởng Hội đồng Chưởng quản Cao Đài Tây Ninh.

2. Bà: Nguyễn Thị Hội, sinh năm 1941. Nghề nghiệp: Nông dân

Địa chỉ: Ninh Thọ, Ninh Sơn, Thị Xã Tây Ninh.

Đối với tín đồ Cao Đài, trong phân tổ tín đồ của Đạo thì tới 89,6% tín đồ Cao Đài tin tưởng vào sự hiển linh của Đức Hộ pháp, có tới 93,5% tin vào thế giới cực lạc và địa ngục, 95,5% tín đồ Cao Đài tin vào sự tồn tại ma quỷ, Thánh thần và có tới 86,1% trong tổng số tín đồ Cao Đài tin vào sự tồn tại của Đức Chí Tôn (trang 170 – 172 – Phụ lục).

Đối với quan niệm về số phận con người, dựa trên việc xử lý thông tin từ bảng câu hỏi số 28 và 29, ta có kết quả sau:

Câu 28

Cách giải quyết khi bị bệnh nặng Số lượng Tỷ lệ (%)

Chữa chạy theo Tây – Đông y 323 99,1%

Cầu Chúa, Phật Trời, Đức Chí Tôn 39 12%

Câu 29

Nguyên nhân sướng khổ Số lượng Tỷ lệ (%)

Tự bản thân 254 77,7%

Do hoàn cảnh xã hội 105 32,1%

Do phúc đức Tổ tiên 26 8%

Do số mệnh 87 26,6%

Do ý muốn của Chúa, Trời, Phật 7 21,1%

Không có ý kiến 13 4%

Trong bảng câu hỏi 28 - cách giải quyết khi bị bệnh nặng, ta thấy con số tuyệt đối (99,1%) chọn cách chữa chạy theo Tây – Đông y, song việc cầu xin Đức Chí Tôn, Tổ tiên ông bà vẫn xảy ra mặc dù với tỷ lệ rất thấp.

Trong bảng câu hỏi 29 – quan niệm về nguyên nhân sướng khổ của con người, có 77,7% cho rằng sướng khổ là do tự bản thân, 26,6% cho rằng do số mệnh, 21,1% cho rằng do ý muốn của Trời, Phật.

Phân tích sâu hơn ở các phân tổ ta thấy về giới tính, khi giải quyết vấn đề liên quan đến số phận con người, phụ nữ thường có niềm tin vào các Đấng siêu nhiên. Khi bị bệnh nặng, việc cầu xin trời, phật, Đức Chí Tôn, Tổ tiên ông bà thường diễn ra đối với phụ nữ hơn là nam giới (14,2%). Đồng thời, có 29,8% phụ nữ cho rằng nguyên nhân sướng khổ là do số mệnh. (Phụ lục, tra 99, 100)

Theo phân tổ về trình độ học vấn, số người cầu xin trời, phật, Đức Chí Tôn, Tổ tiên khi bị bệnh nặng có trình độ cấp 1 chiếm tỷ lệ cao nhất (25,9%), (7,4%); giải thích về nguyên nhân sướng khổ, trong số những người cho rằng do số mệnh thì người mù chữ chiếm tỷ lệ cao nhất là 50%, trình độ cấp 1 là 46,2%.

Câu 1D – câu 28

Trình độ học vấn Cách giải quyết khi bị bệnh

nặng Mù chữ Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 Đại học, cao đẳng Chữa chạy theo Tây – Đông y 100% 100% 95,7% 100% 99,1%

Một phần của tài liệu Đạo cao đài hiện nay và ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người việt vùng đông nam bộ (Trang 114 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)