Nợ xấu là một vấn đề luôn đƣợc quan tâm ở bất kì một tổ chức nào kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, nó thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Tình trạng nợ xấu lớn và kéo dài sẽ đe dọa sự tồn tại của chính Ngân hàng. Việc phân loại nợ xấu theo thời hạn sẽ giúp cho nhà quản trị biết rõ hơn về tình hình nợ xấu của mỗi loại kì hạn từ đó có thể đƣa ra các chính sách cho vay cũng nhƣ là hạn chế nợ xấu phù hợp đối với mỗi loại kì hạn.
54
Bảng 4.8 Nợ xấu hộ cá thể theo thời hạn qua 3 năm (2010 – 2012) và 6 tháng năm 2013
Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th2012 6th2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 6th2013/6th2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1.Ngắn hạn 982 11.031 5.454 2.037 2.690 10.049 1.023,10 (5.577) (50,56) 653 32,06 2.Trung-dài hạn 484 4.506 1.364 736 1.003 4.022 831,36 (3.142) (69,74) 267 36,28
Tổng 1.466 15.537 6.818 2.773 3.693 14.071 959,82 (8.719) (56,12) 920 33,18
55
Đối với các khoản cho vay đến kì hạn mà khách hàng không trả đƣợc nợ đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn (nợ xấu). Nếu khách hàng vì những nguyên nhân khách quan mà không thể trả nợ đúng hạn đƣợc thì có thể làm đơn xin gia hạn hoặc điều chỉnh kì hạn nợ. Còn nếu khách hàng không làm đơn xin gia hạn nợ thì tất nhiên khoản vay đó trở thành nợ xấu của ngân hàng. Khi phát sinh nợ xấu đồng nghĩa với khoản vay của ngân hàng đang bị rủi ro. Vì vậy Ngân hàng cần tìm ra các nguyên nhân phát sinh nợ xấu nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng đồng nghĩa với nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng.
Cho vay cá thể thông thƣờng có hạn mức tín dụng thấp nên rủi ro đƣợc phân tán và hạn chế, Ngân hàng không gặp phải trƣờng hợp những món vay lớn tập trung vào một khách hàng. Trong 3 năm qua tỷ lệ nợ xấu có sự chuyển biến thất thƣờng, không ổn định: năm 2010 mức nợ xấu của HCT nằm trong sự kiểm soát của ngân hàng khi chỉ có 1.466 triệu đồng, năm 2011 nợ xấu có sự tăng nhanh bất thƣờng khi tăng 959,82% (gần gấp 10 lần) so với năm 2010 cả ngắn hạn và trung dài hạn, tỷ lệ nợ xấu cao tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn cho hoạt động tín dụng do trong năm ngân hàng đã cấp tín dụng cho các hộ kinh doanh vay đóng mới sà lan để vận chuyển cát đá,…bị thua lỗ thu nhập thấp nên không có nguồn trả nợ. Tuy nhiên nợ xấu đã đƣợc kiểm soát vào năm 2012 khi đã giảm đƣợc tỷ lệ này xuống đáng kể do Ngân hàng đã sử dụng quỹ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý những khoản nợ xấu phát sinh, đó là các khoản cho vay hỗ trợ khắc phục hậu quả sau bão, dịch bệnh phá hoại mùa màng, đa số những khoản nợ này thì khách hàng mất khả năng trả nợ qua điều tra thực tế của cán bộ tín dụng và xác nhận của chính quyền địa phƣơng nơi khách hàng cƣ trú. Ta thấy mặc dù vốn cho vay trung - dài hạn ít hơn nguồn vốn cho vay ngắn hạn nhƣng nợ xấu lại cao hơn chứng tỏ hoạt động tín dụng trung – dài hạn không hiệu quả bằng tín dụng ngắn hạn do đó Ngân hàng cần thận trọng xem xét hơn nữa các phƣơng án sử dụng vốn vay trung - dài hạn của khách hàng và nâng cao hơn nữa chất lƣợng tín dụng trung - dài hạn.
56