Chính sách hỗ trợ, động viên kịp thời cả về vật chất và tinh thần của đối với cán bộ tín dụng là việc làm hết sức cần thiết. Biện pháp náy kích thích tinh thần làm việc, đặt lợi ích tập thể lên lợi ích cá nhân của ngƣời cán bộ. Qua đó hạn chế đƣợc rủi ro xuất phát từ sai sót của cán bộ cho vay do quá tải trong công việc.
Bên cạnh những hình thức khen thƣởng, động viên khuyến khích cũng cần đƣa ra những hình thức kỷ luật nghiêm khắc đối với những sai sót, sơ hở do thiếu trách nhiệm của cán bộ tín dụng dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Tuỳ theo mức độ thiệt hại mà ngân hàng có biện pháp sử lý khác nhau nhƣ: cảnh cáo, khiển trách; trừ công tác phí, trừ lƣơng ...Biện pháp này áp dụng nhằm nâng cao ý thức tự giác, tự chịu trách nhiệm của mỗi cán bộ cho vay
Do đặc thù về ngành nghề đòi hỏi cán bộ tín dụng không những nắm vững nghiệp vụ ngân hàng, lý luận và phân tích tài chính tiền tệ mà còn phải hiểu biết sâu rộng về thị trƣờng và các loại kinh doanh khác. Vì thế ngân hàng cần có chính sách đào tạo bằng cách: khuyến khích các cán bộ tín dụng đi học để nâng cao kiến thức và nghiệp vụ, cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn về phòng chống rủi ro, Các lớp công nghệ thông tin ứng dụng học khoa học kỹ thuật vào công tác cho vay đảm bảo cạnh tranh và tránh rủi ro sảy ra.
70
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN
Qua phân tích ta thấy đƣợc ba năm qua Chi Nhánh đã cố gắng hết sức để đáp ứng nhu cầu vốn cho mọi thành phần kinh tế, trong đó cho vay cá thể dần chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của toàn Chi Nhánh để ngƣời dân có thể đầu tƣ; mở rộng sản xuất kinh doanh – dịch vụ; tiêu dùng… nhằm nâng cao đời sống cho mỗi ngƣời dân và từng bƣớc góp phần thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện đất nƣớc. Đây là thành phần kinh tế nằm trong chiến lƣợc cần đẩy mạnh hoạt động trong thời gian tới vì đối tƣợng này chiếm số lƣợng đông đảo và hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân hằng năm vẫn mang lại nguồn thu nhập lớn cho Ngân hàng. Điều này đƣợc thể hiện qua doanh số cho vay của Chi Nhánh ngày càng tăng. Đồng thời để có khả năng đáp ứng đầy đủ vốn cho ngƣời dân Chi Nhánh đã làm tốt công tác huy động vốn. Kết quả phân tích cũng cho thấy Chi nhánh đạt đƣợc rất khả quan mặc dù trong thời gian vừa qua là khoản thời gian mà toàn hệ thống ngân hàng trên cả nƣớc phải chống chọi và gánh chịu nhiều diễn biến phức tạp của nền kinh tế. Các doanh số thu nợ, tình hình dƣ nợ đạt đƣợc khá tốt, tỷ lệ nợ quá hạn tuy có lúc vƣợt quá qui định nhƣng ngân hàng đã nổ lực khắc phục điều này và đã kiểm soát đƣợc mức nợ xấu trong phạm vi cho phép. Công tác thu hồi nợ vay thông qua công tác động viên, đôn đốc và phát mải tài sản bảo đảm cũng đã góp phần vào công tác giảm nợ quá hạn cho Chi Nhánh.
Bên cạnh những chuyển biến tích cực trong quá trình hoạt động của Chi Nhánh thì vẫn còn những hạn chế nhƣ: chƣa có giải pháp hữu hiệu để thu hút khách hàng về các sản phẩm kinh doanh ngoài tín dụng, do sự cạnh tranh không lành mạnh của các tổ chức tín dụng trên địa bàn làm lãi suất đầu vào biến động lớn ảnh hƣởng đến thu nhập của ngân hàng… Để thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ đƣợc giao, một mặt Ngân hàng phải chú trọng đến việc mở rộng tín dụng, một mặt phải không ngừng nâng cao chất lƣợng tín dụng thông qua công tác thẩm định chặt chẽ và các biện pháp phòng ngừa rủi ro mà không gây phiền hà cho khách hàng nhằm tăng sức cạnh tranh trên thị trƣờng.
71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Th.S Thái Văn Đại (2012). Giáo trình nghiệp vụ kinh doanh gân hàng thương mại,trƣờng Đại học Cần Thơ.
2. Th.S Thái Văn Đại (2010). Giáo trình iền tệ - gân hàng, trƣờng Đại học Cần Thơ.
3. Th.S Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2010). Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, trƣờng Đại học Cần Thơ.
4. T.S Trần Ái Kết, Th.S Phan Tùng Lâm, Đoàn Thị Cẩm Vân, Nguyễn Thị Lƣơng, Phạm Xuân Minh. (2006). “Giáo trình í thuyết tài chính – iền tệ”, Trƣờng Đại học Cần Thơ.