Doanh số cho vay hộ cá thể theo mục đích sử dụng vốn

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ cá thể tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 48 - 52)

Cách phân loại này có ý nghĩa chủ yếu trong việc xác định điều kiện cho vay đối với mọi chủ thể đi vay trong hợp đồng tín dụng. Nếu xét theo mục đích sử dụng vốn, các khoản tín dụng của ngân hàng có thể chia nhƣ sau: sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, xây dựng nhà ở. Cụ thể vào bảng số liệu sau:

39

Bảng 4.3 Doanh số cho vay hộ cá thể theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm (2010 – 2012) và 6 tháng năm 2013

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th2012 6th2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 6th2013/6th2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1.Sản xuất 308.924 317.731 350.929 162.659 193.499 8.807 2,85 33.198 10,45 30.840 18,96 2.Kinh doanh 141.553 172.049 192.309 107.867 97.261 30.496 21,54 20.260 11,78 (10.606) (9,83) 3.Tiêu dùng 71.867 85.679 80.437 42.130 30.278 13.812 19,22 (5.242) (6,12) (11.852) (28,13) 4.Nhà ở 2.415 1.070 1.510 590 510 (1.345) (55,69) 440 41,12 (80) (13,56)

Tổng 524.759 576.529 625.185 313.246 321.548 51.770 9,87 48.656 8,44 8.302 2,65

40

Qua số liệu ta thấy khoản vay của hộ cá thể chủ yếu phục vụ cho mục đích sản xuất và kinh doanh, hai lĩnh vực này luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay.

ề nhu cầu sản xuất: Là một huyện mà nông nghiệp vẫn là một ngành kinh tế mũi nhọn và chủ lực, đa phần nguồn vốn của Ngân hàng đều tập trung vào đây. Tín dụng có vai trò rất lớn đối với sản xuất nông nghiệp. Đó là vai trò trung gian thu hút vốn và tài trợ vốn cho Ngân hàng. Vai trò này thể hiện ở chỗ khi nông dân thu hoạch tiêu thụ đƣợc sản phẩm, họ có thừa tiền chƣa biết đầu tƣ vào đâu, Ngân hàng sẵn sàng tiếp nhận các nguồn vốn nhàn rỗi dƣới hình thức kí thác. Điều đó, đã giúp ngƣời nông dân làm cho khoản tài chính tạm thời nhàn rỗi sinh lợi và đƣợc dự trữ an toàn cho việc sử dụng sau này. Nhƣng khi ngƣời nông dân cần vốn để phục vụ cho việc tiến hành sản xuất thì Ngân hàng là ngƣời bạn đắc lực của nông dân. Ngân hàng cung cấp các khoản tài chính cho nông dân để mua sắm tƣ liệu sản xuất nhƣ: máy cày, máy cắt,… Nếu không có sự tài trợ này, ngƣời nông dân có thể gặp khó khăn về tài chính nhiều khi phải đi vay nặng lãi và có thể không tiến hành sản xuất do thiếu vốn. Bên cạnh đó, các sản phẩm nông nghiệp làm ra không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nƣớc mà còn phục vụ cho xuất khẩu, nhiều hộ nông dân đã đƣợc chi nhánh cấp tín dụng hỗ trợ phát triển sản xuất nhƣ đầu tƣ phát triển các mô hình chuyên canh vƣờn cây ăn trái, ao cá nƣớc ngọt, đặc biệt là ao cá basa, cá tra…nhiều hộ nông dân sản xuất có hiệu quả mang lại lợi ích kinh tế cao đã thúc đẩy các hộ nông dân khác làm theo. Để đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng vốn ngày càng tăng thì chi nhánh đã mở rộng tín dụng vào lĩnh vực nông thôn. Cụ thể, năm 2011 doanh số cho vay chỉ tăng nhẹ ở mức 8.807 triệu đồng với tỷ lệ 2,85% so với năm 2010 nhƣng đến năm 2012 thì nhu cầu này đã tăng cao hơn với 33.198 triệu đồng, tỷ lệ tăng 10,45% so với năm 2011.

ề nhu cầu vốn kinh doanh: Trong 3 năm qua, nguồn vốn tín dụng của chi nhánh dùng để hỗ trợ phát triển kinh doanh tăng liên tục, năm 2011 tăng 30.496 triệu đồng với tỷ lệ tăng 21,54% so với năm 2010, năm 2012 tăng 20.260 triệu đồng đạt tỷ lệ tăng 11,78%. Do nhiều cửa hàng bách hóa, các sạp kinh doanh trong các chợ, shop giày dép, quần áo thời trang…có nhu cầu vay vốn nhiều hơn, đặc biệt vào dịp lễ tết nhu cầu tiêu dùng cao, hầu hết các hộ kinh doanh đều cần số vốn lớn để trang bị đầy đủ các loại hàng hóa phục vụ tối đa nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân trong tỉnh.

ề nhu cầu tiêu dùng: thu nhập của ngƣời dân trong tỉnh ngày càng tăng, đời sống vật chất tinh thần ngày càng đƣợc nâng cao, nhiều nhu cầu phát sinh từ cuộc

41

sống hàng ngày nhƣ: mua sắm phƣơng tiện đi lại, tiện nghi sinh hoạt, du lịch…nhƣng với thu nhập hiện tại họ phải mất vài năm tiết kiệm mới đủ để chi tiêu cho các nhu cầu trên. Do đó họ tìm đến ngân hàng để xin vay vốn. Đối tƣợng cho vay chủ yếu là ngƣời có thu nhập ổn định vì đối tƣợng này vừa đảm bảo an toàn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ vừa đảm bảo cho khách hàng có khả năng chi trả tiền vay. Khi có nhu cầu họ chỉ cần đến Ngân hàng xin vay vốn mà không cần dùng tài sản thế chấp, cầm cố hay bảo lãnh. Ngân hàng sẽ cho họ vay vốn nếu họ chứng minh đƣợc nguồn thu nhập ổn định đảm bảo khả năng chi trả và cam kết sẽ dùng một phần trong nguồn thu nhập để trả nợ cho ngân hàng. Bên cạnh đó, do quy mô các khoản vay thƣờng nhỏ nên khách hàng vay tiêu dùng ít quan tâm đến lãi suất vay mà thƣờng quan tâm đến việc thỏa mãn nhu cầu và số tiền mà họ phải thanh toán định kì cho ngân hàng. Lĩnh vực cho vay tiêu dùng hiện nay ở chi nhánh đa số là phục vụ cán bộ, công nhân viên chức nhà nƣớc. Thấy đƣợc mặt tích cực trong lĩnh vực này nên ngân hàng luôn muốn thu hút khách hàng vay vốn nhằm tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Năm 2011 doanh số cho vay lĩnh vực này tăng 19,22% so với năm 2010 nhƣng sang năm 2012 mức tăng đã sụt giảm hơn 6,12% so với năm 2011 do tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát tăng làm cho giá cả các loại hàng hóa cao, ngƣời dân có xu hƣớng thắt chặt chi tiêu, hạn chế tiêu dùng….khi điều kiện kinh tế gia đình hạn hẹp thì nhu cầu tiêu dùng cũng đƣợc cân nhắc hơn, ngƣời dân cũng bắt đầu quan tâm đến lãi suất vay nhiều hơn ( lãi suất cho vay tiêu dùng năm 2012 là 21%/năm ) nên làm cho doanh số cho vay trong lĩnh vực này có phần tăng chậm.

ề nhu cầu xây dựng nhà ở: Trƣớc đây khi có nhu cầu sửa chữa hay xây dựng nhà ở ngƣời ta thƣờng tự tích lũy tiền hay vay mƣợn ngƣời khác, rất ít khi vay tiền Ngân hàng. Giờ đây nhiều dịch vụ của ngân hàng đã phát triển mạnh mẽ, tạo điều kiện cho ngƣời dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn từ ngân hàng cho nhu cầu cải thiện cuộc sống, trong đó có nhu cầu về nhà ở. Nhìn vào bảng trên ta thấy doanh số cho vay hộ cá thể cho mục đích xây dựng nhà ở chỉ chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn (chiếm 0,46%) trong tổng doanh số cho vay của hộ cá thể và sụt giảm qua từng năm, năm 2011 giảm 55,69% so với năm 2012. Vì các khoản cho vay để mua nhà, xây dựng hoặc để sửa chữa lớn về nhà ở trong thời gian qua chủ yếu là triển khai thực hiện chính sách của nhà nƣớc, ƣu tiên cho cán bộ công nhân viên chức nhà nƣớc nên số lƣợng vay vốn còn hạn chế.

Nhìn vào tổng doanh số cho vay của hộ cá thể ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 có sự tăng trƣởng với tốc độ là 2,65% so với 6 tháng đầu năm 2012 nhƣng nếu

42

xét kĩ theo từng lĩnh vực thì lại có sự tăng giảm rất khác nhau, cụ thể: trải qua 6

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ cá thể tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)