Kinh doanh tài chính - tiền tệ là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm, trong quá trình hoạt động của mình, Ngân hàng luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh và nhiều rủi ro nhƣ: rủi ro thanh toán, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất,… Trong đó rủi ro tín dụng là một rủi ro khá là quan trọng. Rủi ro tín dụng là do khách hàng không thực hiện đƣợc nghĩa vụ trả nợ cho Ngân hàng, nó thể hiện qua nợ xấu. Nợ xấu thể hiện hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng. Tình trạng nợ xấu lớn và kéo dài sẽ đe dọa sự tồn tại của chính Ngân hàng. Vì thế vấn đề hạn chế, xử lý, giảm thấp nợ xấu luôn đƣợc NHNo & PTNT Vũng Liêm xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cần thực hiện để đảm bảo cho hoạt động Ngân hàng đƣợc an toàn, lành mạnh và hiệu quả.
57
Bảng 4.9 Nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn qua 3 năm (2010 – 2012) và 6 tháng năm 2013
Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th2012 6th2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 6th2013/6th2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1.Sản xuất 523 990 726 412 524 467 89,29 (264) (26,67) 112 27,18 2.Kinh doanh 481 14.094 6.090 2.316 2.816 13.613 2830,15 (8.004) (56,79) 500 21,59
3.Tiêu dùng 8 0 0 - 321 (8) (100,00) 0 0 - -
4.Nhà ở 454 453 2 45 32 (1) (0,22) (451) (99,56) (13) (28,89)
Tổng 1.466 15.537 6.818 2.773 3.693 14.071 959,82 (8.719) (56,12) 920 33,18
58
Tình hình kinh tế có nhiều biến động nên nợ xấu là vấn đề càng cần đƣợc quan tâm hơn lúc nào hết nhằm hạn chế mức thấp nhất rủi ro mà Ngân hàng gặp phải. Dựa vào bảng phân tích nợ xấu của Ngân hàng theo mục đích sử dụng vốn thì kinh doanh là lĩnh vực luôn có mức nợ xấu chiếm tỷ trọng cao qua 3 năm, đỉnh điểm cao nhất là vào năm 2011 với 14.094 triệu đồng chiếm 90% trong tổng nợ xấu của năm 2011 do nhiều nguyên nhân làm cho nợ xấu năm 2011 tăng cao: về phía ngƣời vay vốn: việc quản lý sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, sử dụng vốn vay không đúng mục đích, tiền vay về không có tác dụng thúc đẩy hoạt động kinh doanh, dẫn đến làm ăn kém hiệu quả, nợ phải trả tăng trong đó có nợ vay ngân hàng. Bản thân ngƣời vay vốn thiếu ý thức trong vấn đề sử dụng vốn vay, hoặc thiếu ý thức trong vấn đề trả nợ, không lo lắng, không quan tâm đến nợ Ngân hàng mặc dù có khả năng tài chính trả nợ; về phía Ngân hàng thì còn có sự yếu kém trong công tác hoạch định cũng nhƣ kiểm định dự án của cán bộ tín dụng, việc tổ chức kiểm tra giám sát thu hồi nợ chƣa đƣợc quản lý chặt chẽ nên làm cho nợ xấu tăng cao. Qua năm 2012 tình hình nợ xấu có phần khả quan hơn, với mục tiêu đẩy lùi nợ xấu Ngân hàng đã cơ cấu lại các khoản nợ và tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ nên cũng thu đƣợc một số khoản nợ khó đòi từ năm trƣớc, giảm thiểu đƣợc nợ xấu.
Các khoản cho vay tiêu dùng và nhà ở cũng cần phải chú ý vì mục đích của khoản vay tiêu dùng là sửa chữa nhà ở và tiêu xài cá nhân, không đảm bảo nguồn vốn vay đƣợc sinh lợi và nguồn dùng để trả nợ cho khoản này là thu nhập từ lƣơng của khách hàng vay vốn, những năm gần đây thì giá các mặt hàng thiết yếu liên tục tăng nhƣ: gạo, thực phẩm, xăng dầu,… cũng có khả năng làm ảnh hƣởng đến nguồn trả nợ của khách hàng này, vì vậy cần phải quan tâm nhiều hơn đến tình hình nợ xấu trong lĩnh vực này, tránh phát sinh nợ xấu mới.
Dù chỉ qua 6 tháng đầu năm 2013 nhƣng nợ xấu của Ngân hàng đã có dấu hiệu tăng cao hơn cùng kì năm 2012 (tăng 33,18%) do trong năm 2013 Ngân hàng đã mở rộng cho vay sản xuất (đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp), kích thích tăng trƣởng tín dụng và phát triển kinh tế vùng nên lãi suất đầu năm nay đã đƣợc điều chỉnh giảm 3 – 5%/năm: cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp chỉ 9%/năm, cho vay trung hạn 11%/năm, nhằm tạo mọi điều kiện cho ngƣời dân có thể tiếp cận với nguồn vốn tốt nhất để cải thiện kinh tế gia đình và phát triển kinh tế vùng. Hiện nay tăng trƣởng tín dụng và chất lƣợng tín dụng tốt là hai khái niệm không thể tách rời, chất lƣợng tín dụng phải đảm bảo hiệu quả kinh doanh, khả năng kinh doanh của Ngân hàng về hai mặt: khả năng sinh lời và
59
giảm thiểu rủi ro về vốn. Đồng thời hoạt động tín dụng phải dựa trên nguyên tắc thỏa mãn nhu cầu về vốn của khách hàng. Do đó, Ngân hàng cần xác định đƣợc khách hàng mục tiêu, hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng để có chính sách sách phục vụ đƣợc tốt hơn.
Hiện nay, một số khách hàng sau khi vay đƣợc vốn của Ngân hàng đã không sử dụng hết nguồn vốn vay cho phƣơng án sản xuất kinh doanh đã trình bày với Ngân hàng. Khi đƣợc kiểm tra về việc sử dụng vốn sau khi vay họ cho biết chỉ một phần vốn vay thật sự đƣợc sử dụng đúng theo mục đích vay ban đầu, phần khác dùng để sửa chữa nhà, mua sắm vật dụng, thậm chí là chi xài cho mục đích cá nhân…đến khi xảy ra việc làm ăn thua lỗ, khhong có khả năng trả nợ, thế là phát sinh nợ xấu. đây cũng là bài học cho Ngân hàng vì đã hời hợt trong phần kiểm tra sử dụng vốn.
Vì vậy trong thời gian tới Ngân hàng cần phải quan tâm hơn nữa vấn đề sử dụng vốn vay của khách hàng nhằm đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả, đây cũng là một phƣơng pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng.
60