CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC PHÕNG BAN

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ cá thể tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 30)

3.3.1 Tổ chức bộ máy quản lý

Tổng biên chế toàn Huyện là 56 ngƣời đảm bảo nhiệm vụ kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Vũng Liêm, trong đó 26 nữ và 30 nam, giữ vị trí quản lý là 2/3 trong tổng số nhân viên. Tuổi đời bình quân là 33 tuổi. Về trình độ chuyên môn: cao học chiếm 3.57%, đại học chiếm 75% cán bộ nhân viên và 7.1% cán bộ nhân viên trình độ trung cấp, số còn lại vừa làm, vừa tiếp tục học tập để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của ngành.

 Về nhân sự tại chi nhánh đƣợc bố trí nhƣ sau:

- Ban Giám Đốc: 03 ngƣời, trƣởng phòng phòng giao dịch: 05 ngƣời. - Phòng tín dụng: 20 ngƣời.

- Phòng kế toán – ngân quỹ: 19 ngƣời. - Kiểm soát: 01 ngƣời.

- Hành chánh - bảo vệ - lái xe: 08 ngƣời.

Đƣợc trang bị đầy đủ các phƣơng tiện, thiết bị công nghệ mới phục vụ công tác Ngân hàng.

21

Nguồn: Phòng Kế toán – ngân quỹ NH o P chi nhánh ng iêm

Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức huyện Vũng Liêm

3.3.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban nhƣ sau:

Giám đốc

Trực tiếp điều hành quản lý mọi hoạt động Ngân hàng, là ngƣời quyết định cuối cùng trong việc xét duyệt cho vay, đại diện cho Ngân hàng trong quan hệ với chính quyền các cấp, với Ngân hàng cấp trên, chỉ đạo thực hiện chế độ nghiệp vụ và các kế hoạch kinh doanh, phổ biến các quy định, các chỉ thị, các thông tƣ văn bản hƣớng dẫn đến cán bộ công nhân viên chức Ngân hàng. Đồng thời Giám đốc là ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất về kết quả hoạt động của chi nhánh, đại diên Ngân Hàng trong phạm vi trực thuộc và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng cấp trên.

TP.PGD CẦU MỚI TP.PGD HIẾU NHƠN GĐ PGD TP.PGD THANH BÌNH PGD TRUNG HIẾU TP.PGD HIẾU PHỤNG P.GIÁM ĐỐC PHÕNG KT-NQ PHÕNG TÍN DỤNG P.GIÁM ĐỐC GĐ PGD GĐ PGD GIÁM ĐỐC GĐ PGD GĐ PGD

22

Phó giám đốc

Hỗ trợ và tham mƣu cho giám đốc trong việc điều hành hoạt động của chi nhánh Ngân hàng. Giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động kinh doanh do Giám Đốc giao phó, thay mặt Giám đốc giải quyết công việc khi Giám Đốc đi vắng (nếu có sự uỷ quyền của Giám đốc).

Chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện Vũng Liêm có 2 Phó Giám Đốc:

- 01 Phó Giám Đốc phụ trách phòng kế toán-ngân quỹ. - 01 Phó Giám Đốc phụ trách phòng tín dụng.

Trư ng phòng phòng giao dịch

Trực tiếp điều hành hoạt động của Phòng giao dịch theo sự chỉ đạo của ban Giám Đốc.

Phòng tín dụng

Đây là phòng ban quan trọng, chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng. Trƣởng phòng và phó phòng chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm, phân bổ chỉ tiêu cho các chi nhánh, thực hiện việc xem xét cấp tín dụng, giám sát công việc của cán bộ tín dụng đồng thời báo cáo và đề xuất ý kiến của phòng ban lên Giám Đốc.

Về cán bộ tín dụng: Mỗi ngƣời đƣợc phân công phụ trách một khu vực trong địa bàn, cụ thể là 1 hoặc 2 xã, tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng. Trong phạm vi của mình, mỗi nhân viên phải đảm trách quản lý đƣợc cơ cấu tiền vay mà Ngân hàng quy định với từng loại khách hàng thông qua Ban Giám Đốc. Giúp Ban Giám Đốc chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các phòng giao dịch trực thuộc trên điạ bàn. Trong khu vực phụ trách của mình, mỗi nhân viên sẽ thực hiện nghiệp vụ Ngân hàng giải quyết cho vay ƣu đãi cho nông dân, phụ trách xét duyệt, thực hiện thẩm định cho khách hàng vay, kiểm tra tình hình sử dụng vốn, xử lý nợ quá hạn. Và nghiên cứu các đơn xin vay của mình nhầm tích luỹ vốn, thống kê, phân tích thông tin, tổng hợp số liệu từ đó đề xuất chiến lƣợc xây dựng kế hoạch kinh doanh của toàn chi nhánh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

23

Phòng kế toán – ngân quỹ:Chiếm vị trí trung tâm của Ngân hàng

- Phòng kế toán: Trực tiếp giao dịch tại đơn vị, thực hiện thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của Giám Đốc hoặc ngƣời đƣợc uỷ quyền. Theo dõi từng tài khoản phát sing hằng ngày, kiểm tra chặt chẽ sự hoạt động của nguồn vốn.

- Thủ quỹ: có chức nghiệp vụ thu – chi tiền, giữ và bảo quản tiền, thu chi đúng chế độ đảm bảo an toàn các tài sản có liên quan đến hoạt động của Ngân hàng, tham gia thị trƣờng thanh toán, thị trƣờng tiền gởi, quản lý an toàn kho quỹ, thực hiện các quy chế ra vào kho, quy chế vận chuyển tiền. Cuối ngày khóa sổ ngân quỹ, khóa sổ toàn chi nhánh và lên bảng cân đối kế toán.

3.4 CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA NHNo & PTNT HUYỆN VŨNG TỈNH VĨNH LONG TỈNH VĨNH LONG

Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn huyện Vũng Liêm có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân hàng và các hoạt động khác theo điều lệ tổ chức và hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam. Cụ thể thực hiện các nghiệp vụ sau đây: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Huy động vốn

+ Khai thác và huy động vốn trong nƣớc và nƣớc ngoài của mọi tổ chức và dân cƣ thuộc các thành phần kinh tế bao gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn.

+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, tín phiếu,... ngắn hạn và dài hạn. Tiếp nhận vốn tài trợ, vốn ủy thác đầu tƣ từ ngân sách Nhà nƣớc: Tiếp nhận từ các tổ chức quốc tế, quốc gia và cá nhân ở trong nƣớc và nƣớc ngoài cho các chƣơng trình, dự án đầu tƣ phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn.

-Cho vay

+ Cho vay ngắn hạn đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ. Cho vay trung hạn, dài hạn với mục tiêu hiệu quả hoặc mục tiêu tài trợ tùy tính chất và khả năng nguồn vốn.

+ Chiết khấu thƣơng phiếu và các giấy tờ có giá. Bảo lãnh cho khách hàng khi vay vốn các tổ chức tín dụng khác trong nƣớc và nƣớc ngoài.

- Kinh doanh tiền tệ, dịch vụ Ngân hàng đối ngoại + Thanh toán quốc tế.

24 + Kinh doanh ngoại hối, chi trả kiều hối. + Thực hiện tín dụng ngoại tệ.

- Thực hiện tín dụng thuê mua, kinh doanh vàng bạc đá quý - Các hoạt động kinh doanh và dịch vụ khác

+ Hùn vốn, mua cổ phần với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng hóa và dịch vụ thƣơng mại theo quy định của pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính.

+ Liên doanh với các tổ chức tài chính, tín dụng, kinh doanh tiền tệ trong nƣớc và nƣớc ngoài theo quy định của Chính phủ và Thống đốc NHNN.

+ Đầu tƣ, mua sắm tài sản trực tiếp phục vụ kinh doanh và cho thuê trong giới hạn 50% vốn tự có.

+ Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng.

+ Cất giữ, mua bán, chuyển nhƣợng quản lý các chứng khoán và giấy tờ có giá.

+ Cầm cố bất động sản và động sản. + Thu và chi tiền mặt.

+ Đại lý mua bán cổ phiếu, trái phiếu Chính phủ, các tổ chức và các doanh nghiệp trong nƣớc và nƣớc ngoài.

+ Làm tƣ vấn tài chính, tiền tệ, về xây dựng các dự án đầu tƣ và quản lý tài sản theo yêu cầu của khách hàng.

3.5. QUY TRÌNH CHO VAY CỦA NHNo & PTNT HUYỆN VŨNG LIÊM TỈNH VĨNH LONG TỈNH VĨNH LONG

Để Ngân hàng thực hiện hoạt động tín dụng có chất lƣợng cao và hiệu quả nhƣ mong muốn thì Ngân hàng cần thực hiện nghiêm túc quy trình sau:

Bƣớc 1: Hƣớng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn

Cán bộ tín dụng có trách nhiệm hƣớng dẫn, giải thích đầy đủ, rõ ràng cho khách hàng về điều kiện tín dụng và thủ tục, hồ sơ xin vay. Hồ sơ vay vốn do khách hàng và Ngân hàng lập gồm có:

25

- Phƣơng án sản xuất kinh doanh và kế hoạch vay vốn trả nợ. - Các báo cáo tài chính thời điểm gần nhất.

- Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản. - Các giấy tờ có liên quan khác.

Bƣớc 2: Điều tra thu thập tổng hợp các thông tin về khách hàng và phƣơng án vay vốn

Để quyết định cho vay hay từ chối khoản vay, cán bộ tín dụng phải điều tra, thu thập tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin ở các cơ quan có liên quan hoặc quần chúng nhân dân cung cấp. Những thông tin đó gồm:

- Điều tra thực tế nơi sản xuất kinh doanh của ngƣời vay.

- Những thông tin do khách hàng cung cấp từ hồ sơ vay vốn, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính.

- Giải trình điều chƣa rõ hoặc mâu thuẩn trong hồ sơ vay vốn. Những thông tin từ Ngân hàng khác hoặc ngƣời có quan hệ mua bán với ngƣời vay.

- Tìm hiểu mức độ trung thực những thông tin ngƣời vay đã cung cấp, uy tín ngƣời vay. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bƣớc 3: Phân tích – thẩm định khách hàng và phƣơng án vay vốn

Nội dung tập trung cơ bản vào các vấn đề chủ yếu sau:

- Phƣơng án vay vốn phải đầy đủ các điều kiện cho vay, đảm bảo đúng theo nguyên tắc, thể lệ, chế độ quy định đối với loại cho vay đó, đảm bảo khả năng thu hồi đƣợc vốn và lãi đúng hạn.

- Hồ sơ, thủ tục vay vốn phải đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp theo chế độ quy định. Nếu xảy ra tranh chấp tố tụng thì phải đảm bảo an toàn về pháp lý cho Ngân hàng.

- Năng lực pháp lý khách hàng. - Uy tín của khách hàng.

- Năng lực tài chính của khách hàng. - Phƣơng án vay vốn và khả năng trả nợ. - Đánh giá các khoản đảm bảo tiền vay. Rủi ro tín dụng:

26

- Phân tích, dự báo ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh doanh đến phƣơng án vay vốn, trả nợ của khách hàng.

Bƣớc 4: Quyết định cho vay

Trong mọi trƣờng hợp phƣơng án vay vốn sau khi đƣợc thẩm định và xét thấy thỏa mãn đầy đủ các điều kiện và nguyên tắc cho vay theo thể lệ và chế độ quy định mới đƣợc giải quyết cho vay.

Bƣớc 5: Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh

- Khi giải ngân phải lập đầy đủ hồ sơ cho vay, hồ sơ thế chấp, hồ sơ cầm cố, bảo lãnh.

- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, hình thức và nội dung hồ sơ, chữ ký, con dấu, hộ tên của ngƣời có liên quan phải ký theo chế độ quy định, ngày, tháng, năm trên tờ giấy, số liệu giữa các giấy tờ phải khớp đúng.

- Sau khi kiểm tra và hoàn chỉnh hố sơ pháp lý, giao dịch viên và lãnh đạo phê duyệt trên hồ sơ vay vốn, đồng thời giao dịch viên nhập số liệu vào chƣơng trình IPCAS. Trƣởng phòng tín dụng thẩm tra hồ sơ tín dụng trên chƣơng trình IPCAS phê duyệt đồng ý hay không đồng ý.

Bƣớc 6: Giải ngân

- Phát tiền vay và chuyển tiền thanh toán phải đúng mục đích sử dụng vốn vay trên hồ sơ. Vay vốn, số lƣợng tiền vay đƣợc giải ngân phù hợp với kế hoạch và tiến độ sử dụng vốn thực tế của khách hàng.

- Kiểm tra, xác định mục đích sử dụng tiền vay, phƣơng thức thanh toán liên quan đến tiền vay, từ đó quyết định hình thức phát tiền vay bằng tiền mặt hay chuyển khoản cho phù hợp, nhƣng phải đảm bảo nguyên tắc thanh toán trực tiếp giữa ngƣời mua và ngƣời bán không qua trung gian.

Bƣớc 7: Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro

Giao dịch viên phải có biện pháp theo dõi, nắm bắt đầy đủ, kịp thời mọi diễn biến của quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng, phát hiện, dự báo những rủi ro có thể phát sinh, phát hiện những món vay có vấn đề trƣớc khi trở nên nghiêm trọng, nhằm đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời. Kết quả kiểm tra phải lập biên bản kèm theo các nhận xét, kiến nghị đối với khách hàng và trình lên ban lãnh đạo.

27

Bƣớc 8: Thu hồi nợ, gia hạn nợ

Tất cả mọi nguồn thu hình thành từ nguồn vốn đi vay của ngân hàng và các nguồn tài chính khác đã đƣợc thõa thuận trong kế hoạch trả nợ đều phải trả nợ Ngân hàng, khách hàng không đƣợc sử dụng nguồn vốn trả nợ để quay vòng hay sử dụng cho mục đích khác. Các khoản nợ có vấn đề, khách hàng phải đề nghị gia hạn nợ, giản nợ, giao dịch viên phải thẩm định, kiểm tra thực tế lập tờ trình gởi Giám đốc quyết định.

Nếu các khoản nợ không đƣợc trả đúng hạn và không đƣợc gia hạn nợ, giản nợ, khoanh nợ thì áp dụng biện pháp cƣơng quyết để thu hồi nợ gốc và lãi, kể cả các biện pháp phát mãi tài sản hay khởi kiện ra cơ quan pháp luật.

Bƣớc 9: Xử lý rủi ro

Đối với các khoản nợ đã dùng mọi biện pháp để giải quyết nhƣng không thu hồi đƣợc phải xử lý rủi ro thì căn cứ vào chế độ văn bản quy định lập đầy đủ hồ sơ pháp lý, hợp đồng tín dụng để xử lý theo thẩm quyền hoặc trình lên tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam phê duyệt.

Bƣớc 10: Thanh lý hợp đồng

Sau khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi hoặc dƣ nợ vay đã đƣợc cấp có thẩm quyền cho phép xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro hoặc xóa nợ, giao dịch viên và cán bộ kế toán đối chiếu, tất toán tài khoản cho vay của món nợ đó.

3.6 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo & PTNT HUYỆN VŨNG LIÊM TỈNH VĨNH LONG 3 NĂM (2010 – 2012) VÀ 6 THÁNG 2013 VŨNG LIÊM TỈNH VĨNH LONG 3 NĂM (2010 – 2012) VÀ 6 THÁNG 2013

Kết quả kinh doanh phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tƣ của Ngân hàng, đồng thời nó cũng phản ảnh hiệu quả các chính sách, mục tiêu mà Ngân hàng đề ra trong từng thời kì. Mục tiêu hàng đầu của Ngân hàng là làm thế nào để đạt lợi nhuận cao nhất và rủi ro thấp nhất trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để tăng lợi nhuận, Ngân hàng cần phải quản lý tốt các khoản mục tài sản, nhất là các khoản mục cho vay và đầu tƣ, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng với sự tiết kiệm chi phí. Thông tƣ 13/2010/TT-NHNN quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng và tăng vốn điều lệ tối thiểu lên 3000 tỷ đồng. Trong 3 năm (2010 – 2012) NHNN đang thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Trong 3 năm qua hoạt động kinh doanh của Ngân hàng cũng đạt đƣợc những hiệu quả kinh doanh đáng kể, điều này đƣợc thể hiện qua bảng kết quả sau:

28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT Vũng Liêm qua 3 năm (2010 – 2012) và 6 tháng năm 2013

Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6th2012 6th2013 So sánh 2011/2010 So sánh 2012/2011 So sánh 6th2013/6th2012 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %

I. Thu nhập 58.092 85.592 88.266 20.985 16.801 27.500 47,34 2.674 3,12 (4.184) (19,94) 1.Thu từ lãi 52.534 76.547 77.083 20.552 16.284 24.013 45,71 536 0,70 (4.268) (20,77) 2.Thu dịch vụ 916 1.310 1.332 321 11 394 43,01 22 1,68 (310) (96,57) 3.Thu khác 4.642 7.735 9.851 112 506 3.093 66,63 2.116 27,36 394 351,79 II.Chi phí 48.815 72.136 73.426 19.379 14.228 23.321 47,77 1.290 1,79 (5.151) (26,58) 1.Chi lãi 37.546 54.351 55.607 15.431 10.970 16.805 44,76 1.256 2,31 (4.461) (28,91) 2.Chi dịch vụ 558 583 528 108 167 25 4,48 (55) (9,43) 59 54,63 3.Chi khác 10.711 17.202 17.291 3.840 3.091 6.491 60,60 89 0,52 (749) (19,51)

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ cá thể tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 30)