QUY TRÌNH CHO VAY CỦA NHNo & PTNT HUYỆN VŨNG LIÊM

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ cá thể tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 34 - 37)

TỈNH VĨNH LONG

Để Ngân hàng thực hiện hoạt động tín dụng có chất lƣợng cao và hiệu quả nhƣ mong muốn thì Ngân hàng cần thực hiện nghiêm túc quy trình sau:

Bƣớc 1: Hƣớng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay vốn

Cán bộ tín dụng có trách nhiệm hƣớng dẫn, giải thích đầy đủ, rõ ràng cho khách hàng về điều kiện tín dụng và thủ tục, hồ sơ xin vay. Hồ sơ vay vốn do khách hàng và Ngân hàng lập gồm có:

25

- Phƣơng án sản xuất kinh doanh và kế hoạch vay vốn trả nợ. - Các báo cáo tài chính thời điểm gần nhất.

- Hợp đồng thế chấp, bảo lãnh, cầm cố tài sản. - Các giấy tờ có liên quan khác.

Bƣớc 2: Điều tra thu thập tổng hợp các thông tin về khách hàng và phƣơng án vay vốn

Để quyết định cho vay hay từ chối khoản vay, cán bộ tín dụng phải điều tra, thu thập tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin ở các cơ quan có liên quan hoặc quần chúng nhân dân cung cấp. Những thông tin đó gồm:

- Điều tra thực tế nơi sản xuất kinh doanh của ngƣời vay.

- Những thông tin do khách hàng cung cấp từ hồ sơ vay vốn, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính.

- Giải trình điều chƣa rõ hoặc mâu thuẩn trong hồ sơ vay vốn. Những thông tin từ Ngân hàng khác hoặc ngƣời có quan hệ mua bán với ngƣời vay.

- Tìm hiểu mức độ trung thực những thông tin ngƣời vay đã cung cấp, uy tín ngƣời vay.

Bƣớc 3: Phân tích – thẩm định khách hàng và phƣơng án vay vốn

Nội dung tập trung cơ bản vào các vấn đề chủ yếu sau:

- Phƣơng án vay vốn phải đầy đủ các điều kiện cho vay, đảm bảo đúng theo nguyên tắc, thể lệ, chế độ quy định đối với loại cho vay đó, đảm bảo khả năng thu hồi đƣợc vốn và lãi đúng hạn.

- Hồ sơ, thủ tục vay vốn phải đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp theo chế độ quy định. Nếu xảy ra tranh chấp tố tụng thì phải đảm bảo an toàn về pháp lý cho Ngân hàng.

- Năng lực pháp lý khách hàng. - Uy tín của khách hàng.

- Năng lực tài chính của khách hàng. - Phƣơng án vay vốn và khả năng trả nợ. - Đánh giá các khoản đảm bảo tiền vay. Rủi ro tín dụng:

26

- Phân tích, dự báo ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh doanh đến phƣơng án vay vốn, trả nợ của khách hàng.

Bƣớc 4: Quyết định cho vay

Trong mọi trƣờng hợp phƣơng án vay vốn sau khi đƣợc thẩm định và xét thấy thỏa mãn đầy đủ các điều kiện và nguyên tắc cho vay theo thể lệ và chế độ quy định mới đƣợc giải quyết cho vay.

Bƣớc 5: Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh

- Khi giải ngân phải lập đầy đủ hồ sơ cho vay, hồ sơ thế chấp, hồ sơ cầm cố, bảo lãnh.

- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, hình thức và nội dung hồ sơ, chữ ký, con dấu, hộ tên của ngƣời có liên quan phải ký theo chế độ quy định, ngày, tháng, năm trên tờ giấy, số liệu giữa các giấy tờ phải khớp đúng.

- Sau khi kiểm tra và hoàn chỉnh hố sơ pháp lý, giao dịch viên và lãnh đạo phê duyệt trên hồ sơ vay vốn, đồng thời giao dịch viên nhập số liệu vào chƣơng trình IPCAS. Trƣởng phòng tín dụng thẩm tra hồ sơ tín dụng trên chƣơng trình IPCAS phê duyệt đồng ý hay không đồng ý.

Bƣớc 6: Giải ngân

- Phát tiền vay và chuyển tiền thanh toán phải đúng mục đích sử dụng vốn vay trên hồ sơ. Vay vốn, số lƣợng tiền vay đƣợc giải ngân phù hợp với kế hoạch và tiến độ sử dụng vốn thực tế của khách hàng.

- Kiểm tra, xác định mục đích sử dụng tiền vay, phƣơng thức thanh toán liên quan đến tiền vay, từ đó quyết định hình thức phát tiền vay bằng tiền mặt hay chuyển khoản cho phù hợp, nhƣng phải đảm bảo nguyên tắc thanh toán trực tiếp giữa ngƣời mua và ngƣời bán không qua trung gian.

Bƣớc 7: Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giao dịch viên phải có biện pháp theo dõi, nắm bắt đầy đủ, kịp thời mọi diễn biến của quá trình sử dụng tiền vay của khách hàng, phát hiện, dự báo những rủi ro có thể phát sinh, phát hiện những món vay có vấn đề trƣớc khi trở nên nghiêm trọng, nhằm đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời. Kết quả kiểm tra phải lập biên bản kèm theo các nhận xét, kiến nghị đối với khách hàng và trình lên ban lãnh đạo.

27

Bƣớc 8: Thu hồi nợ, gia hạn nợ

Tất cả mọi nguồn thu hình thành từ nguồn vốn đi vay của ngân hàng và các nguồn tài chính khác đã đƣợc thõa thuận trong kế hoạch trả nợ đều phải trả nợ Ngân hàng, khách hàng không đƣợc sử dụng nguồn vốn trả nợ để quay vòng hay sử dụng cho mục đích khác. Các khoản nợ có vấn đề, khách hàng phải đề nghị gia hạn nợ, giản nợ, giao dịch viên phải thẩm định, kiểm tra thực tế lập tờ trình gởi Giám đốc quyết định.

Nếu các khoản nợ không đƣợc trả đúng hạn và không đƣợc gia hạn nợ, giản nợ, khoanh nợ thì áp dụng biện pháp cƣơng quyết để thu hồi nợ gốc và lãi, kể cả các biện pháp phát mãi tài sản hay khởi kiện ra cơ quan pháp luật.

Bƣớc 9: Xử lý rủi ro

Đối với các khoản nợ đã dùng mọi biện pháp để giải quyết nhƣng không thu hồi đƣợc phải xử lý rủi ro thì căn cứ vào chế độ văn bản quy định lập đầy đủ hồ sơ pháp lý, hợp đồng tín dụng để xử lý theo thẩm quyền hoặc trình lên tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam phê duyệt.

Bƣớc 10: Thanh lý hợp đồng

Sau khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi hoặc dƣ nợ vay đã đƣợc cấp có thẩm quyền cho phép xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro hoặc xóa nợ, giao dịch viên và cán bộ kế toán đối chiếu, tất toán tài khoản cho vay của món nợ đó.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình cho vay hộ cá thể tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện vũng liêm tỉnh vĩnh long (Trang 34 - 37)