Tòa án bảo vệ quyền con người bằng cách khôi phục lại quyền và

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 27)

và lợi ích của cá nhân thông qua hoạt động xét xử

Bảo vệ quyền con người không chỉ là ngăn ngừa, loại bỏ những hành vi xâm hại quyền con người, mà trong trường hợp quyền con người đã bị xâm hại thì việc bảo vệ quyền con người còn bao hàm mục đích khôi phục lại những quyền và lợi ích mà con người đã bị xâm hại. Khôi phục quyền con người chính là tái sinh những quyền con người đã bị tước bỏ, bị cắt xén, bị hạn chế để trở lại tình trạng vốn có nó, hoặc khôi phục những lợi ích do quyền đó mang lại mà đã bị mất đi hoặc sẽ mất đi bởi hành vi vi phạm pháp luật.

Khôi phục quyền con người được thực hiện theo nhiều phương cách khác nhau do nhiều chủ thể khác nhau thực hiện. Cá nhân mang quyền có thể tự mình khôi phục hoặc cũng có thể cầu cứu sự giúp đỡ của các chủ thể xã hội khác, như người thân, bạn bè, đồng nghiệp, các tổ chức xã hội, nhà nước. Nhà nước là tổ chức do xã hội tạo ra để phục vụ nhu cầu, đòi hỏi của người dân vì thế nhà nước không chỉ có trách nhiệm đứng ra ngăn chặn các nguy cơ xâm hại đến lợi ích của xã hội mà trước tiên là các quyền con người của công dân, mà còn phải khôi phục quyền của con người. Pháp luật là công cụ khôi phục quyền con người một cách toàn diện nhất. Thông qua hoạt động xét xử sẽ khôi phục lại quyền và những lợi ích đã bị hành vi xâm hại hoặc tước đoạt, cắt xén, hạn chế. Mỗi phương thức khôi phục quyền mang lại những lợi ích và ý nghĩa khác nhau cho chủ thể mang quyền. Pháp luật trang bị cho cá nhân sự nhận thức về quyền, tạo ra ý thức bảo vệ quyền. Áp dụng pháp luật đặc biệt là

xét xử thì cung cấp cơ chế pháp lý sẵn có để cá nhân yêu cầu khi họ cho rằng những quyền của họ đã, đang bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại và cần được bảo vệ kịp thời bằng quyền lực nhà nước.

Tòa án bằng hoạt động xét xử có quyền và trách nhiệm buộc các chủ thể khác (kể cả cơ quan nhà nước, cán bộ công chức nhà nước) phải khôi phục các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân khi họ không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ hoặc gây thiệt hại cho họ. Thông qua xét xử dân sự và xét xử hành chính, tòa án quyết định phương thức, nội dung và mức độ quyền, lợi ích mà những chủ thể có nghĩa vụ khôi phục phải tiến hành khôi phục.

Ngoài ra, Tòa án còn có quyền quyết định buộc các thiết chế mang quyền lực nhà nước phải khôi phục lại những lợi ích do quyền mang lại bị hạn chế, tước bỏ bởi những hành vi thực thi công vụ gây ra trong quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án bằng hoạt động giải quyết bồi thường thiệt hại theo Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước.

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 26 - 27)